Người thanh niên da trắng với đôi mắt xanh lơ
và mái tóc đen hớt ngắn ngồi trước mặt tôi nãy giờ dường như
muốn hỏi một điều gì đó nhưng chưa dám thì phải? Thỉnh thoảng
tôi lại bắt gặp cái nhìn lén lút, đầy vẻ thiện cảm của anh ta
hướng về phía tôi như đang chờ đợi một dấu hiện tương tự như
vậy trả lời. Do đó, không chần chờ gì thêm, tôi mạnh dạn chủ
động lên tiếng trước để xóa tan đi cái khoảng cách im lặng vô
nghĩa đó, đồng thời cũng để tạo ra một sự thân mật giữa hai
người chưa hề quen biết nhưng lại có một cái gì đó thật gần
gũi thân quen. Mặt khác, nhân cơ hội này, tôi cũng muôn làm
quen với anh, một người bản xứ, để trò chuyện trong những ngày
nghỉ hè tại đây và dĩ nhiên qua đó, tôi hy vọng là sẽ tìm hiểu
một cách cụ thể hơn về đất nước, con người và nền văn hóa mà
tôi đang thăm viếng. Thật vậy, đây là một cơ hội tốt mà tôi có
thể ứng dụng mớ ngoại ngữ kém cõi của mình vào thực tế nữa.
Tôi thầm nghĩ thế và bắt đầu gợi chuyện:
- Hallo! My name is Long and you?
Qủa thật, tôi đoán không sai chút nào. Dường như chỉ chờ đợi
có như thế, anh ta đáp lễ lại ngay bằng một vẻ thân thiện
ngoài ý muốn của tôi. Sau khi bắt tay nhau một cách thật chắc,
anh ta giới thiệu tên mình là Thomas, rồi mạnh dạn hỏi:
- Are you Vietnamese?
- Yes, I am.Tôi vừa vui, vừa ngạc nhiên đôi chút vì giữa chốn xa lạ này,
chung quanh đầy dẫy khách thập phương đủ thứ màu da, họ đến
đây với mục đích duy nhất là để tiêu khiển những ngày nghỉ hè
tuyệt vời trên bãi biển đầy nắng ấm áp bên những tầng lầu cao
lô nhô đủ kiểu, những khách sạn to lớn ẩn hiện sau những vòm
cây xanh lá... lại có một người ngoại quốc đoán trúng phóc cội
nguồn và tỏ vẻ quan tâm đến tôi một cách hồ hởi như vậy. Đặc
biệt, tôi không thể nào ngạc nhiên hơn khi chỉ sau vài câu trò
chuyện lý thú, anh ta cho biết rằng mình cũng là một người
Việt nam và cũng mang nặng những nỗi buồn vời vợi của kẻ tha
hương, mặc dầu nhìn bề ngoài khó có thể tìm ra một sự khác
biệt nào giữa anh ta với một người da trắng khác. Nếu có, chỉ
là mái tóc đen tuyền nổi bật trên khuôn mặt hồng hào và đôi
mắt xanh sâu thẳm thoáng đượm vẻ buồn buồn đó thôi...
Dường như đọc được sự nghi ngờ, phân vân trên khuôn mặt ngờ
nghệch của tôi lúc đó, anh ta vội vàng chứng minh ngay bằng
một tràng tiếng Việt thật rỏ ràng và êm tai đến nỗi tôi phải
nói:
- Thôi đủ rồi. Tôi thật sự tin rồi mà!
Cả hai chúng tôi cùng cười vui như pháo nổ. Tiếng cười như
muốn át cả tiếng sóng vỗ rì rầm trên bãi cát trắng xóa trước
mặt rồi quyện theo làn gío biển ngân vang của buổi chiều hè
chói chang ngập tràn tia nắng ấm.
Khỏi cần diễn tả dài dòng, nếu bất cứ ai đứng trước mặt tôi
lúc bấy giờ cũng đều nhận ra được niềm vui khó tả ấy. Sự thật
không ngờ tôi lại gặp được người đồng hương trong hoàn cảnh lạ
lùng đến như vậy. Một chút gì đó thật là ấm cúng, yên tĩnh và
lắng đọng cứ len lõi sâu vào trong tâm hồn tôi. Nếu được kể về
những hạnh phúc đáng nhớ trong cuộc sống, thì có lẽ đây là một
trong những hạnh phúc lớn lao ấy. Chỉ trong chốc lát thôi mà
chúng tôi đã vượt qua được hàng rào ngăn cách, tạo được cảm
giác gần gũi tin tưởng nơi nhau đến nỗi thoải mái trao đổi
nhiều suy nghĩ và tâm sự riêng nữa. Qủa thật, đây là một điều
mà tôi thấy rất ít khi sảy ra ở xái xứ sở đèn nhà ai nhà đó
sáng này, mà hầu như nó đã thấm qúa sâu vào không ít những gia
đình Á Châu vốn nổi tiếng về sự cởi mở và quan tâm đến mọi
người chung quanh! Chẳng cần nói chi đâu xa xôi, ngay với vài
người bạn đồng hương quen mặt mà tôi vẫn gặp mỗi ngày đầu con
phố, họ vẫn dửng dưng và tỏ vẻ như rất xa lạ không hề quen
biết nhau. Nếu có trò chuyện, thì rất khó mà biết được những
câu chuyện đó là thật hay giả. Họ thích khoe khoang hay than
thở nhiều hơn là lắng nghe những lời lẽ tương tự như vậy của
người khác. Một điều khá thú vị là khi nói đến đề tài vật chất,
tiền bạc, hưởng thụ, địa vị... thì ai cũng muốn chứng tỏ rằng
mình là người dẫn đầu thiên hạ. Thậm chí họ còn am hiểu tường
tận đời tư của người khác, đến nỗi người trong cuộc chẳng thể
nào hiểu được tại sao lại có những tin bịa đặt mà nhiều người
lại tin mới thật khôi hài.
Thành thử ra, đôi khi tôi cứ phân vân tự hỏi, phải chăng đó là
ý nghĩa của cuộc sống? Thật sự họ qúa hạnh phúc hay vô tư đến
nỗi không còn một nỗi niềm riêng của chính mình để tự giải bày
tâm sự mà chỉ biết quan tâm đến những chuyện không đâu của
người khác...
Không biết mọi người thì sao? Riêng tôi chẳng bao giờ có hứng
thú để nghe những câu chuyện nhạt nhẽo vô ích như thế. Chúng
không những luôn làm mất thời gian, mà còn làm cho nhiều người
khác trong cuộc phải đau khổ vì những lời bình phẩm không đâu
đó!
Thường thì tôi luôn chuyển những đề tài như vậy sang những chủ
đề khác như hỏi thăm về chính họ, công việc, cuộc sống, gia
đình ... hay chuyển một tin buồn của một đồng hưong nào đó
đang khó khăn, cần sự giúp đỡ hoặc ít nhất cũng cho họ biết
vài thông tin về những gì đang sảy ra tại quê nhà... Tuy nhiên,
đáng tiếc là rất ít ngưòi thú vị đến những đề tài này. Họ cho
rằng những thứ này không quan trọng bằng đề tài tiền bạc hay
cách thức làm giàu nhanh chóng... Thậm chí có người còn cho
rằng những mẩu chuyện về nhân quyền, tính bác ái, tôn giáo...
thì không thực tế chút nào vì không nuôi sống được con người.
Tuy nhiên, khi gặp khó khăn tuyệt vọng thì họ lại tự tìm đến
nó.
Bởi vậy tôi không còn ngạc nhiên gì nữa khi thấy có những gia
đình luôn chứng tỏ là nề nếp, đàng hoàng, hiểu biết nhiều...
thì chẳng bao giờ có được một tờ báo hay quyển sách nào tử tế
trong gia đình cả. Thành thử ra, cuối cùng thì tội nghiệp cho
mấy đứa con lớn tồng ngồng của họ, chẳng hiểu tí gì về cội
nguồn, đất nước, phong tục ngoài hai chữ Việt Nam nghe có vẻ
hay hay nhưng rất mơ hồ lạ hoắc! Giống như chuyện của một
thanh niên ở gần khu phố nhà tôi, luôn dõng dạc tuyên bố trong
các bữa tiệc tùng ê chề:
- Bố mẹ tố đi theo con đường đó, thì tớ cũng thế thôi!
Mọi người cười ồ lên, vì con đường mà hắn muốn theo đuổi đến
cùng và luôn chống đối với những ai không đồng quan điểm thì ở
đây không có. Đơn giản là, con đường đó không đem đến sự tự
do, cơm no áo ấm, nhà cao xe đẹp như hắn đang được thừa hưởng
từ công lao của không biết bao nhiêu người bản xứ, những người
yêu chuộng tự do đã đấu tranh và gìn giữ từ bao nhiêu năm nay.
Hắn nên nhớ đîều này và nên cám ơn đất nưóc tự do này, đã
không phân biệt và đối sử tồi bại với một con người xấu xa như
hắn. Nếu họ hiểu được những thành tích lừa đảo các hội từ
thiện, cơ quan hành chánh, nhà thờ... ra sao của hắn để có
cuộc sống dư dả mà không cần phải đi làm, thì chắc hắn sẽ bị
khinh khi biết dường nào. Nhưng họ không làm điều ấy bao giờ
cả, vì con người ở đất nước tự do hoàn toàn tôn trọng quyền
lợi cá nhân của người khác.
- Long hãy gọi mình là Tuấn đi cho thân mật nha! Người thanh
niên nãy giờ ngồi trươc mặt tôi, đặt ly nước xuống bàn , đề
nghị. Đôi mắt của anh ta xanh như màu mây nước nhưng thoáng
đượm vẻ buồn xa vắng, nhìn mông lung ra phía biển, nơi đang có
những ngọn sóng cuồn cuộn reo vang hòa lẫn vào tiếng cười vui
của đám trẻ con đùa giởn một cách vô tư bên cha mẹ chúng. Anh
ta tiếp:
- Tuổi thơ của Tuấn trôi qua không tươi đẹp như đám trẻ kia
đâu. Khi mới lên ba, Mẹ tuấn đã rời bỏ đứa con bất đắc dĩ và
đi biệt tích. Theo như Ngoại kể lại, vì Mẹ không chịu đựng
được những lời dèm phai của xóm làng và qúa xấu hổ khi có một
đứa con lai.
- Thật vậy sao?
Tôi sửng sốt khi nghe thế! Tuy nhiên nghĩ lại, tôi thấy cuộc
sống sao có nhiều bất công đến thế và rất thông cảm, hiểu cho
hoàn cảnh của mẹ Tuấn cũng như số phận hẩm hiu của không biết
bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam bất hạnh khác nơi quê nhà. Tại
sao người ta thích lên án, khinh khi những người thiếu may mắn
thay vì nên quan tâm giúp đỡ hay ít ra là thông cảm cho họ.
Thậm chí ngay tại đây, dù được sống trực tiếp với nền văn hóa
tiến bộ, vẫn không ít người cho rằng phụ nữ không nên học cao,
không nên giao thiệp nhiều... và đàn bà sinh ra chỉ để phục vụ
chồng con thôi... Bởi vậy, hình ảnh người phụ nữ, hết việc
hãng rồi việc nhà mà vẫn bị những ông chồng khó tính la mắng
tối ngày không phải là chuyện lạ. Ngoài ra, người ta còn thích
nói đến chuyện bình thường và không bình thường, dù chẳng có
khái niệm gì về nó. Thí dụ, nhiều phụ nữ, vì hoàn cảnh riêng,
không có cơ hội lập gia đình nhưng khi muốn có đứa con riêng
để an ủi cho tuổi gìa, heo quạnh thì bị lên án. Hay một anh
chị nào đó, không thích lập gia đình mà thích sống tự do với
người họ yêu mến... thì được gọi là không bình thường, bịnh
hoạn.
Có người yêu hoa lá, người yêu thú vật, người khác yêu đồng
loại... thì là chuyện thường tình thôi. Với tôi, điều quan
trọng nhất là nếu không giúp đỡ gì cho ai được hạnh phúc trong
cuộc sống, thì tôi luôn chấp nhận và tôn trọng nguyện vọng, mơ
ước và sinh hoạt đời tư của họ. Tôi cảm thấy rất vui khi chung
quanh mình luôn có thêm những người đang sống trong mơ ước và
hy vọng. Hãy để cho những ước mơ này được tự do bay xa và chắc
chắn thế giới sẽ tuyệt vời hơn khi nhiều ước mơ thành sự thật,
nhiều người yêu mến nhau vẫn hay hơn thù ghét
Mấy đứa bạn tôi thương hỏi:
- Phải chăng nếu một ai đó xấu xí, không giống ai về một khía
cạnh nào hết hoặc làm một công việc mà họ cho là thấp hèn...
thì đáng bị khinh bỉ và xa lánh?
Tất nhiên không ai trong chúng tôi muốn tin điều này, tuy nó
vẩn sảy ra mỗi ngày. Đặc biệt là những câu nói mang tính cách
phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da... Tôi thật sự buồn cho
họ vì những câu nói như vậy đã bắt đầu cho một sự thù ghét
nhau mà lịch sử đã chứng minh qua cái chết của không biết bao
nhiêu người vô tội.
Tuấn kể tiếp, cắt đức dòng suy nghĩ đang lang thang của tôi:
- Long biết không? Hồi ấy, mỗi lần nhớ Mẹ, Tuấn thường trông
ra biển chờ đợi và khóc. Hàng ngày Tuấn chỉ biết quanh quẩn
dước gốc những cây dừa, làm bạn cùng những con sò và sóng biển.
Đôi lúc thấy mình giống như con Dã tràng qúa. Đang lang thang
trên bãi cát, chợt thấy bóng người là vội chạy trốn vì sợ hãi.
Tuấn thường bị tụi trẻ con trong xóm bắt nạt vì cái vẻ bề
ngoài của mình không giống chúng. Thấm thoát đã hơn hai mươi
năm rồi đó.
Anh ta buông một tiếng thở dài rồi lại nhìn ra biển. Đôi mắt
lim dim như đang sống lại với những kỷ niệm êm đềm thân quen
của ngày xa xưa ấy. Qua ánh mắt đó, có lẽ anh ta đang mơ về
một bãi biển vắng yên tĩnh, nơi được sinh ra và lớn lên theo
tiếng thì thầm của sóng, được nghe những lời tâm sự của biển
mỗi khi chiều về. Gío biển nơi ấy không chỉ thổi vào bờ những
làn hơi mặn mà man mát luôn làm cho tâm hồn lâng lâng, mà nó
còn nâng cánh những chú Hải âu nhỏ bé thích chao liệng đùa
giỡn trên đĩnh những ngọn sóng cao chênh vênh nữa. Biển nơi ấy
không được tô điểm bằng những ánh đèn màu rực rở chiếu ra từ
khung cửa của những khách sạn sang trọng như tại đây, nhưng nó
được tô điểm bởi ánh trăng tròn lơ lửng giữa màn trời cao bao
la không một áng mây lang thang. Lúc đó, biển và trời không có
biên giới và rất là tuyệt vời khi lang thang trên bãi cát ướt
mềm hay ngồi dạo đàn Guitare dưới hàng dương cùng hàng dừa
xanh đang lim dim ru mình vào giấc ngủ và lắng nghe biển kể
chuyện về những con tàu chìm nổi trên đại dương qua bao dòng
thời gian với không biết bao nhiêu cuộc tình ngăn cách, bao
nhiêu cảnh chia tay ngậm ngùi của nhiều số phận vui buồn mà
chỉ có biển chứng kiến và hiểu được... Chỉ nghĩ đến đó thôi,
đã đủ làm cho tôi nhìn lại mình và suy nghĩ về một kiếp sống
sao cho có ý nghĩa mà không hổ thẹn với chính đời. Giọng nói
của Tuấn vẫn vang lên đều đặn và tôi nhìn vào đôi mắt thật sâu
đó, rồi an ủi anh ta mà như nói với chính mình:
- Thôi! Đừng buồn nữa. Mọi người sẽ chấp nhận bạn là chính bạn
thôi! Điều này chắc chắn sẽ là sự thật. Bây giờ chúng ta là
bạn của nhau rồi, thi ắt hẵn không còn cảm giác lẻ loi nữa
đâu. Có một cách là mình nên tìm đến mọi người thay vì xa lánh
họ hay ngoảnh mặt làm ngơ. Nếu chúng ta không làm được điều
này, thì dù có sống bên cạnh người thân, vẫn cảm thấy lạc lỏng
thôi!
Tuấn cười vui, tiếng cười chứa đựng một vẻ tự tin hơn:
- Hèn gì từ trước đến nay, dù trông bề ngoài không khác gì
người bản xứ, nhưng Tuấn cũng không có bạn và đối với đồng
hương thì lại càng xa vời nữa. Chắc là do Tuấn đã xa lánh mọi
người vì không tự tin ở chính mình.
- Đúng thế! Nếu hôm nay, chúng ta đều giử khoảng cách như vậy
ngay lúc đầu, thì có lẽ bây giờ tụi mình vẫn là hai kẻ xa lạ,
phải không? Tôi tiếp lời.
Tôi nhìn qua khung cửa kính bóng loáng của nhà hàng ra phía
biển và thực sự nhận ra, trời đã tối dần. Những ngôi sao đêm
chưa kịp xuất hiện rỏ ràng trên vòm trời hè quang đãng, nhưng
những ánh đèn màu chạy dọc theo con lộ rộng thênh thang ven
biển đã sáng ngời một vùng trời nước bao la. Cả hai chúng tôi
cùng hoà mình vào dòng người lộn xộn đủ thứ màu da, họ đang
vui đùa, quay cuồng trong tiếng nhạc sau một ngày hưởng thụ
cái nắng tuyệt vời và thấy đời sao qúa tươi xanh. Có lẽ vì
chúng tôi đã vượt qua được cái hố ngăn cách do chính mình tạo
ra, để hòa mình vào nhịp sống chung sôi đông như mọi người tại
đây. Dường như ai cũng muốn chia sẻ niềm vui của mình cho mọi
người khác, mà không hề quan tâm đến màu da, sắc tộc, địa vị
từ đâu tới... Họ luôn sẳn sàng bỏ qua những sơ sót của người
khác để cho cuộc vui đưọc trọn vẹn.
Qua đó, tôi bỗng ước mơ rằng trong cuộc sống bình thường hàng
ngày, bạn bè chung quanh tôi cũng loại bỏ được những hàng rào
vô lý, những quan niệm hẹp hòi do chính họ tạo ra để rồi tự cô
lập mình và trói buộc người khác nữa. Tôi cũng không muốn
chứng kiến những cuộc đời đau buồn như Mẹ Tuấn và anh ta.
Cuộc sống vốn đã có nhiều hàng rào ngăn cách rồi, do vậy Tuấn
và tôi sẽ cố gắng không tạo ra thêm nữa, vì biết rằng nó chỉ
cản trở mọi tự do, mọi mơ ước của chính mình thôi. Tôi ước gì,
mọi người luôn sống vui tươi hoà hợp với nhau. Giống y chang
như những du khách trên bãi biển này. Họ đến đây để trao nhau
những lời chào hỏi và cùng nhau nâng chén vui say dù chưa một
lần quen biết.
Nơi đây, thật sự tôi không thấy một đường biên nào giữa trời
và nước, chúng hoà nhịp với nhau trong một màu xanh đầy hy
vọng. Tôi cũng rất vui, vì không ngờ trong chuyến du lịch của
mình lại có một kỷ niệm đáng nhớ như vậy.
Biển đang ru mình vào giấc ngủ trong đêm tối để ngày mai lại
rạo rực vui tươi.
Hết |