PDA

View Full Version : VỢ LÀ TrỜi



laongoandong
05-18-2007, 11:46 AM
"Mới lượm được"

VỢ LÀ TRỜI


Đầu tháng Năm không khí làng tôi nhộn nhịp hẳn lên vì Lễ Hiền Mẫu. Theo truyền thống, phe liền ông trong làng đứng ra tổ chức mừng lễ, từ A tới Z. Phe các bà thích lắm. Bà nào cũng cố đoán xem bữa tiệc mừng sẽ có những món gì và chương trình chúc mừng sẽ ra sao. Phe liền ông chúng tôi nháy mắt bảo nhau giữ bí mật cho tới phút chót.

Và ngày trọng đại đã tới. Cụ Chánh tiên chỉ là chủ lễ. Cụ và ông ODP đã bàn nhau về thực đơn từ trước nên bữa tiệc ngày lễ đã diễn ra hết sức tốt đẹp. Anh John, anh H.O. và tôi vừa làm phụ bếp vừa dọn bàn ăn. Loáng một cái là xong liền. Mọi khi các bà ở trong bếp, lễ này phe các bà được mời ngồi trong phòng khách.

Các cụ đã đoán ra năm nay phe liền ông chúng tôi nấu món gì để mừng các hiền mẫu chưa ? Dễ mà. Đó là món bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu phụ rán và canh chua cá kho tộ ăn với cơm tám thơm.

Tới phần tráng miệng, chúng tôi mới sang phần nghi lễ. Cụ Chánh niên trưởng đại diện các nhà quân tử trong làng nói lời chúc mừng. Đại ý : nhiệt liệt chúc tụng các bà vì ai cũng đã hoàn thành tốt đẹp sứ mạng làm mẹ, làm vợ, con cái đều trưởng thành. Các bà đây gồm cả 2 tân hội viện Cao Xuân và Tôn Nữ. Hai người đẹp Huế cảm động và vui mừng qúa sức.

Cụ Chánh nói ngay từ đầu là bữa nay phe liền ông chúng tôi tôn vinh các bà, sẽ toàn nói chuyện văn chương thánh thiện, toàn chuyện từ cổ từ vai trở lên hết. Mà qủa thế, không ngờ bữa nay phe liền ông chúng tôi nhiều chuyện chữ nghĩa thánh hiền như làm vậy.

Ông ODP được mời mở đầu chương trình tôn vinh các bà mẹ. Ông này là bồ chữ. Ông xin kễ chuyện mẹ nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Ông Ký rất có hiếu với mẹ. Hồi nhỏ, ông được du học tại Penang bên Mã Lai 6 năm, 1852-1858. Ông là một sinh viên xuất sắc. Ông đoạt giải thưởng 100 đồng bảng Anh của Toàn Quyền Anh về cuộc thi luận văn Latin. 100 bảng Anh thập niên 1850 lớn vô cùng. Lãnh giải xong ông liền ra phố mua ngay 8 xấp vải Bombay đẹp nhất chợ để gửi về biếu mẹ. Đêm ấy ông thao thức không ngủ được khi nghĩ tới mẹ nơi quê nhà. Ông không biết mẹ sẽ như thế nào khi cầm những xấp vải quý này. Mẹ ông vốn giản dị, ẩn dật, sẻn so với chính mình nhưng lại rộng tay với tha nhân, mẹ rất thương người. Ông nghĩ mẹ ông dám cho người nghèo những tấm vải quý này lắm vì ông nhớ chuyện ngày xưa. Hồi đó anh ông xin được việc làm và đã dùng lương tháng đầu tiên mua tặng mẹ một tấm vải dệt tay. Mẹ ông cảm động, nâng niu xấp vải rồi ôm vào ngực, ôm rất lâu. Anh em ông nhìn mẹ mà ứa lệ. Cả đời mẹ chỉ nghĩ đến chồng, đến con, đến người khác. Và cuối cùng thì mẹ ông đã đem tấm vải này biếu bà già hàng xóm vì bà này nghèo khổ và cô độc. Rồi bà già qua đời. Mẹ ông sang viếng xác và nhận thấy bộ quần áo bà già nằm lúc chết may từ tấm vải bà tặng. Rồi cả đêm ông cứ nghĩ không biết mẹ ông có dám dùng những tấm vải đắt tiền này hay lại đem cho. Cuối cùng thì ông quyết định sẽ gửi về biếu mẹ ngay, miễn sao làm mẹ vui là được. Nhưng bà mẹ đã nhắm mắt trước khi được gặp mặt con và trông thấy 8 sấp vải qúy. Suốt đời ông Trương Vĩnh Ký hối hận vì đã không gửi vải sớm và về nước kịp để nhìn thấy mẹ.

Anh John nghe đến đây liền nói lớn : quê ngoại bà xã tôi ở Cái Mơn, nghe nói ông bà cố gì đó có họ với Cụ Trương Vĩnh Ký. Chị Ba Biên Hoà mặt đỏ au lên, không nói gì. Cô Cao Xuân nói ngay : Theo tôi được biết thì Ông Trương Vĩnh Ký thông thạo 15 ngoại ngữ, viết 118 cuốn sách, được giới trí thức Âu Châu coi là một trong 18 nhà bác học thế kỷ 19, Chị Ba thuộc dòng thông thái này có khác, tiếng Anh và tiếng Pháp chị nói lầu lầu. Chị Ba e lệ nhỏ nhẹ lời cám ơn.

Rồi anh John xin kể chuyện một bà mẹ Cao ly. Chuyện xảy ra năm 1950. Một bà mẹ từ Bắc Hàn ôm con chạy trốn xuống Nam Hàn tìm tự do. Vì không tìm ra chỗ tiếp cứu người tỵ nạn nên đêm đó bà ôm con chui vào hầm cầu ngủ. Trời mùa đông giá buốt. Đứa con vừa đói vừa lạnh nên khóc thét từng hồi. Bà cởi hết áo để cuốn cho con. Sáng sớm hôm sau có người đi qua cầu nghe tiếng trẻ em khóc liền chui xuống và thấy người mẹ đã chết cóng vì lạnh, và đứa con thì đói lả. Sau khi chôn cất người xấu số, đứa con được đưa về trại cô nhi. Một du khách người Mỹ biết chuyện này đã xin đứa bé làm con nuôi và đưa về Mỹ. Mười tám năm sau, cậu bé ngày xưa đã vào đại học và được cha mẹ nuôi kể chuyện ngày xưa. Cậu cảm động vô cùng và đã về Nam Hàn để tìm lại gầm cầm lịch sử. Cậu đã nằm lên ngôi mộ, vừa khóc vừa nói với mẹ : Mẹ ơi, con về đây để tạ ơn mẹ, con đội ơn mẹ đã hy sinh vì con. Ước gì nước mắt của con thấm được tới mẹ đang cô quạnh đưới lòng đất. Mẹ ơi, xin mẹ chỉ cho con cách nào để đền đáp lại ơn me.

Đến lượt ông H.O. đọc diễn văn. Ông cho rằng các bà vợ quân nhân thời chiến vừa qua đều là những người đàn bà đáng ca tụng nhất. Các bà chồng tử trận ở góa xoay xở nuôi con, các bà có chồng tù cải tạo, vừa nuôi con vừa nuôi cha mẹ, vừa thăm nuôi chồng... Đây là những mẫu người phụ nữ VN tuyệt vời phải ghi vào lịch sử. Tôi vừa được đọc một bài thơ, lời người vợ ví mình như thân con ‘cò’, như thế này :

Cái cò lặn lội chợ khuya

Buôn thúng bán mẹt kiếm tiền nưôi con

Nuôi con rồi lại nuôi chồng

Chồng đang ‘cải tạo’ tận vùng quan san

Từ ngày tổ quốc lầm than

Chồng thân tù tội, cò nhào kiếm ăn

Khi chợ sáng lúc chợ chiều

Da khô mặt nám cò không hệ gì

Bây giờ cần đẹp làm chi

Con thơ thì đói, mẹ già thì đau

Chồng đang cải tạo rừng sâu

Cơm ăn không đủ, bệnh đau không thầy

Thiếu chăn đắp tấm thân gầy

Mặc cho gió thổi đêm khuya lạnh lùng

Cò cần lặn lội khắp vùng

Chợ khuya chợ sáng, chợ chiều kiếm ăn

Cò mình da bọc lấy xương...

Tác giả bài thơ là Nguyễn Ánh. Xin ngả nón chào kính bà vợ lính ngụy can đảm và anh hùng gương mẫu.

laongoandong
05-18-2007, 11:48 AM
Ông ODP góp ý : Đó là những người vợ lính Miền Nam. Ở Miền Bắc, bao nhiêu thanh niên đã bị cưỡng bách vượt Trường Sơn vào ‘giải phóng’ miền Nam. Họ cũng phải từ giã người yêu, cha mẹ, vợ con, rồi chết rừng hết bụi, chết mất xác. Các bà vợ của họ cũng hệt hoàn cảnh các bà vợ Miền Nam. Chỉ khác một điều là sau 1975, các ông chồng nếu còn sống thì không phải vào tù cải tạo mà đa số làm cai tù cải tạo.

Cụ B.95 nghe đến đây thì lên tiếng : Chuyện các bác kể hay thì thật là hay nhưng bi thảm qúa. Tôi nghĩ như vậy đủ rồi. Bây giờ xin cho chị em chúng tôi nghe chuyện gì vui, cũng ca ngợi phụ nữ, nhưng có tiếng cười. Cả tháng nay lão già này thèm cười. Lời cụ B.95 đánh đúng vào tim đen của các bà. Ai cũng gật gù đồng ý xin tiếng cười.

Nghe vậy, ông ODP nói : Buổi lễ tôn vinh các hiền mẫu hôm nay có hai phần. Phần thứ nhất là phần nghiêm trang, không có tiếng cười, đã xong. Bây giờ đến phần thứ hai, cũng là tôn vinh các bà nhưng có tiếng cười. Tôi xin mở đầu bằng chuyện như sau : Khi xưa tôi có người bạn thân lấy được cô vợ rất đẹp. Tôi hỏi anh ta làm cách nào mà lấy được vợ đẹp qúa như vậy. Anh ta cười ha ha rồi nói : Các bà các cô ai cũng thích uống nước đường. Vợ tôi ngày xưa là hoa khôi, có đôi mắt rất xinh. Nàng lại mê đọc thơ tình. Tôi lân la làm quen, rồi nhân ngày tết, tôi gửi cho nàng một tấm thiệp với hai câu thơ này :

Trên trời có vạn ngôi sao

Hai ngôi sáng nhất lặn vào mắt em

Chúa ơi, tôi trúng số độc đắc. Hai câu thơ này không phải tôi làm ra, hình như là ca dao thì phải, nhưng nàng nhất định tin rằng tôi là tác giả, mới hay chứ. Từ chỗ phục tài đến chỗ tình yêu không xa bao nhiêu. Và tôi lấy được nàng.

Chuyện chưa hết ở đây. Người bạn kể tiếp. Tôi có thằng bạn cũng đang kén vợ. Nó thấy tôi lấy được vợ đẹp ngon lành nên hỏi tôi bí quyết. Tôi liền thành thực kể cho nó chuyện tình của tôi, chuyện tình bắt đầu bằng hai câu thơ. Thằng bạn thích qúa, làm đúng bài bản của tôi. Nó mê một cô vừa đẹp vừa giầu, bèn ngỏ lời tán tỉnh. Nó cũng mua một tấm thiệp, và chép y chang hai câu thơ trên. Thư gửi đi rồi, ngày nào nó cũng mong tin người đẹp phúc đáp. Mãi một tuần sau nó nhận được thư người đẹp. Nàng cũng trả lời bằng hai câu thơ, như sau

Trên trời có vạn ngôi sao

Ngôi sao nặng nhất lặn vào miệng anh

Bạn tôi đọc hai câu thơ này mà không biết ý nàng ra sao. Ngôi sao nặng nhất nghĩa là gì. Có ai nói sao nặng bao giờ. Nó suy nghĩ cả tuần mà không hiểu được ý người đẹp. Nó liền đem thư đến vấn kế tôi. Tôi cũng chả hiểu gì. Tôi suy nghĩ hoài mà không ra đáp số. Các nhà tâm lý nói đúng, các cu ạ. Tiềm thức của ta nó làm việc cả ngày cả đêm. Sáng hôm sau thì tôi chợt hiểu. Cô nàng này thật là thông minh và hóm hỉnh. Tôi giải mật mã cho anh bạn ngay : Cô ấy bảo mày chỉ nói xạo. Câu thơ rành rành ra đó. Xạo đánh vần là xao nặng xạo. Người đẹp gốc Hà Nội, chữ S thường đọc như chữ X, sao ra xao. Trong câu thơ có hai tiếng ‘sao nặng’ mà.

Bạn tôi buồn cả năm. Đã không được người đẹp khen mà lại bị chê là nói ‘xạo’ thì nào còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa chứ.

Cả làng vô tay khen chuyện tình thơ phú hay quá.

Bây giờ đến lượt anh John. Anh bảo xét về mặt văn hóa thì công ơn người mẹ lớn nhất. Ngôn ngữ đầu đời của chúng ta chính là ngôn ngữ của mẹ. Đó là ngôn ngữ mà chúng ta thường gọi là ‘tiếng mẹ đẻ’, người Pháp gọi là ‘langue maternelle’. Mẹ là người đã khai tâm cho ta, dắt ta vào đời. Mẹ người Bắc thì chúng ta nói giọng Bắc, mẹ người Trung thì chúng ta nói tiếng Trung. Mẹ người Nam thì ta nói tiếng Nam. Khi ta học tiếng ngoại quốc thì ta nói giọng của ông thày. Tôi lấy vợ VN nên tôi nói giọng thầy giáo đầu đời của tôi. Anh này khen vợ giỏi qúa, phải không các cụ ?

Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay hoan hô thầy giáo đầu đời của anh John. Mặt Chị Ba một lần nữa lại đỏ lên, trông dễ thương quá chừng.

Cụ B.95 liền lên tiếng : bây giờ anh nói được cả tiếng Bắc Kỳ, và đang học tiếng Huế. Xin anh cho nghe một câu rặt giọng Nam của vợ anh xem nào. Anh vỗ trán một lúc rồi vừa cười vừa hỏi vợ : Em cho anh nói chuyện này nha. Thấy vợ không nói gì, anh liền kể : tôi thấy hai tiếng này đặc sệt giọng miền Nam. Đó là tiếng mà cha mẹ gọi đứa con đến để mình sai bảo. Tiếng Bắc thì nói : ‘Lại đây ta bảo’, người Nam không nói dài như vậy mà chỉ nói vỏn vẹn 2 tiếng ‘ lợi biểu ‘. Cả làng phá ra cười và ai cũng gật gù cho rằng anh John nhận xét rất đúng. ‘Lợi biểu’ Nam kỳ qúa chứ.

Ông ODP vừa cười vừa hỏi anh John : Thế Chị Ba có bao giờ hay có thường xuyên bảo anh ‘ lợi biểu’ không ? Anh John cười như nắc nẻ rồi lắc đầu. Cả làng chúng tôi không biết việc này hư thực ra sao. Đành chịu.

Anh H.O. bây giờ mới lên tiếng. Thấy mọi người đều chất vấn anh John, Anh H.O. cũng lên tiếng phụ họa : Xin đố anh John câu thơ nào trong Truyện Kiều nói tới việc chàng Kim Trọng đau bụng và gặp 4 con khỉ ? Anh John trả lời ngay : Tôi mới bắt đầu học Kiều, mới đọc được một lần mà chưa hiểu đưộc bao nhiêu. Vậy xin anh chỉ giáo cho. Thấy nhiều người trong làng cũng tỏ vẻ ngạc nhiên vì chưa hề nghe tới chuyện con khỉ trong Kiều, anh H.O. nói ngay : đó là câu Kim Trọng ngồi nghe Kiều đàn :

Khi tựa gối, khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày

Anh John hỏi ngay: Có thấy con khỉ nào đâu ? Anh H.O. cười hà hà rồi giảng : câu thơ này phải nhờ Cô Cao Xuân hay Tôn Nữ trong làng ta đọc lên thì 4 con khỉ hiện ra ngay, chứ nghe giọng Bắc Kỳcủa tôi, giọng Nam Kỳcủa anh thì 4 con khỉ chạy mất tiêu.

Lúc này Cụ Chánh mới lên tiếng : Nãy giờ lão thấy làng ta đã nói tới tiếng Nam, tiếng Trung mà chưa thấy ai nói tới tiếng Bắc. Vậy lão xin nói về tiếng Bắc để mua vui và mừng lễ Các Bà. Cái vui của lão ở đây là lão vừa tìm lại được vài tiếng Bắc Kỳ, những tiếng mà đã lâu lắm lão quên béng. Nói xong thì cụ Chánh rút trong túi ra một miếng giấy. Lão tình cờ vừa đọc được cuốn ‘ Ba Người Khác’ của Tô Hoài. Tác giả kể chuyện đấu tố kỳ cải cách ruộng đất ngoài Bắc khi xưa. Cái ông Tô hoài này cũng gớm lắm. Ngày xưa trước 1945 thì ông ta là nhà văn viết chuyện con dế mèn hay tuyệt, nhưng từ khi ông ta theo CS thì tự nhiên ngòi bút hết thần. Ông ta đã ở trong đội cải cách, đã tổ chức đấu tố, tay có nhúng máu nhiều người. Nay về già, chắc hết đề tài, ông ta đem chuyện ngày xưa ra kể. Tuy là tiểu thuyết nhưng chứa đựng nhiều chuyện có thật. Nhân vật chính trong chuyện xưng tôi.

Cụ Chánh nói một hơi dài như vậy xong rồi mới vào đề. Cụ bảo ở đây cụ không bàn chuyện Tô Hoài tả cảnh đấu tố, mà cụ chỉ có ý nói về tình nghĩa vợ chồng và ngôn ngữ rất Bắc Kỳ khi xưa. Đây là lời anh cán bộ trong đội cải cách ruộng đất khi bị mất việc. Anh cán bộ thấy đời xuống dốc, thấy đời mầu đen, ngay cả vợ mình cũng thấy đen luôn. Anh này không hề kính trọng vợ. Anh đánh vợ. Vợ anh không vừa, cũng thụi lại chồng. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh vợ đánh lại chồng nhưt thế này. Xin mời các bạn nghe đoạn sau đây :.

.. . Bỗng dưng tôi đâm ra hẫng. Lại thêm vợ chồng ở với nhau lâu cũng sinh ngụy, cãi nhau vặt rồi cãi nhau to, rồi đánh nhau cũng thành thói quen lúc nào không biết, cũng như trông nó cứ bẩn mắt dần mà trước kia không thấy. Hình như ngày trước tính nết nó khác. Người này nói người kia vạc lại. Um nhà một lúc, hung lên rồi xông vào thụi nhau. Nó cũng chẳng chịu lép, bớp lại tôi ra trò. Tôi xước mặt, toạc cả áo...

Ông ODP góp ý : xưa nay các bà vợ hiền bao giờ cũng nhịn chồng chứ đâu có thế. Tổ tiên ta đã dạy rằng : Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi lửa nhỏ một đời không khê. Cái nồi cơm nhà ông Tô Hoài khê qúa.

Còn tiếp....

laongoandong
05-18-2007, 11:53 AM
Ông ODP góp ý : Đó là những người vợ lính Miền Nam. Ở Miền Bắc, bao nhiêu thanh niên đã bị cưỡng bách vượt Trường Sơn vào ‘giải phóng’ miền Nam. Họ cũng phải từ giã người yêu, cha mẹ, vợ con, rồi chết rừng hết bụi, chết mất xác. Các bà vợ của họ cũng hệt hoàn cảnh các bà vợ Miền Nam. Chỉ khác một điều là sau 1975, các ông chồng nếu còn sống thì không phải vào tù cải tạo mà đa số làm cai tù cải tạo.

Cụ B.95 nghe đến đây thì lên tiếng : Chuyện các bác kể hay thì thật là hay nhưng bi thảm qúa. Tôi nghĩ như vậy đủ rồi. Bây giờ xin cho chị em chúng tôi nghe chuyện gì vui, cũng ca ngợi phụ nữ, nhưng có tiếng cười. Cả tháng nay lão già này thèm cười. Lời cụ B.95 đánh đúng vào tim đen của các bà. Ai cũng gật gù đồng ý xin tiếng cười.

Nghe vậy, ông ODP nói : Buổi lễ tôn vinh các hiền mẫu hôm nay có hai phần. Phần thứ nhất là phần nghiêm trang, không có tiếng cười, đã xong. Bây giờ đến phần thứ hai, cũng là tôn vinh các bà nhưng có tiếng cười. Tôi xin mở đầu bằng chuyện như sau : Khi xưa tôi có người bạn thân lấy được cô vợ rất đẹp. Tôi hỏi anh ta làm cách nào mà lấy được vợ đẹp qúa như vậy. Anh ta cười ha ha rồi nói : Các bà các cô ai cũng thích uống nước đường. Vợ tôi ngày xưa là hoa khôi, có đôi mắt rất xinh. Nàng lại mê đọc thơ tình. Tôi lân la làm quen, rồi nhân ngày tết, tôi gửi cho nàng một tấm thiệp với hai câu thơ này :

Trên trời có vạn ngôi sao

Hai ngôi sáng nhất lặn vào mắt em

Chúa ơi, tôi trúng số độc đắc. Hai câu thơ này không phải tôi làm ra, hình như là ca dao thì phải, nhưng nàng nhất định tin rằng tôi là tác giả, mới hay chứ. Từ chỗ phục tài đến chỗ tình yêu không xa bao nhiêu. Và tôi lấy được nàng.

Chuyện chưa hết ở đây. Người bạn kể tiếp. Tôi có thằng bạn cũng đang kén vợ. Nó thấy tôi lấy được vợ đẹp ngon lành nên hỏi tôi bí quyết. Tôi liền thành thực kể cho nó chuyện tình của tôi, chuyện tình bắt đầu bằng hai câu thơ. Thằng bạn thích qúa, làm đúng bài bản của tôi. Nó mê một cô vừa đẹp vừa giầu, bèn ngỏ lời tán tỉnh. Nó cũng mua một tấm thiệp, và chép y chang hai câu thơ trên. Thư gửi đi rồi, ngày nào nó cũng mong tin người đẹp phúc đáp. Mãi một tuần sau nó nhận được thư người đẹp. Nàng cũng trả lời bằng hai câu thơ, như sau

Trên trời có vạn ngôi sao

Ngôi sao nặng nhất lặn vào miệng anh

Bạn tôi đọc hai câu thơ này mà không biết ý nàng ra sao. Ngôi sao nặng nhất nghĩa là gì. Có ai nói sao nặng bao giờ. Nó suy nghĩ cả tuần mà không hiểu được ý người đẹp. Nó liền đem thư đến vấn kế tôi. Tôi cũng chả hiểu gì. Tôi suy nghĩ hoài mà không ra đáp số. Các nhà tâm lý nói đúng, các cu ạ. Tiềm thức của ta nó làm việc cả ngày cả đêm. Sáng hôm sau thì tôi chợt hiểu. Cô nàng này thật là thông minh và hóm hỉnh. Tôi giải mật mã cho anh bạn ngay : Cô ấy bảo mày chỉ nói xạo. Câu thơ rành rành ra đó. Xạo đánh vần là xao nặng xạo. Người đẹp gốc Hà Nội, chữ S thường đọc như chữ X, sao ra xao. Trong câu thơ có hai tiếng ‘sao nặng’ mà.

Bạn tôi buồn cả năm. Đã không được người đẹp khen mà lại bị chê là nói ‘xạo’ thì nào còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa chứ.

Cả làng vô tay khen chuyện tình thơ phú hay quá.

Bây giờ đến lượt anh John. Anh bảo xét về mặt văn hóa thì công ơn người mẹ lớn nhất. Ngôn ngữ đầu đời của chúng ta chính là ngôn ngữ của mẹ. Đó là ngôn ngữ mà chúng ta thường gọi là ‘tiếng mẹ đẻ’, người Pháp gọi là ‘langue maternelle’. Mẹ là người đã khai tâm cho ta, dắt ta vào đời. Mẹ người Bắc thì chúng ta nói giọng Bắc, mẹ người Trung thì chúng ta nói tiếng Trung. Mẹ người Nam thì ta nói tiếng Nam. Khi ta học tiếng ngoại quốc thì ta nói giọng của ông thày. Tôi lấy vợ VN nên tôi nói giọng thầy giáo đầu đời của tôi. Anh này khen vợ giỏi qúa, phải không các cụ ?

Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay hoan hô thầy giáo đầu đời của anh John. Mặt Chị Ba một lần nữa lại đỏ lên, trông dễ thương quá chừng.

Cụ B.95 liền lên tiếng : bây giờ anh nói được cả tiếng Bắc Kỳ, và đang học tiếng Huế. Xin anh cho nghe một câu rặt giọng Nam của vợ anh xem nào. Anh vỗ trán một lúc rồi vừa cười vừa hỏi vợ : Em cho anh nói chuyện này nha. Thấy vợ không nói gì, anh liền kể : tôi thấy hai tiếng này đặc sệt giọng miền Nam. Đó là tiếng mà cha mẹ gọi đứa con đến để mình sai bảo. Tiếng Bắc thì nói : ‘Lại đây ta bảo’, người Nam không nói dài như vậy mà chỉ nói vỏn vẹn 2 tiếng ‘ lợi biểu ‘. Cả làng phá ra cười và ai cũng gật gù cho rằng anh John nhận xét rất đúng. ‘Lợi biểu’ Nam kỳ qúa chứ.

Ông ODP vừa cười vừa hỏi anh John : Thế Chị Ba có bao giờ hay có thường xuyên bảo anh ‘ lợi biểu’ không ? Anh John cười như nắc nẻ rồi lắc đầu. Cả làng chúng tôi không biết việc này hư thực ra sao. Đành chịu.

Anh H.O. bây giờ mới lên tiếng. Thấy mọi người đều chất vấn anh John, Anh H.O. cũng lên tiếng phụ họa : Xin đố anh John câu thơ nào trong Truyện Kiều nói tới việc chàng Kim Trọng đau bụng và gặp 4 con khỉ ? Anh John trả lời ngay : Tôi mới bắt đầu học Kiều, mới đọc được một lần mà chưa hiểu đưộc bao nhiêu. Vậy xin anh chỉ giáo cho. Thấy nhiều người trong làng cũng tỏ vẻ ngạc nhiên vì chưa hề nghe tới chuyện con khỉ trong Kiều, anh H.O. nói ngay : đó là câu Kim Trọng ngồi nghe Kiều đàn :

Khi tựa gối, khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày

Anh John hỏi ngay: Có thấy con khỉ nào đâu ? Anh H.O. cười hà hà rồi giảng : câu thơ này phải nhờ Cô Cao Xuân hay Tôn Nữ trong làng ta đọc lên thì 4 con khỉ hiện ra ngay, chứ nghe giọng Bắc Kỳcủa tôi, giọng Nam Kỳcủa anh thì 4 con khỉ chạy mất tiêu.

Lúc này Cụ Chánh mới lên tiếng : Nãy giờ lão thấy làng ta đã nói tới tiếng Nam, tiếng Trung mà chưa thấy ai nói tới tiếng Bắc. Vậy lão xin nói về tiếng Bắc để mua vui và mừng lễ Các Bà. Cái vui của lão ở đây là lão vừa tìm lại được vài tiếng Bắc Kỳ, những tiếng mà đã lâu lắm lão quên béng. Nói xong thì cụ Chánh rút trong túi ra một miếng giấy. Lão tình cờ vừa đọc được cuốn ‘ Ba Người Khác’ của Tô Hoài. Tác giả kể chuyện đấu tố kỳ cải cách ruộng đất ngoài Bắc khi xưa. Cái ông Tô hoài này cũng gớm lắm. Ngày xưa trước 1945 thì ông ta là nhà văn viết chuyện con dế mèn hay tuyệt, nhưng từ khi ông ta theo CS thì tự nhiên ngòi bút hết thần. Ông ta đã ở trong đội cải cách, đã tổ chức đấu tố, tay có nhúng máu nhiều người. Nay về già, chắc hết đề tài, ông ta đem chuyện ngày xưa ra kể. Tuy là tiểu thuyết nhưng chứa đựng nhiều chuyện có thật. Nhân vật chính trong chuyện xưng tôi.

Cụ Chánh nói một hơi dài như vậy xong rồi mới vào đề. Cụ bảo ở đây cụ không bàn chuyện Tô Hoài tả cảnh đấu tố, mà cụ chỉ có ý nói về tình nghĩa vợ chồng và ngôn ngữ rất Bắc Kỳ khi xưa. Đây là lời anh cán bộ trong đội cải cách ruộng đất khi bị mất việc. Anh cán bộ thấy đời xuống dốc, thấy đời mầu đen, ngay cả vợ mình cũng thấy đen luôn. Anh này không hề kính trọng vợ. Anh đánh vợ. Vợ anh không vừa, cũng thụi lại chồng. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh vợ đánh lại chồng nhưt thế này. Xin mời các bạn nghe đoạn sau đây :.

.. . Bỗng dưng tôi đâm ra hẫng. Lại thêm vợ chồng ở với nhau lâu cũng sinh ngụy, cãi nhau vặt rồi cãi nhau to, rồi đánh nhau cũng thành thói quen lúc nào không biết, cũng như trông nó cứ bẩn mắt dần mà trước kia không thấy. Hình như ngày trước tính nết nó khác. Người này nói người kia vạc lại. Um nhà một lúc, hung lên rồi xông vào thụi nhau. Nó cũng chẳng chịu lép, bớp lại tôi ra trò. Tôi xước mặt, toạc cả áo...

laongoandong
05-18-2007, 11:55 AM
Ông ODP góp ý : xưa nay các bà vợ hiền bao giờ cũng nhịn chồng chứ đâu có thế. Tổ tiên ta đã dạy rằng : Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi lửa nhỏ một đời không khê. Cái nồi cơm nhà ông Tô Hoài khê qúa.

Hôm nay nhân ngày tôn kính các bà, tôi nhớ tới một chuyện cổ bên Tàu. Sách chép rằng Vua Cảnh Công thấy quan đại thần Án Tử là người tài nên muốn gả con gái cho. Vua vời Án Tử vào cung rồi nói : Vợ khanh già và xấu qúa rồi, nay ta muốn gả con gái ta cho khanh. Ý khanh thế nào ? Án Tử sụp xuống lạy vua rồi tâu : “Vợ thần ngày xưa cũng trẻ đẹp, đã bao năm sống với thần và phục vụ thần, nay hoàng thượng bảo thần bỏ vợ mà lấy công chúa, thần xin đội ơn hoàng thượng nhưng lòng thật bối rối. Thần không dám bội bạc mà mất lòng chung thủy. Đã không trung tín trong tình nghĩa vợ chồng thì khó trung tín trong những việc khác”. Vua nghe xong khen phải.

Cụ B.95 lên tiếng : Phần diễn văn của các ông xong chưa ? Lúc nãy ông ODP hứa diễn văn có tiếng cười cơ mà. Sao toàn chuyện nghiêm trang cả vậy ? Thôi, xin coi việc mừng lễ đã xong nha. Phe liền bà chúng tôi xin hết lòng cám ơn phe các ông. Bánh cuốn thanh trì không ăn với giò chả mà ăn với đậu phụ chiên, ngon miệng lạ lùng, xin đội ơn các ông. Cơm tám cụ Chánh thổi ăn với canh chua cá lóc và cá trê kho tộ, cũng ngon lạ lùng. Xin cám ơn và phục tài các ông. Tháng sau, tới lễ hiền phụ, phe nữ chúng tôi xin đáp lễ trọng thể. Bây giờ xin cho tôi được nghe tin tức. Anh John ơi, anh cho chúng tôi nghe chuyện thời sự Canada đi. Tôi già lẩm cẩm, không đọc được báo, không nghe được TV, chỉ mong có Anh.

Anh John liền kể ngay : Có 2 tin Canada nổi bật : Thượng tuần tháng Tư vừa qua, con sông Red River ở tỉnh bang Manitoba đã làm dân thành phố bị ngập lụt, nhiều cư dân phải tản cư. Tuyết tan nhanh quá, con sông tiêu nước không kịp. Nói đến đây xong thì anh cười ha ha. Cụ có biết tên con sông này do ai đặt không ? Tên nó là Red River, tiếng Việt là ‘con sông Hồng’, tức là Hồng Hà ở Bắc Việt đó. Tên này do các ông Da Đỏ đặt cho từ ngày xưa. Theo ông Trà Lũ thì người Da Đỏ ở Canada và ở Mỹ có nguồn gốc người VN. Khi các ông di cư tới đất này, các ông nhớ con sông ở quê VN nên đã đem cái tên sông quê hương đó mà đặt cho con sông địa phương này. Cụ B.95 nghe xong thì giơ tay lên ngực, miệng kêu lên : Mô Phật, thật vậy sao. Cả làng lại được một phen cười nghiêng ngả.

Tin thứ hai là đầu tháng Năm, uỷ ban bảo vệ cầm thú của thành phố Toronto đã lưu ý các chủ nhân cao ốc là nên tắt bớt đèn ban đêm để các đàn di điểu khỏi bị tử thương vì nhìn sai hướng bay. Hiện nay Toronto có 115 thiện nguyện viên hàng ngày đi lượm xác chim, con chết thì đem chôn, con sống mà bị thương thì đem đi cấp cứu. Chỉ mới 2 tuần đầu xuân này, họ đã lượm được hơn 600 con chim. Năm ngoái, họ lượm được 250 ngàn con. Chủ tịch đoàn thiện chí tuyên bố : Chim cũng là một tạo vật như người, chúng cũng được quyền sống và được bảo vệ chứ. Canada tốt thế đấy, các cụ ơi.

Và tôi đã thêm tin thứ ba liên hệ tới người VN. Đó là một đại nhạc hội vinh danh và biết ơn Nhạc sĩ lão thành Nguyễn Đức, người xưa nay đã đào tạo ra bao nhiêu lớp ca sĩ nổi tiếng, như Thanh Lan, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Ngọc. Sang tới Canada, ông còn tiếp tục đào tạo nữa. Buổi đại nhạc hội do chính các ca sĩ học trò nổi tiếng trên đây, từ khắp nơi hội tụ về Toronto, tổ chức vào ngày 11.5.2007. Nhạc sĩ Nguyễn Đức tuy đã trọng tuổi, mái tóc đã bạc phơ nhưng tiếng cười vẫn còn rổn rảng. Ông bảo tôi :

Soi gương mới thấy mình già

Soi lòng vẫn thấy mình là thanh niên

Bạn đọc đã phục cụ nhạc sĩ Nguyễn Đức này chưa ? Nhạc sĩ Đức rất thích cái tên mà xưa nay tôi vẫn gọi đất nước Canada này là ‘ Đất Lạnh Tình Nồng’. Ông thường cười ha ha rồi bảo : Đúng qúa. Mái nhà tuyết trắng phủ nhưng trong nhà có lò sười lửa hồng. Đầu này mái tóc bạc phơ nhưng trong tim này máu nóng vẫn tràn trề.

Lại vừa có tin nóng hổi này nữa từ Montreal, miền nói tiếng Pháp ở Canada. Đó là cô bé Đan Thi cháu ngoại 11 tuổi của Nhạc sĩ Lê Dinh vừa đoạt giải thưởng ư u hạng về dương cầm toàn cõi Québec. Xin chúc mừng hai nhạc sĩ lão thành Nguyễn Đức, Lê Dinh và thiên tài Đan Thi. Quý vị là niềm hãnh diện của người VN tại hải ngoại này.

Vừa xong phần tin tức thì anh H.O. đứng lên ngay. Anh xin được tặng các bà mấy tiếng cười nhân ngày lễ hiền mẫu. Rằng VN ta vẫn có câu ‘ Vợ muốn là trời muốn’, do vậy chữ THIÊN trong các từ ngữ sau đây không phải chỉ ông trời mà chỉ bà vợ, vợ là trời.

Sách của vợ gọi là Thiên thư

Con đường vợ đi gọi là Thiên đường

Mùi thơm của vợ gọi là Thiên hương

Phòng vợ ngủ gọi là Thiên cung

Nhà vợ ở gọi là Thiên đình

Lý lẽ của vợ gọi là Thiên lý

Văn chương của vợ gọi là Thiên văn

Con cái của vợ gọi là Thiên tử

Gia đình nhà vợ gọi là Thiên triều

Bị vợ hạ đo ván như ông Tô Hoài trên kia gọi là Thiên hạ

Tướng đi của vợ gọi là Thiên tướng

Em gái của vợ gọi là Thiên nga

Phạm tội mà vợ bắt được gọi là Thiên Tai

Có hai vợ gọi là Nhị Thiên Đường

Muốn tý toáy một tí mà vợ không cho gọi là Mưu sự tại nhân mà thành sự tại Thiên.

Đêm thanh gió mát mà được yêu vợ gọi là Thiên thời địa lợi nhân hoà.


Trà Lũ