PDA

View Full Version : Nhà thơ Hoàng Cầm & Chiếc lá diêu bông



DrHate
12-26-2004, 04:17 PM
Post by LaoNgoanDong,



Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giờ, ông cũng không đếm được đã có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đã "bay" qua đời mình" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi là người rất quý trọng tình yêu"...

Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi trời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.

“Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi lồng, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…”, những “Đêm Thổ”, “Đêm Kim”, Đêm Mộc”…, những chiếc “Lá diêu bông”, cỗ xe hồng và “Cây tam cúc”… dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi…

Hoàng Cầm - vị thuốc đắng


Nhà thơ Hoàng Cầm.

Thưở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Mẹ của cậu, một cô “hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng”, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.

Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.

Tuy nhiên, cái “máu” mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì “kiêm” luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội…

Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là “sự kiện” 1958, khi Hoàng Cầm “uống” phải “vị thuốc đắng” của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.

Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.

Si tình như thuở mới mười hai!

Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những “cố sự” đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, “mê” cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.

“…Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành “Lá diêu bông”.

Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng”. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).

Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...”. Bài thơ “Lá diêu bông” ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép”…

Cùng với “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Qua vườn ổi”… tập thơ “Về Kinh Bắc” được viết trong những năm 1959 -1960 tại ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.

Sau này, những mối tình Chị - Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của Hoàng Cầm như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một “dòng” thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những “mối tình diêu bông”, “mối tình tam cúc” vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài “Namô Xuân” cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế. Si tình ngay cả lúc… namô: “Địa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm”…

Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.

Cái huyền thoại về Sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. “Bên kia sông Đuống”, “Đêm liên hoan”, kịch thơ “Kiều Loan”… chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.

Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: “hồng nhan bạc mệnh”. Một người Chị khác, với mối tình “Cây tam cúc” nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng “gọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em”.

Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai “Kiều Loan”, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là “mối tình si” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.

Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay…

To be continued ...

DrHate
12-26-2004, 04:20 PM
Cánh phượng hoàng Kinh Bắc

Nhà thơ Hoàng Cầm thời trẻ.
Ba mươi năm lặng lẽ ngồi nhà như một vị thiền sư, kỳ thực, hồn thơ Hoàng Cầm đã lặng lẽ hướng về Kinh Bắc, đi tìm một mối giao cảm mà chính ông mới là người hiểu rõ. Những bài thơ hay nhất trong đời thơ của ông ra đời, tuy không được phát hành nhưng vẫn được chuyền tay.

Sau cao trào đổi mới, được khôi phục quyền công bố, đăng tải tác phẩm, liên tiếp những tập thơ “Về Kinh Bắc”, “Lá diêu bông”, “Mưa Thuận Thành”, “99 tình khúc” của Hoàng Cầm ra mắt đã khiến độc giả sửng sốt. Một giọng thơ đầy sức quyến rũ bởi cái nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hoá của một địa danh rờ rỡ hiện lên.

Thơ Hoàng Cầm mượt mà như một điệu dân ca, lại có sự tha thiết, quyến rũ, bồng bềnh và cũng lắm lúc hồn nhiên, dân dã của hát xoan, hát ghẹo, lại có cả sự khó cắt nghĩa rõ ràng của một tâm thức luôn hướng về những gì tưởng như là mộng ảo. Nên đọc thơ ông, thường, người ta thấy cảm nhiều hơn là dễ phân tích.

“Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm,
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi,
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa,
O^? rơm thơm đọng tuổi đương thì”…
(Cây tam cúc),

“Ngày cưới chị, em tìm thấy lá,
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim,
Chị ba con em nhìn thấy lá,
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn”
( Lá diêu bông)…

Những câu thơ này, với tôi, luôn chất chứa một nỗi buồn kiêu sa, trong vắt, nỗi buồn của một người từ thuở bước chân sẻ đồng nhảy chim chim trên bờ nghiêng sông Đuống, ngây thơ lắm, hồn nhiên lắm, nhưng đã biết những gì mộng ảo của mình sẽ chẳng bao giờ thành sự thật, mà vẫn tin và yêu tất cả những gì mộng ảo, để một ngày nào đó, con sẻ đồng kia sẽ hoá thành phượng hoàng bay đi tìm những câu truyện do mình từng mong ước dệt nên. Con chim sẻ ấy, cánh phượng hoàng ấy, đều là một Người Thơ cả, đều là câu thơ do chính ông viết ra “ Đợi sau khi Em qua đời, sẻ đồng thành phượng núi” (Đếm giờ), và cũng đều là vị thuốc đắng -giấc mơ ngọt cho Hoàng Cầm vượt lên những thử thách nhân gian.

- Giả dụ thế này, không có cái thời lặng lẽ 30 năm ấy, chắc đâu đã có một Hoàng Cầm của chiều sâu tâm hồn Kinh Bắc?
- Cũng chưa biết thế nào. Chuyện gì đến thì biết là nó đã đến, chứ lúc đó làm sao mà biết trước được.

- Ở tuổi “xưa nay hiếm, ông có thể tự hào mà “tổng kết” bao nhiêu “lá diêu bông” đã bay qua đời mình?
- Không đếm được. Nếu đếm và kể ra thì liên quan đến đời tư của rất nhiều người. Trong đời tư, tôi yêu nhiều người và cũng có nhiều người yêu tôi. Nhưng không phải mối tình nào cũng suôn sẻ, trọn vẹn. Có rất nhiều thất vọng và thất bại. Tôi là một người rất quý trọng tình yêu, không yêu đương bừa bãi để thoả mãn nhu cầu. Đã gọi là tình yêu thì người đàn bà mình yêu phải hướng thiện với những gì đẹp đẽ nhất. Khi thực tế ngược lại với mơ ước, tôi thất vọng và thành ra tan vỡ. Mà càng như thế, càng yêu nhiều, tình yêu càng được nhân lên.


- Sau “Về Kinh Bắc”, hình như “tinh hoa phát tiết ra ngoài” ở ông không còn nữa?

- Tôi vẫn viết đấy. Cũng có thêm “99 Tình khúc”, “Thơ tình Hoàng Cầm”...Nhưng độ vài năm gần đây thì sức khoẻ sút kém hẳn, chỉ viết được mấy bài chứ không nhiều.

Tuy nói thế, nhưng trên chiếc bàn con đặt cạnh giường ông, tôi vẫn thấy ngổn ngang giấy trắng. Giấy trắng đắp hờ qua chiếc chăn con những vần thơ mới trầm tư, hướng về một cõi không nào đó. Những vần thơ ấy, năm nào, gần đến Tết, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán lại tạt qua, làm một túi bản thảo, mang đi gửi cho các toà báo, rồi sau Tết, lại đi một vòng, lấy nhuận bút về đặt bên bàn cho nhà thơ xe điếu.

Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ biết Hoàng Cầm vẫn còn say sưa với mộng thơ nhiều lắm. Sau này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cười đầy vẻ… bí mật, tôi sẽ có một số lượng bản thảo viết tay của nhà thơ rất độc đáo mà không ai có… Âu đấy cũng là cái tình của một người trót yêu nghệ thuật, trót yêu bạn bè văn.

Bây giờ, sau chuyến trở về quê hương, chuyến đi không ai mong sẽ là cuộc tuần du cuối cùng của nhà thơ qua những trang sử đời, Hoàng Cầm dường như đã thanh thản hơn. Ông cười vui hơn khi thấy chúng tôi đến. Mắt cũng mơ màng rưng rưng hơn khi thấy nhà điêu khắc Lê Liên khệ nệ mang một… cái hộp gỗ, trên đó, có mấy trăm chiếc phong bì và dòng chữ “anh em, con cháu bè bạn góp một giọt đồng, dựng tượng thi nhân Hoàng Cầm”.

Ước mong làm một pho tượng đồng chân dung Hoàng Cầm, như đã từng dựng tượng Văn Cao của nhà điêu khắc khiến chúng tôi ai nấy đều xúc động. Riêng tôi, (bắt chước nhà thơ một chút), đã nghe trong mình một tiếng nói văng vẳng bên tai: Hoàng Cầm, cánh chim sẻ đồng đang trên hành trình nâng bước phượng hoàng đi vào cổ tích ấy, đã được dựng một bức tượng vĩnh hằng - bức tượng Thơ trong lòng độc giả rồi.

Và ngoài một đời thơ đáng nâng niu ấy ra, có lẽ, nếu ai cũng như tôi, lúc nào cũng thấy ông như cậu bé trai thưở mười hai tuổi, đang thẫn thờ “đồng chiều cuống rạ”, “Em đứng nhìn theo Em gọi đôi”, hẳn, ông sẽ thấy mình hạnh phúc lắm!

cangcung
12-27-2004, 03:02 PM
Một chút tiểu sử của Hoàng Cầm

Ông tên thật Bùi Tằng Việt . Sinh năm 1921 (?) tại làng Lạc Thổ, Chợ Hồ, huyện Lang-tài, phủ Thuận -thành, tỉnh Bắc-ninh . Cha ông hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ông thi đổ Tú tài toàn phần tại Hà-nội , đi dạy học ở Bắc-giang. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp năm 1945. Ông giữ chức vụ trưởng đoàn kịch (1947), hoạt động ở khu 12 - suốt vùng Bắc -giang, Thái -nguyên, Lạng sơn - cùng với Phạm Duy, Ngọc Bích, Văn Chung, Trúc Lâm, Hoàng Tích Linh.

Năm 1954, ông về tới Hà -nội thì vợ ông (nghệ sĩ Bùi Tuyết Khanh, người thủ vai Kiều Loan trong vở Kiều Loan, Cô Gái Điên) đã di cư vào Nam cùng con gái (Bùi thị Kiều Loan). Năm 1982, bà Bùi Tuyết Khanh và con gái đã vượt biên. Hiện đang cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.

Ông lập gia đình lần thứ hai với bà Lê Hoàng Yến.

Ông bị bắt giam về vụ Nhân Văn - Giai Phẩm. Phạm Văn Đồng đã cảnh cáo lúc trả tự do lại cho ông "Tôi mến tài anh và công lao kháng chiến của anh nên xin thả cho anh. Nhưng từ nay anh không nên vọng động gì nữa để được yên thân" . Ông lại bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt năm 1982, giam tại Hỏa Lò ba năm. Tội chuyễn bản thảo tập thơ ra nước ngoài (qua giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế học từ Canada về Hà -nội làm thuyết trình). Ông và vợ mở quán bán cà phê, thuốc lá, nước ngọt sống qua ngày .

Ông có công đóng góp đáng kể trong cả hai lãnh vực văn và thơ.


Các tác phẩm đã sáng tác:

Hận Ngày Xanh (dịch quyễn Graziella của Lamartine - dịch lúc ông học đệ tứ)

Thoi Mộng (1943) - Tiểu thuyết

Một Ngàn Lẻ Một Đêm (dịch cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy)

Hận Nam Quan (1944) - Kịch Thơ, một màn.

Lên Đường (1945) - Kịch thơ, ba màn.

Kiều Loan, Cô Gái Điên (1945) - Kịch thơ, ba màn

Cô Gái Nước Tần (1946) - Kịch thơ, một màn

Viễn Khách (1952) - Kịch thơ, ba màn . Ông viết dưới bút hiệu Hoa Thu . Kịch do Thế Lữ dựng, Mộng Lan thủ vai chính

Men Đá Vàng (1989) - Kịch thơ

Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc:

Lá Diêu Bông - Phạm Duy phổ nhạc

Tịnh Tâm Khúc - Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc

Hoàng Cầm - Vương Trùng Dương


Lá Diêu Bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn


Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!


-- Rét 1959

Chính lời tác giả tâm sự về "Lá Diêu Bông":

Lá diêu bông là bài thơ duy nhất tôi viết trong trạng thái vô thức. Đó là mùa rét năm 1959, đêm nào khi lên giường, tôi cũng cầm sẵn một tập giấy trắng bên tay trái và cây bút chì bên tay phải, phòng khi không ngủ được thì làm thơ. Chợt vẳng bên tai một giọng nữ nhỏ nhẹ độc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thuở xa xưa nào vọng đến: "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...". Sáng hôm sau, tôi phải mất nửa giờ mới tách được ra các câu thơ theo thứ tự mà người phụ nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi. Tôi gọi những giây phút vô thức ấy là "xuất thần", đó là phần tinh tuý của tinh thần bật ra.

Cuong Hoai
12-28-2004, 06:18 PM
Lão À! Lão nhất định bắt chước nhà thơ Hoàng Cầm đi kiếm lá diêu bông hử Lão??? Nhà thơ tài hoa đã vì mấy cái lá diêu bông mà cuộc đời phải long đong, tù tội. Thế mà lão chưa sợ mấy cái lá này hén! :P 8)

laongoandong
12-29-2004, 04:31 PM
:D

* Cảm Ơn ông Hết đã chữa cái Topic
** Cảm Ơn Xixi đã post tiếp về nhà thơ Hoàng Cầm và nhứt là Bài " Lá Diêu Bông"

*** Cù wrote


Lão À! Lão nhất định bắt chước nhà thơ Hoàng Cầm đi kiếm lá diêu bông hử Lão??? Nhà thơ tài hoa đã vì mấy cái lá diêu bông mà cuộc đời phải long đong, tù tội. Thế mà lão chưa sợ mấy cái lá này hén!

Hì hì , Không đâu Cù ạ, hồi còn bên VN trước '75 cũng có duyên với mấy người Bắc ,nhưng hỏi mãi chẳng ai biết gì nhiều về bài thơ " Lá diêu bông", và lá Diêu bông là lá gì, sau '75 lại có " phần " nên được tham quan và nghỉ mát nhiều năm nơi đất Bắc ( thượng du và trung du) mà cũng chẳng tìm được gì cả, khi ra hải ngoại cũng có duyên quen biết giao du nhiều với người Bắc và nhứt là gần đây trên Cyber Space có quen với một cô Bắc Kỳ nho nhỏ nữa , và được nghe nhiều bài nhạc được viết từ ý thơ bài " Lá Diêu Bông",nhưng đâu có ai biết Lá Diêu Bông là gì và tại sao nhà thơ lại chọn tên lá như thế ;nên tò mò tọc mạch dzị muh . Còn bản thân nhà thơ gặp Problem là tại chuyện khác chứ đâu phải do đi tìm lá Diêu Bông đâu

:lol:

Cuong Hoai
12-29-2004, 08:58 PM
nhưng đâu có ai biết Lá Diêu Bông là gì và tại sao nhà thơ lại chọn tên lá như thế ;nên tò mò tọc mạch dzị muh . Còn bản thân nhà thơ gặp Problem là tại chuyện khác chứ đâu phải do đi tìm lá Diêu Bông đâu

Theo như CH được biết thì cũng tại mấy cái lá diêu bông mà thi sĩ Hoàng Cầm đã bị nhà " đại thơ sởi " chuyên làm những bài thơ bợ đít như : " Khóc Stalin.... chít tức tưởi "... chụp cho cái mũ to tướng vì tội dám đi tìm cái lá diêu bông giống như cộng sản chủ nghĩa đi tìm cái thế giới đại đồng vô thực dzậy đó Lão ui!!! 8) :twisted:

laongoandong
12-31-2004, 10:52 AM
:D :D :D
Thì LND cũng đã nghe như dzị, nhưng thực tế nhà thơ cũng đã yêu một cô gái lớn tuổi hơn mình ( hình như lúc ông ta đi ở trọ để đi học khi còn teenager). Nhưng tại sao lại gọi là Lá Diêu Bông ( vì làm gì có cái lá đó đâu) mà không gọi là gì khác và khi bài thơ được phồ biến thì bị đám cà chớn nâng lên thành quan điểm chính chị chính em thì nhà thơ bị problem là chuyện dĩ nhiên .
:lol: :lol: :lol:

cangcung
12-31-2004, 11:17 AM
Lão ơi! Đọc kỹ lời tâm sự của tác giả thì thấy liền đó mà. Cho phép CC tạm "cô đọng" về tâm sự của bài thơ Lá Diêu Bông mà đã làm cho Lão long đong điêu đứng nha:

Năm 1959, ông đã 37 hoặc 38 tuổi, đêm nằm ông rét cóng, ông lơ mơ rơi vào tình trạng "vô thức", ông thoảng nghe tiếng thủ thỉ của người đẹp Liêu Trai Chí Dị, giấc mộng đẹp lại về với những bà chị "họ" mà ông đã có thuở say mê lúc ấu thơ, "Váy" buông chùng "cửa" võng, sáng tỉnh dậy làm ông "xuất thần", tinh ... tuý ông bật ra. Thế là đủ cho ông, ở lứa tuổi của Lão bây giờ, "xuất khẩu thành thơ". Thật là diệu kỳ!

Lá Diêu Bông, Váy Đình Bảng, cửa võng .... đều là những chi tiết của một đêm LTCD. Ai tìm được ý nghĩa của một thì may ra hiểu được ý tưởng của cả ba trong thơ ông. Năm '59 thì có lẽ ông chưa "giác ngộ" được là "thế giới đại đồng" nó cũng nấp sau mấy cái lá diêu bông của ông. Poetic archeology, anyone?

Nhà thơ Hoàng Cầm được "bốc" rồi lại được "bỏ tù" thì cũng chỉ là hậu quả của chính sách "vắt chanh bỏ vỏ" thôi mà!

laongoandong
12-31-2004, 12:33 PM
:D :D :D
Xixi wrote:


Lão ơi! Đọc kỹ lời tâm sự của tác giả thì thấy liền đó mà. Cho phép CC tạm "cô đọng" về tâm sự của bài thơ Lá Diêu Bông mà đã làm cho Lão long đong điêu đứng nha.....

Hì...hì ....hì ,không Xixi ạ LND tôi chỉ có điêu đứng dzìa lá ......khác chứ đâu có điêu đứng vì LDB đâu
Còn cái tâm sự của nhà thơ mà Xixi gõ đó là cái tâm sự đã được chỉ đạo chứ không phải của HC thật sự ????
Cuối năm rồi ngồi gõ vớ vẩn .....hehehehe
:lol: :lol: :lol:

cangcung
12-31-2004, 01:17 PM
Thì đấy, nó chỉ sai thì mình chỉ lại, nhằm nhò gì hen!?

Mờ Lão điêu đứng vì cái lá .... gì!? Em đây thì lá đa làm chuẩn, đứng nằm ngồi cuộn gói phơi ... gì thì cũng chỉ một loại, đa .... kiểu mờ!

Happy New Year to Lão nha!

laongoandong
12-31-2004, 04:15 PM
:D :D

Thì cái lá .. . Mà một bà nào đã nói " Bắc Quốc chư Đại Phu
giai do thử độ xuất "

:lol: :lol:

cangcung
12-31-2004, 06:09 PM
Trầu!? Có bôi vôi hông!?

Tia_Lia
01-03-2005, 12:25 AM
:) :) Bây giờ TiaLia mí được biết về xuất sứ của những bài thơ nói về "Lá Diêu Bông" và nhà thơ Hoàng Cầm.
Thanks LNĐ, DrHate & CC nhé! :) :)

duongqua21
01-03-2005, 02:55 PM
DQ tại hạ có đọc qua tiểu sử của Ông Hoàng Cầm trong cuốn thi nhân VN, rất là phục nhưng chưa bao giờ hiểu rõ / biết "lá diêu bông" là gì & xuất xứ trong hoàn cảnh nào . Cũng chẳng bao giờ ngờ tới bài thơ do một người đàn bà đọc vọng lại trong cái rét, lạnh cô đơn ...

Thanks all for your infos

DQ