PDA

View Full Version : Thầy Già, Con Hát Trẻ



laongoandong
08-23-2008, 08:56 AM
Thầy Già, Con Hát Trẻ

Hoàng Hải Thủy

Trước khi đọc vài lời bàn loạn về chuyện “Thầy già, con hát trẻ“, mời quí vị đọc bài viết của Nhà Văn Nguyễn Đạt Thịnh về người “Nữ Ca Sĩ Tuyết Mai.” Tân nhạc Sài Gòn Đẹp Lắm, Sài Gòn ơi trước năm 1975 có Nữ Ca Sĩ Tuyết Mai. Không phải là Nữ Ca Sĩ Hạng Nhất của Sài Gòn, Tuyết Mai 40 năm xưa khá nổi tiếng. Nhà riêng của cô ở Tân Định. Cô ở lại Sài Gòn sau năm 1975 và tên tuổi của cô chìm mất trong quên lãng. “Nữ Ca sĩ Tuyết Mai” trong bài viết của Nhà Văn Nguyễn Đạt Thịnh là người mới ra nghề ca hát ở Hoa Kỳ cách nay vài năm. Mời quí vị đọc:

Người viết Nguyễn Đạt Thịnh, bài đăng
trên Bán Nguyệt San VIETHouston, Số
102, Tháng 7, 2008.

Tôi gọi Tuyết Mai là “Tuyết Mai” vì tôi nghĩ Tuyết Mai thích người ta gọi mình như vậy.
Không ai gọi Minh Hiếu là bà Minh Hiếu hay bà Vĩnh Lộc, mặc dù Minh Hiếu đang chung
sống với Trung Tướng Vĩnh Lộc, con cái chung của hai người đã thành danh.
Gọi nghệ sĩ bằng tên đã trở thành một lối xưng hô được chấp nhận. Tuyết Mai chưa thành
danh, chưa sống được bằng cachet sân khấu, nhưng cô thích cuộc sống nghệ thuật.
Chính Tuyết Mai từng than thở về cái danh xưng mà “nàng” phải thấy là bất ổn, “Ngày xưa
người ta gọi tôi là bà Nguyễn Cao Kỳ, bây giờ người ta lại gọi tôi là mẹ của Nguyễn Cao
Kỳ Duyên.”
Tuyết Mai nói như vậy tại Phòng Trà Văn Nghệ, Số 14 Đường Lam Sơn, Phú Nhuận. Tác
giả bài tường thuật viết tại Sài Gòn gọi Tuyết Mai bằng chị.
“.. Tôi đã lắng nghe chị Đặng Tuyết Mai kể một chút về mình như là lời bộc bạch tâm tình
của một người xa quê hương chứ không phải là cuộc phỏng vấn một nhân vật một thời tài
sắc của sân khấu chính trị Sài Gòn,” tác giả viết.
Bài tường thuật online có đăng hai tấm hình của Tuyết Mai nhưng hình không được rõ và
cũng không được đẹp theo đúng như ý tôi, một chú lính ngày xưa cũng trồng một gốc si cổ
thụ trước cửa nhà nàng, nên tôi vào Google Image tìm hình Tuyết Mai trong chữ “Nguyễn
Cao Kỳ”, tôi không tìm được tấm hình nào nàng mặc đồ bay, trông giáng người cao ráo,
rất đẹp ngày nàng còn trẻ hơn Kỳ Duyên bây giờ.
Nhưng tôi cũng tìm được một người na ná giống nàng, ít phấn sáp hơn, trẻ hơn tấm hình
nàng lên sân khấu ở Phú Nhuận.
Trong lúc chàng theo điếu đóm các quan cộng sản, nàng về Sài Gòn đi hát cũng là mộtsáng kiến có tác dụng bẹo nhau.
Nàng kể chuyện sân khấu hải ngoại: “Ở Mỹ, có lần tôi ngần ngại khi phải đứng trên sân khấu, một người bạn bảo với tôi rằng : Bồ đừng có ngại. Lúc bồ đứng trên sấn khấu, người ta chỉ nhìn bồ mà không ai nghe bồ đâu!
Vâng, có lẽ là như thế. Khi hát, tôi cứ hát khơi khơi, như một ca sĩ phòng.. .. tắm.”
“Hát khơi khơi như một ca sĩ phòng tắm” thì đúng là ngôn từ “nói văng mạng” của chàng rồi. Nhưng nàng vẫn ý thức được là mình còn “giơn” lắm, khi nhắc lại câu nịnh đầm của anh đàn ông khéo tán “Bồ đứng trên sân khấu người ta chỉ nhìn bồ.”
“Bồ” có ý định trở lại với chàng để chàng vẽ chân mày như chàng từng hưá văng mạng
không?
Nàng trả lời: “Nếu như mình muốn về thì cũng còn tùy thuộc người kia có muốn quay về hay không.”
Đào Tuyết Mai đã ngỏ ý trước rồi, Kép Cao Kỳ tính mần răng đây? Bà Đệ Tam của ông Đệ
Nhị nước VNCH ngày xưa cũng không phải tay vừa. Bà đã từng đọc cho khách nghe một
bài thơ bát cú, cả 8 câu câu nào cũng có tiếng L.
Tuyết Mai chỉ là bà Đệ Nhị của ông Đệ Nhị, bà Đệ Nhất là một bà đầm chàng cưới từ bên
Tây ngày còn là một sinh viên sĩ quan du học Pháp.
Tuyết Mai học Trường Đầm, Trường Yersin, Đà Lạt; nàng tâm sự :” Tôi nói ‘Je t’aime’ dễ
hơn là nói ‘Em yêu anh’.”
Mon Dieu!
Bên tám lạng, bên nửa cân, chỉ không biết bên nào là mạt cưa, bên nào là
mướp đắng. Cao Kỳ đã về nước để có chút cơm thừa, canh cặn của bọn Việt Cộng.
Tuyết Mai thì than van: “Tôi về nước để thấy mình có một quê hương.”
Thành tích “nói văng mạng” của Tuyết Mai có thể đước đánh dấu bằng câu nàng nói với
khách mộ điệu đến ngắm nàng hơn là nghe nàng hát.
Xin trích nguyên văn câu tuyên bố bất hủ:
- Người ta nói mấy ông Việt kiều về nước mà mang vợ theo về là “chở củi về rừng.” Phải
không quý vị? Tôi cũng vậy, tôi không chở củi về rừng. Hiện thời, tôi đang độc thân tại chỗ.
Mại vô! Câu rao hàng không thể rõ rệt hơn được nữa.
Tôi nghe nàng nói mà hùi hụi tiếc công ngày xưa công cốc làm 8 bài thơ con cóc tặng
nàng, ngày xưa ấy nàng là một nữ sinh trường đầm chưa biết chia véc-bờ “Dơ tem.”
Tôi biết Tuyết Mai yêu sân khấu, thích hát, nhưng xin can cô đừng cầm micro, đừng bước
vào vùng ánh sáng mê hoặc đó nữa, cô đang làm bẩn sân khấu, làm xấu những nữ nghệ
sĩ dù lãng mạn, nhưng chỉ yêu chứ không là củi trong rừng, là nữ ca sĩ phòng tắm.

Nguyễn Đạt Thịnh


Bàn loạn của CT Hà Đông:

“Cô làm bẩn sân khấu, làm xấu những nữ nghệ sĩ..”
Phê phán Đào Thị Mướp Nhố Nhăng Già Không Nên Nết Động Cỡn Không Biết Dzơ đến
như thế là phi-ní lô đia — hết nước nói.
Anh chồng nham nhở, chị vợ nhố nhăng. Đôi người này quá xứng đôi, vừa lứa, họ phải là
vợ chồng ăn ở với nhau suốt đời mới phải chứ. Cặp vợ chồng này phải được kể là Một
trong những cặp Vợ Chồng Tồi Tệ Nhất của Dân Tộc Việt Nam. Chồng bẩn, vợ dzơ, thêm
chị con gái toe toét. Chị vợ cũ đã dơ, chị vợ hiện nay của anh chồng bẩn cũng nặng mùi.
Quân tử Tây có câu: “Những kẻ giống nhau sáp lại với nhau.” Quân tử Tầu nói: “Ngưu tầm
ngưu, mã tầm mã.” Đúng vậy!
Bộ Tam Dzơ Hai Ả, Một Gã đó là Một cái Nhục Sống cho nhân dân Quốc Gia Việt Nam
Cộng Hòa.
Người viết Nguyễn Đạt Thịnh nêu câu hỏi:
“Bên tám lạng, bên nửa cân, chỉ không biết bên nào là mạt cưa, bên nào là mướp đắng!
Mạt cưa là anh chồng, anh là Mạt Tướng, mướp đắng là chị vợ: chị còn có tên là Thị Mướp!
Đây là 4 câu thơ về anh chồng Mạt Rệp:

Anh Tướng Queo nèo, ở xứ nèo?
Một lằn lon lá với lon lèo.
Năm năm nhìn lại Ngày Quân Lực,
Thấy mặt anh tôi chỉ muốn đèo.

Hoàng Hải Thủy
.................................................. ...........

Trích Từ Take2tango

khoai my
08-29-2008, 02:55 AM
Bài viết có ý nghĩa . . . Phải chi bà Tuyết mai & ông Cao kỳ cục đọc được thì hay vô cùng . Cám ơn laongoandong đã chia sẽ bài viết này . . ..

namviet1
09-02-2008, 10:02 PM
dung la gia dinh quai dan nhat thoi dai nay ,