SÔNG QUÊ MÙA NƯỚC LŨ

Tác giả: Maxoxinh107 (Thích Đủ Thứ)
Truyện do anh Quang Đô chỉnh sửa

E-mail:
QuangDo35***@CoiThienThai.com (Hãy xóa *** để liên lạc anh Quang Đô)

Cõi Thiên Thai xin thay mặt tất cả các bạn độc giả cám ơn tác giả đã sáng tác và anh Quang Đô đã chỉnh sửa và gửi truyện.


Phần 29




Chuyến bay đã định, tôi không ngờ chuẩn bị từ khi nào mà Duyên thu xếp nhanh như thế, con gái tôi rất vui cả hai vợ chồng nó cùng về, đồ đạc đã chuẩn bị xong, lúc sắp ra về nó nói nhỏ:
- Con đã bỏ cái laptop vào đáy vali, về đó pa pa có cái dùng.

Tôi nói:
- Không cần thiết đâu.

Nó bảo:
- Quê nhà giờ cái gì cũng có hết rồi pa pa, dùng nó mail cho con nhé, thôi cứ để vậy giờ dỡ ra sắp lại khó lắm!

Buổi tối bên nàng tôi bảo:
- Không biết tại sao anh hồi hộp lắm!

Nàng bảo:
- Anh đừng day dứt, đừng băn khuăn nữa, em đã chuẩn bị hết rồi, tất cả chỉ có anh và em hiểu, mọi bí mật chỉ những người trong cuộc biết, chúng ta không thể làm khác được, quê hương luôn dang rộng vòng tay đón anh trở về, anh có biết không người ta nói “áo gấm về làng” chỉ về quê hương nhìn vào trang lứa, chúng bạn ta mới hiểu được sự thành danh của chính mình còn đi thiên hạ chúng ta chỉ là nhỏ bé, là cát bụi của cuộc đời này

Tiếng của Duyên đều đều trầm mặc, khúc triết như từng giọt mưa thánh thót đều đều vang vọng thấm sâu vào tận cõi lòng uẩn khúc, nó phá tan cái thành lũy cuối cùng trong tim tôi, làm tan chảy những lo âu, để rồi như tất cả đang lùi vào dĩ vãng và bùng lên cái ước ao cháy bỏng về nỗi nhớ quê nhà. Nàng vuốt ve mái tóc, sờ nắn khuôn mặt, bàn tay mơn man cảm giác nhồn nhột trên cổ, tôi cười, nàng bảo:

- Trông thế này mà cũng...
- Cũng gì.
- Ờ mà thôi chả nói nữa! Anh… anh biết không em đã chuẩn bị hết rồi, nếu anh có may mắn gửi lại giọt máu nào trên cõi đời này, thì nó phải trở về cội nguồn, trở về gốc rễ của nó, vì lá rụng về cội mà phải không anh? Nhưng...
- Nhưng gì?
- Em nghĩ chúng ta được sinh ra từ quê hương, đó là hương hoa và lộc của cuộc đời, từ quê hương chúng ta lớn lên, nên người thành danh chẳng lẽ chúng ta không báo đáp được điều gì sao?

- Ừ mà thôi, em cứ làm gì mà em cho là phải, anh không thắc mắc gì đâu.
- Vậy nhé, anh đồng ý rồi đấy nhé.

Chuyến bay, điều không lạ lẫm nơi tôi đang sống, cái đều đều của âm thanh, cái buồn tẻ của những khuôn mặt mỗi người một vẻ, tôi thiếp đi mơ màng. Tâm hồn trôi về tháng năm kỷ niệm chập chờn, khoang FirstClass thật rộng, bật ghế ngả người bàn tay của Duyên nắm tay tôi nhè nhẹ, cảm giác như đang ngồi bên bếp lửa luộc nồi bánh chưng tết năm nào...


Hạ cánh, cái sân bay mang tên vị tổng thống thật rộng, thật nhộn nhịp, hành khách tiếp tục lên, cái ghế trống cạnh nàng, bà cụ mái tóc bạc trắng mặc chiếc áo lụa màu mỡ gà yên vị, trông bà thật đẹp. Ờ nhưng nhìn cụ có nét quen quen, bà nói với cậu con trai thật dịu dàng, giọng nói âm ngữ pha vài câu tiếng Việt. Duyên mỉm cười thân thiện hỏi một một câu tiếng Việt, như một mạch nguồn được khơi gợi, bà cụ ào lên cười nói hỏi han, câu truyện cuốn đi theo nỗi lòng những người xa xứ, cảm giác như đang thỏa nỗi thèm khát được nói, cái ngôn ngữ thân yêu quê mình, bà vỡ òa cảm xúc, cầm lấy khăn chấm giọt nước mắt bất chợt lăn ra, làm tôi cũng với Duyên vô cùng cảm động, anh con trai cũng thì thầm nói:

- Không hiểu sao mấy tháng nay, bà không ngủ luôn đòi về quê.

Trong lòng tôi chợt lóe lên câu trả lời, phải chăng bà ấy cũng đang được quê hương réo gọi, cội nguồn là yếu tố tâm linh mà, nó như dòng sông, dù qua bao thác ghềnh nhưng cuối cùng tất cả mọi dòng sông đếu trở vế biển cả cái nơi sinh ra những giọt nước ấy...


Đủng đỉnh bà lấy trong xách tay cái hộp trầu, trời ơi! Cái hộp, cái hộp trầu mới liếc mắt qua nhìn thấy, tôi đã suýt ngất đi, một cảm giác lạnh ngắc chạy dọc sống lưng kéo tôi về dĩ vãng. Hình ảnh cái hộp trầu bà ngoại tôi năm xưa đã dùng, cái hộp bằng đống ánh lên theo năm tháng do bàn tay bà dùng, cái hồn Việt, văn hóa Việt đổ về, nó gắn bó với mỗi người phụ nữ ăn trầu, của làng xóm, của tháng năm thân yêu nơi đã sinh ra bao thế hệ... Bà đủng đỉnh lấy cái cối giã trầu, bà nói:
- Răng yếu rồi, phải giã nhuyễn mới nhai được.

Cái cối được làm bằng vỏ đạn kỷ niệm của chồng bà đi qua các trận mạc, giờ đây chỉ còn cái cối giã trầu là có ý nghĩa nhất. Câu truyện của bà với nàng kéo dài không dứt, nàng nép bên cánh tay bà, với tay lấy cái kính, bà lùa tay trên mái tóc nàng, nhặt tìm sợi bạc, bà bảo:
- Phải về quê thôi, chứ ở bên này khi chết nó cho vào lò điện đốt, nóng lắm không chịu được!

Cái triết lý ngô nghê của bà nghĩ thật buồn cười.
- Về quê, xương cốt gửi lại quê nhà nằm cạnh anh em họ mạc mới ấm lòng, xương cốt chăm bón lại mảnh đất quê hương, trả lại những gì nơi mình sinh ra, các cháu ạ.

Tôi nghe nước mắt như muốn chảy ra, thì ra bấy lâu nay mải lo toan cuộc sống, mải nghĩ những gì cao siêu, nhưng có những điếu thật giản đơn, dung dị mà mình chưa nghĩ tới bao giờ, để hôm nay trên chuyến bay này nghe bà cụ nói mà trong lòng tôi biết bao thay đổi...

Lại hạ cánh, chiếc xe thật rộng quay đầu, Duyên cười tủm tỉm bảo anh tài xế ngược về thành phố, loang loáng qua cửa xe cảnh vật không còn hình bóng cũ. Xe dừng, cửa mở, trời ơi con phố cũ đây rồi, bất thần tôi hỏi.

- Sao em đưa anh về đây thế?

Nàng bảo:
- Em muốn dành cho anh sự bất ngờ.

Cành xưa hiện về, dòng chảy trong tôi hiển hiện… Ngày đó…

Tôi đi học buổi sáng, chị Linh dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho ba người xong xuôi rồi chị đưa thằng bé lên nhà trẻ. Cái lớp học ban đầu thật lạ, dù cha có chuẩn bị quần áo cho tôi tươm tất thế nào, nhưng đứng trước các bạn, tôi vẫn là cậu học trò nhà quê, tôi buồn muốn khóc. Chẳng biết nói cùng ai, chỉ biết lao vào học, cái kết quả học tập đã dần dần làm các bạn thay đổi cách nhìn đối với tôi. Chiều chủ nhật tôi mải miết phụ cộng sổ cho chị Linh, lát sau chị ngồi bên hỏi và kiểm tra các con tính, chị rất hài lòng, chị bảo:
- Không có em chị bù đầu vì tính toán.

Tôi cười chị hỏi:
- Sao không đi đâu chơi?

Buồn buồn tôi trả lời:
- Em chả có bạn, vả lại em là dân nhà quê, ăn mặc xuềnh xoàng.

Chị cười ngặt ngheo bảo:
- Tưởng gì dễ ợt.

Qua hôm sau chị dắt tôi ra tiệm may, chị cắt may cho tôi những bộ đồ đẹp nhất, mỉm cười tôi vô cùng biết ơn chị.

Mùa khô sông cạn, anh Thắng cả tháng nay không về, cái xí nghiệp xe máy của anh đã chuyển lên công trường làm thủy điện, anh phải theo để xửa chữa. Chị Linh buồn bã thở dài cơm chẳng muốn ăn, nhiều bữa thằng bé đòi theo ông nội ngủ lại bên nhà, chơi với con đến tối chị về nhà, thẫn thờ đóng cửa. Tôi từ trên nhà đi xuống, bước chân nhẹ nhàng lững thững dừng lại sau lưng. Thật lạ hai vai chị rung rung hình như chị đang khóc, tôi thật bối rối, lát sau nhẹ hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Chị đánh mất tiền à?

Ngoảnh lại, chị vuốt tay qua đôi mắt đẫm lệ:

- Không có mất tiền đâu, chị buồn chút thôi mà.

Tôi ngồi xuống ghế cạnh chị, chị bảo:
- Anh Thắng đi mấy tháng nay không về chị buồn lắm, em chưa có gia đình, nên em chưa hiểu được điều đó đâu.

Tôi lặng yên nhìn chị, lát sau tôi nói:
- Hay là chị xin nghỉ ít ngày lên thăm anh đi.

Chị lặng yên không nói, ánh mắt nhìn tôi là lạ, ngại ngùng tôi bỏ lên lầu. Cái lạnh mấy hôm nay tràn về nhanh quá, mây mù vần vũ, gió lạnh về đêm đập vào cánh cửa từng cơn, thoảng thoảng vài hột mưa lâm thâm lắc rắc, càng làm cái lạnh thêm tê tái mỗi khi chiều về, tôi lót cái chăn bông xuống sàn, phủ thêm một cái chăn đơn, nhưng hình như cái hơi ấm của cháng trai mười bảy sắp bước sang mười tám, không xua đi được cái mùa đông buốt giá, chợt ước ao “giờ có thêm người nằm cạnh chắc hai người sẽ ấm hơn nhiều”. Chín giờ phố xá vắng người qua lại, sao chị Linh hôm nay về muộn thế, xoay cái đèn đọc sách, bàn tay hững hờ nâng cuốn sách lên, cơn ngủ từ từ kéo lai.


Thoảng trong mơ màng, hình như có tiếng người gọi cửa, choàng mình thức giấc, tôi chạy xuống nhà. Trời ơi, chị Linh mặt tái ngắt, tôi đỡ lấy xe và dìu chị vào nhà, chị đang bị cảm lạnh. Dìu nhanh chị vào nằm xuống nệm, bàn tay tôi thanh thoát đánh dầu, bóp mạnh thái dương vuốt bàn tay xuống cổ, bờ vai chị dần dần bừng tỉnh hơi thở chị nhè nhẹ, mắt nhắm hờ, chị bảo:
- Em đóng cửa chưa?

Tôi bảo:
- Đóng rồi.

Bàn tay chị từ từ đưa lên…

(Hết Phần 29 ... Xin mời đón xem tiếp Phần 30 )

Xin vui lòng nhấn chuột vào quảng cáo ủng hộ Cõi Thiên Thai! Cám ơn bạn!