CoiThienThai.com - The Largest Vietnamese Entertainment Network

Buy Sex Toy Sex! Do choi danh cho nguoi lon! Click here!

Xem phim phá trinh! Hấp dẫn tuyệt vời - Click here!

Bạn đã có bảo hiểm nhân thọ (life insurance) chưa? www.HaPhanInsurance.com !

ThanhHaFlower.com - Mua hoa, gửi quà về Việt Nam ! Giá rẻ nhất!

Official websites: www.CoiThienThai.com || www.CoiThienThai.net

GÂY QUỸ CÕI THIÊN THAI - MEMBERS V.I.P Đăng ký thành viên: Members Log in || » Members Sign up « || » Cancel Membership «

Bạn có biết ? CõiThiênThai.com là nơi phổ biến Truyện Người Lớn miễn phí đầu tiên? CõiThiênThai.com có kho tàng truyện người lớn lớn nhất?

  • facebook
  • google plus
  • twitter
  • youtube
  • linkedin
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 13 of 13
  1. #11
    Join Date
    Mar 2003
    Location
    Cõi Thiên Thai
    Posts
    19,304

    Default Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Phần 11

    ĐẸP DUYÊN CẦM SẮC

    Hồi ấy, nghĩa là cách đây đúng 56 năm, mùa xuân năm Giáp 1,Thân (1884), ngày 16 tháng 2, thành Bắc Ninh thất thủ về tay Pháp. Hai đạo binh dưới quyền của hai thiếu tướng De Négrier và Brière de l'Isle, một mặt qua sông Hồng Hà, theo dọc sông Đuống, một mặt ở Hải Dương, đi tàu tới Phả Lại rồi đổ bộ, cùng men bờ sông Nguyệt Cầu tiến đánh Bắc Ninh.

    Trận ấy, quân Pháp chỉ mất độ tám tên binh và độ vài chục khẩu súng. Quân Tàu Cỏ Đen, núng thế, rút cả về Yên Thế, còn trơ quân An Nam thế cô, phải cổi giáp lai hàng. Một vị quan binh đứng đầu cai quản đội binh ta hồi ấy trong thành Bắc Ninh là lãnh binh Lê Vũ Khúc. Ông là dòng dõi cựu thần nhà Lê, tuy không phải tôn thất, song tổ tiên ông đã làm quan tới chức Công Khanh, ba bốn đời nối tiếp nhau trong hàng tứ trụ. Sau bốn năm thế hệ văn quan, trong họ bỗng đổi nghề nghiên bút sang nghề cung kiếm, tổ phụ Lê lãnh binh xuất thân cử võ, làm tới Ngũ quân Đô thống, thân sinh ông làm Sơn Nam Đề Đốc, đến đời ông khí nhuệ nhụt đi chút ít, ông chỉ làm tới Chánh lãnh binh thôi.

    Khi thành Bắc Ninh có cuộc xung đột binh đao, Lê công đứng trên mặt thành đốc thúc quân sỉ, hợp với quân Cờ Đen kháng chiến cùng binh Pháp.

    Phải một tốp lính phía dưới thành bắn lên, ông bị một phát trúng dưới xương vai, một phát trúng tay phải, rơi mất ba ngón taỵ Biết mình khó lòng chống cự được nữa, Lê công bèn nhảy vào trong thành, theo đường hầm chạy khỏi chiến trường, rồi lên ngựa phóng thẳng một mạch về chỗ đất phong ấp của ông, ở cách thành Bắc Ninh hơn một dặm. Gia đình ông ở cả trong ấp đó. Ông vừa phi ngựa tới cửa chưa kịp vào đến sân thì ngã gục xuống, lịm đi. Vực vào nhà ông cứ thế thiếp dần, máu chảy ra lênh láng, không trối trăng câu nào cả.

    Lê phu nhân hồi đó mới non bốn mươi tuổi, bà sống với hai người con trai đã khôn lớn, một người mười bốn, một người mười hai. Cậu cả tên Lê Mạnh Khôi, cậu em là Lê Trọng Việt. Hai anh em được mục kích cái chết thảm thương của thân phụ lấy làm đau đớn lắm; tuy còn thơ ấu nhưng cũng đã cảm thấy sự tử biệt sinh ly là một nỗi thường tâm thống thiết nhất trên đời. Hai anh em giúp mẹ tắm rửa cho cha, khâm liệm tử tế và an táng cho người bị chết nạn chiến tranh vì tận tâm báo quốc.

    Thành Bắc Ninh bị hạ rồi, khi loạn lạc đã yên yên, ba mẹ con thu thập đồ đạc, bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh rút về an cư lạc nghiệp ở núi Gội, là quê quán tổ tiên hai anh em Khôi và Việt.

    Về đến tổ hương, mẹ dệt cửi vá may để nuôi cho hai con ăn học, theo các trẻ con trong làng, sang đình thụ giáo một ông đồ. Hai anh em họ Lê rất nhác, chẳng bao giờ thuộc bài vở sử kinh, chỉ toàn trốn thầy đi với lũ trẻ con du thủ du thực, tìm đến chân đồi chơi đánh trận giả và tập dượt quyền cước. Thầy đồ nhiều phen căng nọc đánh cho rất đau mà hai anh em vẫn không chừa, cứ ham mê nghề võ hơn nghề văn. Bà từ mẫu ngày ngày hết sức khuyên răn, Khôi và Việt thờ mẹ rất hiếu thảo nên lại quỳ xuống xin lỗi mẹ và hẹn sẽ ra công chăm chỉ học, nhưng đến hôm sau, vắng mặt mẫu thân thì vẫn chứng nào tật ấy như thường.

    Dần dần, bà mẹ biết rằng máu truyền thống chạy trong huyết mạch hai đứa con mình còn sôi nổi hăng hái lắm, nên cũng chỉ bảo ban lấy lệ mà thôi, còn mặc cho hai anh em Khôi, Việt được tự do luyện tập gân cốt, không ngăn cản nữa. Thành thử đến năm sáu năm sau, cả hai cùng to lớn khỏe mạnh; rõ ràng một đôi lực sĩ hùng dũng, oai phong. Từ khi góa chồng, Lê mẫu làm lụng chăm chỉ, để dành để dụm, thu xếp tảo tần, khi bỏ ấp ở Bắc ra đi, có bao nhiêu của cải thu vén đem cả về Nam Định; nhờ thế cũng có ít nhiều ruộng nương phong phú, đủ túc dụng một đời. Hai anh em Khôi, Việt, kịp đến tuổi trưởng thành, bà chưa có thì giờ lo bề gia thất cho hai con thì tự nhiên lâm bệnh, rồi lúc khỏi, liệt mất cả hai chân, không làm ăn gì được nữa. Hai anh em phải ở nhà lo liệu công việc giúp đỡ mẹ già. Tuy nói là giúp đỡ, nhưng kỳ thực hai cậu ấm chả được việc gì có lợi cả, bà mẹ ngồi một chỗ mà vẫn phải để tâm coi sóc đến công chuyện hàng ngày. Ruộng nương thì bà cho cấy rẽ, cứ đến vụ là có gia đinh đi thu thóc lúa về, hai cậu ấm chỉ phải trông lũ người nhà, đừng để chúng ăn bớt ăn xới, thế là đủ. Lúc bán lúa cho hàng xáo, thì cũng đã có các vú bõ đếm tiền đong thóc, chả bận gì đến cậu ấm cả và cậu ấm hai.

    Những buổi không phải coi sóc người nhà, ngoài vụ mùa màng và vụ bán chác, hai anh em lại chia nhau, anh ở nhà với mẹ già ba tháng, em di ngao du săn bắn nơi xa; rồi em lại trở về nhà ở ba tháng trong khi anh được tự do đi chơi đây đó. Cậu hai Việt hay vào mạn Đồng Giao săn bắn, mỗi khi cậu đi vắng, thì cậu cả có thèm thuồng lắm cũng không dám rời mẹ đi chơi nốt, chỉ quanh quẩn vào chợ Ghềnh lùng hưu nai hay chồn cáo một hai ngày mà thôi. Nhưng hễ cậu hai quay gót trở về, lại tha hồ cho cậu ấm Khôi muốn vượt bể băng ngàn tới đâu mặc sức.

    Một buổi sớm, cậu Việt về nhà bỗng thấy vẻ vui mừng tươi tỉnh, song chỉ vui mừng tươi tỉnh được ít hôm đầu. Vui tươi xong, cậu bỗng đâm ra thẫn thờ, vớ vẩn, tựa hồ thần hồn thần trí bị một cái gì ám ảnh; có ngày cậu buồn thỉu buồn thiu chả nói một câu nào, bà mẹ có hỏi thì cậu gượng cười chốc lát, nhưng phút sau, lại trầm ngâm mơ tưởng nhớ nhung ai. Thấy anh cả đi vắng lâu, cậu lộ ra vẻ sốt tuột lăm chỉ ngong ngóng ra đứng cửa chầu chực, đợi cậu Khôi về suốt ngày.

    Mong ròng ra ba tháng, cũng chả thấy, mãi gần sáu tháng mới gặp cậu ấm anh trở lại, tải về một xe gạc hưu nai và hai tấm da báo, một tấm da cọp và một bộ hổ cốt. Anh em chả kịp hàn huyên nữa; cậu hai thấy có anh về thì mừng quýnh vội vàng thu xếp hành lý ra đi ngaỵ Lần này cậu đi chơi có non nửa tháng đã về, đem theo một người con gái mặc tang phục, và một đứa trẻ độ 14, 15 tuổi.

    Từ trước tới nay, có nhiều nhà phú hộ và danh giá trong vùng Gội, thấy hai anh em họ Lê con nhà võ tướng, và rất khôi ngô tuấn tú, có ý muốn gả con chọ Mối lái có đến nhà ngỏ lời cho Lê mẫu biết, bà cụ hỏi ý kiến hai con, song cả hai cậu, chẳng cậu nào bằng lòng lập gia đình cả.

    - Lạy mẹ, anh em chúng con còn ít tuổi, có đi đâu mà vội! Mẹ còn trường thọ nữa, vì lão niên đới tật là một số rất tốt. Nếu mẹ cho phép chúng con, thì chúng con sẽ tự chọn lựa lấy người bạn trăm năm chăn gối, như thế sau này chúng con chẳng còn oán thán nỗi gì! Duyên số là một sự tình cờ mà thành, chớ biết thế nào mà chọn lựa?

    Lê mẫu nghe hai con trình bày như vậy, cũng vui lòng chiều ý không ép uổng nữa. Hai anh em vì trọng võ thuật, cũng chả nghĩ đến sự lấy vợ. Tới khi Việt thình lình đem một người con gái ở đâu về cả nhà đều lạ lùng kinh ngạc hết sức. Cậu hai đem nàng ấy vào lạy mẹ và lạy anh, rồi đầu đuôi sự thể thế nào, thú thật cả một lượt cho mẹ và anh rõ. Lê mẫu mới hay thiếu nữ đó là nàng Oanh Cơ quê ở làng Bàn Thạch tỉnh Thanh Hóa, bồ côi cha mẹ và hiện không còn ai thân thích họ hàng. Bà và cậu ấm cả thấy Oanh Cơ thùy mị dịu dàng lại thướt tha kiều diễm, nên rất vui lòng đẹp ý, nghĩ ngay đến sự cho phép nàng và cậu hai Việt sánh đôi. Cậu hai cũng chỉ mong ước có thế, thôi lúc nghe mẹ và anh nói trúng tâm can mình, cậu bất giác đỏ một tía tai, phần vì thẹn, phần vì mừng, phần vì thương anh thương mẹ đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm của mình, không hề cản trở ý định của mình một chút cỏn con nào cả.

    Cậu Việt vội bẩm mẹ là nàng Oanh còn có trở anh chị nàng bị chết trong khi vào rừng gặp cọp, phải đợi nàng trừ phục đã mới sẽ bàn đến chuyện thành thân. Từ đó, hai cô cháu Oanh Cơ ở hầu hạ Lê mẫu như hầu hạ mẹ già, không có lòng muốn đi đâu nữa. Mà cậu ấm hai cũng nhường anh đi xa săn bắn; về phần cậu, cậu chỉ muốn ờ nhà thần hôn định tỉnh bên gối huyên đường mà thôi.

    Hơn một năm sau, nàng Oanh Cơ mặc áo quần hồng, quấn khăn vành dây, che quạt lượt đỏ, lạy Lê mẫu hai lạy để trở nên mợ hai Việt. Lứa uyên ương mới cả ngày chỉ quấn quít lấy nhau, yêu mến nhau cực điểm, khiến mẹ già trông thấy cũng vui lòng. Trong gia đình họ Lê từ đó, càng ngày càng thêm vui, thêm thịnh; Oanh Cơ đã từ đâu đem về cho Lê mẫu sự an nhàn thư thái, đem về cho cậu Hai sự hạnh phúc êm đềm. Từ ngày có nàng, Lê mẫu không phải nai lưng cáng đáng công chuyện trong nhà nữa. Bao nhiêu việc tần tảo thu vén gặt lúa, bán thóc, một tay nàng coi sóc được hoàn hảo, vẹn toàn.

    Nàng là người không những chỉ có thanh có sắc, nàng còn khéo léo đủ đường, tề gia nội trợ đảm đang khôn xiết. Nhà họ Lê có nàng thì phòng ốc cửa ngõ ngăn nắp đâu vào đấy; thềm gạch, sân hầu bao giờ cũng sạch sẽ tươm tất. đồ đạc giường chiếu bao giờ cũng ngay ngắn chỉnh tề; cơm bao giò cung ngon, canh bao giờ cũng ngọt; trong gia đình bao giờ cũng êm thắm yên vui. Lê mẫu nhiều phen ngồi bên ngọn đèn dầu đọc sách xem con dâu dệt cửI, thinh thoảng gấp sách ngừng đọc, trông Oanh Cơ một cách yêu đương âu yếm, bảo nàng rằng:

    - Này nhà hai! Mày về làm dâu mẹ, mẹ chả còn có điều gì trách móc được. Mẹ bình sinh không có con gái, nay được con mẹ quí mến biết bao! Nhất là tất cả mọi việc trong nhà, con một tay thu xếp gọn gàng yên ổn cả, khiến mẹ được ăn không dưỡng lão, mẹ còn gì mà chả vui lòng? Sau này mẹ nếu thác đi, buổi lâm chung thực mẹ không ấn hận oán than gì nữa! Duy chỉ có một điều là anh con chưa có vợ, vợ chồng con thì chưa có con, nếu hai sự ấy nhất đán nhờ Trời Phật, đều được như lòng mẹ ước, thì mẹ dù nhắm mắt cũng sẽ mãn nguyện đủ trăm bề.

    Bà cụ mong như vậy, ai ngờ ước mong của bà nó linh hiệu làm sao! Chẳng bao lâu, nàng Oanh thụ thai, khiến bà thiếu chút nữa mừng quá mà chết. Mãn nguyệt khai hoa, Oanh cho ra đời một đưa con gái nhỏ giống mẹ như tạc, lại được có vẻ khẳng khái lẫm liệt của chạ Trong gia đình nhờ có đứa trẻ càng tăng hạnh phúc êm vui; cậu Việt, từ buổi có con, chỉ quấn quít chung quanh mình vợ, hầu hạ con như một ông bố trung thành tận tụy.

    Riêng chỉ có Khôi thì vẫn không quên nghề nguy hiểm, ở nhà lâu không săn bắn tập luyện là thấy chồn chân khó chịu vô cùng. Chàng thường đi đây đó suốt năm, ở nhà nhiều nhất chỉ được độ vài ba tháng. Mỗi kỳ ở nhà, Khôi lại bắt Việt theo mình ra chân đồi múa võ, sợ em lâu ngày không rèn tập thì gân cốt yếu hèn đi. Bởi thế, cứ độ nào có Khối, thì Việt phải tạm xa vợ xa con một ngày hai buổi, cùng anh ra dượt võ ở ngoài đồng. Lâu dần thành một thói quen hễ cứ anh đi vắng thì thôi, lúc nào anh có nhà, Việt lại cùng anh đối thủ. Hai anh em tựa hồ rất có tin ngưỡng trong nghề quyền cước; họ thi nhau trổ tài không phải để cố ý ganh nhau, cũng không phải để khoe khoang tài nghệ mình trước mặt công chúng. Công chúng đây là vài ba người nhà quê hiền hậu, chất phác chả hiểu cung kiếm là gì. Lắm khi hai anh em họ Lê rượt nhau chạy bên mình họ, họ cũng vẫn thản nhiên điềm tỉnh cày bừa, không buồn để ý đến. Tuy họ không chú ý ngắm nhìn hai cậu ấm luyện võ, mà trong làng, từ trên chí dưới chẳng ai là người không rõ hai anh em họ Lê là một đôi tráng sĩ hùng dũng, săn bắn rất giỏi có sức đích nổi muôn người. Tiếng đó đồn đãi rất xa; quanh một vùng từ Bình Lục đến chợ Ghềnh, Đồng Giao, rất nhiều tay hào kiệt, rất nhiều đảng lục lâm, đều mộ tiếng cả hai chàng Khôi, Việt.

    Hai chàng giỏi võ nghệ gần đến nơi tuyệt đích thế mà không bao giờ dùng sức mạnh của mình để làm một sự gì phạm pháp hoặc mưu công danh tài lợi trong đời. Hai anh em chỉ an cư ở thôn quên sinh hoạt bằng mươi mẫu ruộng và bằng nghề săn hưu, nai, beo, cọp; họ thờ mẹ chí hiếu, đối với anh em vợ con, thân bàng cố hửu chí tình, tịnh không có một dục vọng cao kỳ nào cả.

    Ai ngờ đâu xử thế đến như vậy mà cả hai đều không tránh khỏi dây oan nghiệt đến chằng vào cổ; một ngày kia Khôi Việt cùng bị tình nghi phải bắt giải lên Tỉnh ly, rồi chẳng bao lâu bị khép vào án tử hình. Thực là vạ gió tai bay, chả ai hiểu vì đâu nên nỗi. Có kẻ hiếu sự len lỏi vào gia đình hai cậu ấm bàn tán rằng chả qua chỉ vì Oanh Cơ mà cửa nhà phút chốc tan tành. Họ nói:

    - Phàm giả những đóa hồng nhan rực rỡ và hoàn hảo quá chỉ toàn là những binh khí giết người. Muội Hỉ làm chết vua Kiệt, Đắc Kỷ làm chết vua Trụ, Tây Thi xui Phù Sai vong quốc diệt thân mà Bao Tự khiến U Vương táng mệnh, còn Qúi Phi thì làm Minh Hòang sống cũng như thác; thực quả đàn bà đẹp là cái mầm tai họa đến cho đời! Đến vương bá bị những vưu vật đó còn thiệt thân mất nước, nữa là người thường tránh sao khỏi nạn tan cửa nát nhà!

    Câu nói ấy, tuy quá độc địa, song cũng có một phần sự thực. Sắc đẹp nàng Oanh Cơ quả là một duyên cớ trọng yếu khiến chồng và anh chồng nàng bị cái nạn đoạn đầu. Hai anh em họ Lê bình sinh hay đem nhau ra thí võ ở chân đồi làng Gội, đều bị đao phủ hành hình tại chỗ đó.

    Oan hồn, sau khi lìa khỏi xác trong một trường hợp cực kỳ thảm thiết, vì uất ức nên không tài nào tiêu tán đợc, nhất là vì hai tráng sĩ chết rồi, lại không được họ hàng lập đàn cầu nguyện cho tinh thần chóng đợc siêu thăng. Hấp thụ mãi khí thiêng liêng của non sông cây cỏ, hai vong hồn đó lâu dần hóa ra một thứ ma có đủ tư cách hiện hình về được, hiện về chẳng để dọa nạt hay làm hại ai cả, nhưng chỉ để diễn lại một bài quyền xưa kia họ ngày ngày hằng tập luyện ngõ hầu khi trong cái thế hệ mới mẻ này vết tích một nỗi thương tâm uất ức của một thời dĩ vãng một nỗi đau thương do "oan nghiệt" dệt thành...

    Em nào chồng bỏ, chồng chê
    Anh dzớt 1 quẻ, chồng mê.. ụa lộn ... em mê tới già

  2. #12
    Join Date
    Mar 2003
    Location
    Cõi Thiên Thai
    Posts
    19,304

    Default Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Phần 12

    TỬ BIỆT SINH LY

    Thường thường, trong xã hội cũng như trong gia đình, hễ cứ thịnh vượng quá thì càng dễ bị suy vong; cũng như một vết trên bánh xe, khi lên đến đỉnh tuyệt cao rồi thì tự nhiên tụt dần xuống dưới. Hạnh phúc trong nhà không bao giờ hoàn toàn mỹ mãn quá; hoàn mỹ quá tức là một cái mầm tai nạn, bởi lẽ Hóa công hình như hay đùa ghen với sự sung sướng tuyệt đích của loài người.

    Oanh Cơ từ ngày về làm dâu họ Lê, đem về cho họ ấy đủ mọi sự phong lưu nhàn hạ. Cửa nhà ngăn nắp thóc lúa đầy kho, tiền bạc chật hòm. Lê mẫu không còn phải lo toan gì nữa. Gia dĩ Oanh lại sinh hạ được một đưa con nhỏ, sự vui vẻ trong gia đình thực quả như pha lê không vết, ai ai cũng đều sinh hoạt đầy đủ, mãn nguyện, chẳng có nỗi gì oán thán hay ước muốn viển vông. Hoàn cảnh yên vui êm ấm đó tưởng đâu có thể lâu bền vĩnh viễn, bởi lẽ anh em cậu ấm không hề làm sự gì ám muội phạm pháp, cũng không vì bon chen danh lợi mà bôn tẩu, sinh ra các mối oan thù.

    Ai ngờ đâu Trời Già không để cho yên, bỗng run rủi vạ gió tai bay đến phá nát hạnh phúc nhà họ Lê trong nhột sớm. Căn nguyên tai vạ đó rất là vô lý thế mà cũng xui nên hai kẻ mất đầu!

    Số là trong buổi sơ khai, nước ta còn nhiều đấng giang hồ trộm cướp tụ tập binh lính quấy nhiễu lương dân và kháng cự cùng nhà nước. Cứ chỗ nào có rừng cao núi cả khó lòng mang quân đến tiễu trừ được là chúng quần tam tụ ngũ, bầu một tên chánh sai, rồi lập ngay một sào huyệt, một cơ sở để làm nghề không vốn muôn lời. Những nơi hiểm trở như các miền Yên Thế, Chợ Ghềnh, Đồng Giao, Phồ Cát, các mạn thượng du xứ Bắc kỳ và các hạt giáp giới với dải núi giăng màn xứ Trung kỳ, phần nhiều là có giặc cỏ, kẻ cướp ẩn nấp ở trong các truông lau, bãi sậy, các thung lũng eo hẹp ở chen vào những lớp núi cao ngất, gồ ghề dựng đứng như bức tường cheo leo, thẳng vút, các nơi hoang vu cô tịch ở phía tây hạt Đồng Giao như mấy vùng Thạch Thành, Cẩm Thủy, La Hán, Hồi Xuân, toàn là các trường mai phục có địa thế, có thắng lợi, giúp cho một tên giặc mang súng ống nấp trong hang hốc bờ bụi có thể một mình địch nổi vài chục binh linh nhà nước.

    Thủa ấy, trong muôn ngàn đảng giặc cỏ lau nhau chui rúc trong kẽ rừng hốc đá, như ở các vùng núi non hiểm trở tả trên đây, có một vài đảng rất cường thịnh hiển hách, quân nhà nước lùng bắt trừ khử mãi không xong.

    Có một đảng, trong các bọn tho khấu cường thính đó, gồm độ vài trăm tên lâu la dưới mệnh lệnh của một tay cuồng nho phẫn chí tên là Nguyễn Quán hoành hành ở biên giới hai xứ Bắc và Trung kỳ, nhất là ở các vùng Thạch Thành, Cẩm Thủy, Phố Cát Đồng giao; thanh thế lan dọc từ Bỉm Sơn, đến Chợ Ghềnh, ngang từ Phát Diệm tới mãi Nho Quan, Hồi Xuân và La Hán.

    Đám giặc cỏ ấy thường thường vào các làng cướp bóc lương dân, hãm hiếp đàn bà con gái, phá nhà thờ, bắt cố đạo, ngang tàng đốt phá, đến đâu thì xưng hùng xưng bá, sát hại khổ chủ dọa nạt dân nghèo, bắt trâu dê gà lợn mổ xẻ làm tiệc linh đình chè chén với nhau, xong rồi vơ vét đầy túi, kéo cả đàn lẩn tránh tản mát vào các hang sâu khe hẻm trong núi, không tài nào tróc nã được. Quan quân truy tầm lùng bắt đã riết lắm, thế mà chúng vẫn chưa bị sa vào pháp luật bao giờ.

    Tên đầu sỏ, Nguyễn Quán, là một kẻ không chỉ lắm mưu gian kế quyệt, lại còn giỏi võ nữa. Hắn có mặt khẩu súng hỏa mai thập bát hưởng, nghĩa là bắn luôn được 18 phát không cách xa nhau mấy, lại có một con dao găm hai lưỡi rất lợi hại, rạch người như mổ lợn, không hề khó nhọc chút nào. Ngoài hai thứ khí giới đó, Quán còn biết sử dụng một ngọn roi gân hổ mà hắn múa vù vù, trông không thấy người đâu nữa, khiến tên bắn khó lòng trúng hắn được. Có thế mà thôi đâu, hắn lại còn sở trường môn ném chuỗi tiền; chuỗi tiền hắn tung ra bách phát bách trúng, phi đoạt được gươm giáo côn đao của bên địch, cũng làm cho kẻ thù ngã quỵ xuống bị trọng thương. Võ nghệ của Quán thực là gần tới chỗ tuyệt đích. Nếu không giỏi như vậy, hắn đã làm sao thâu phục được lũ đầu trâu mặt ngựa làm lâu la giúp hắn?

    Hắn cứu tụi con em trong đảng đã nhiều phen, trong những trường hợp cực kỳ nguy khốn, hóa nhiều đứa từng chịu ơn cứu tử nên hết sức trung thành tận tụy với hắn. Tuy giỏi đến đâu thì giỏi, Quán cũng có ý gìn giữ phòng thân, sợ có khi bị người ta ném ám khí thì thiệt mạng. Bởi vậy hắn bèn chọn trong bọn lâu la, bốn tay giỏi võ nghệ nhất để làm bốn kiện nhi hộ vệ theo hầu.

    Bốn tên kiện nhi đó, đáng lẽ bổn phận là phải bảo trợ chủ tướng trong cơn nguy biến; ai ngờ lại chính là Nguyễn Quán phải giữ gìn tính mạnh cho chúng, mỗi lần có những cuộc xung đột gay go! Bảy tám phen, giá Quán không giở đến tài nghệ bắn súng, ném đao, quất roi, hay ném tiền, bốn tên hộ vệ ắt bỏ mạng từ lâu.

    Chúng chỉ được mỗi một việc là giúp chủ tướng mà thôi, là vây bọc chủ lại, tả một đứa, hữu một đứa, tiền một đứa, hậu một đứa, để ngăn người ngoài ném trộm các ám khí. Ngoài sự che chở dó, chúng không được việc gì nữa. Bởi thế Nguyễn Quán vẫn có ý phàn nàn chưa chọn được cặp tả hữu nào có nghệ thuật siêu quần để được nhờ mà khỏi bị hao công tổn lực, để mỗi lần có cuộc huyết chiến thì chúng gánh vác hộ cái phần nguy hiểm gian nan. Mỗi lần đi cướp bóc ở đâu, Quán xem chừng công cuộc phải làm to, thì thân đi đốc suất lâu la đánh phá; nếu đoán là "tiếng bạc" hôm ấy bé thì chỉ nằm một chỗ, phái một hai tên thủ túc thay mình quản lĩnh là xong. Cũng do lẽ ấy, hắn cần phải có bọn tay chân xứng đáng. Bốn tên hộ vệ lúc ấy chưa phải là những người đáng mặt thay quyền Quán mà cai quản được bọn lâu la, dầu bọn ấy không lấy gì làm đông cho lắm. Quán có ý muốn tìm hai võ sĩ có bản lĩnh, có can tràng để rủ vào phe đảng mình, rồi giao cho cái chân phó soái họa may hắn sẽ được an nhàn đôi chút.

    Có kẻ mách hắn ở vùng Gôi có hai thiếu niên tráng sĩ dòng dõi võ tướng, vì lỗi thời nên không lĩnh ấn công khanh. Hai người đó chính là hai cậu ấm con quan lãnh Lê, võ nghệ đều siêu quần xuất chúng, tính tình thì cương trực anh hùng.

    Nguyễn Quán nghe tiếng hai anh em Khôi, Việt đã lâu vẫn có lòng hâm mộ và cảm phục tài năng của hai chàng song chưa có dịp nào làm quen cả. Nay nhân người tiến cử, hắn bèn tự thảo một phong thư sai kẻ tâm phúc đưa đến Gôi cho họ Lê, trong thư đại ý nói rằng:

    "Bỉ nhân trộm nghe đại danh hai công tử đã lâu, thường ao ước được một phen tương ngộ. Đấng hào kIệt tất phải lấy nghĩa xứ nhân; bực anh hùng lẽ đâu chẳng lấy ân xử với hai người trí thức? Từng mảng hai túc hạ là người khoáng đạt, cỏ chí cao xa; vậy nên bỉ nhân đây, cơm Mạnh Thường mong đải khách hiền lương, vàng Trịnh Bá rắp tặng người tuấn kiệt. Bằng hai túc hạ sẵn lòng giúp bỉ nhân cho hùm thiêng thêm cánh, thì ngoài giữ chân tay, trong làm lòng dạ, chúng ta tuy Nguyễn Lê khác họ, rồi sẽ như Hồ Việt một nhà; nghĩa vườn đào rạng tiếng khách ngàn xưa, chúng ta há chẳng biết noi theo để cùng gây sự nghiệp?... xin hai công tử xét cho lòng thành thực này chớ có từ nan: được như thết bỉ nhân sẽ lấy làm vạn hạnh! Vạn hạnh!"

    Hai anh em Lê Mạnh Khôi và Lê Trọng Việt được thư ấy vội vàng trả lời cho sứ giả đem về. Trong tờ phúc đáp, lời lẽ ngọt ngào khiêm tốn; hai cạu ấm tỏ ý rất ân hận, không thể cùng Nguyễn Quán cộng tác được viện cớ rằng mẹ già vợ dại, lại "tông đường chút chửa cam lòng" nên không thể dứt tình bỏ cửa nhà vào núi để đeo roi cắp kiếm theo hầu dưới trướng Nguyễn Quán được. Vậy xin ông chủ tướng kìa hãy tìm những người phò tá khác. Vả chăng, hai anh em lại tự lượng mình không có tài cán gì, không có thao lược gì để giúp cho Nguyễn gây nên cơ đồ lộng lẫy cả. Muốn cho Nguyễn khỏi bị thất vọng về sau, chi bằng ngay lúc đầu tiên, đừng để cho nhau tưởng tượng quá sâu xa về những công cuộc vĩ đại hay về một cuộc hiệp tác hão huyền.

    Hai cậu ấm Lê tuy đối phó một cách quyết liệt với sự mời mọc của tên đầu đảng cướp, nhưng bề ngoài vẫn dùng lời lẽ thanh tao lịch sự, không ai bắt bẻ nổi hoặc giận dỗi vào đâu được.

    Tưởng như thế tất là yên câu chuyện, không xảy ra điều gì rắc rối, khó khăn; ai ngờ đâu vì mảnh thơ vô tình kia hai anh em bỗng lâm vào một tình thế gian nan, càng ngày càng nguy hiểm, không tài nào gỡ thoát...

    Ở một làng cách núi Gôi chừng hai ba mươi dặm, một đêm kia bỗng xảy ra một vụ cướp tọ Quân cướp đề phòng không được cẩn mật, để mưu kế chúng bị bại lộ, khiến quan quân biết trước, đến mai phục chung quanh nhà sự chủ và căng lưới sẵn sàng để dụ cường đạo vào trong. Quả nhiên sau một trận xung đột kịch liệt mười lăm tên gian phi bị thương chịu cho quan quân trói lại, mười hai tên khác thì tử trận, duy có tên đầu đảng và một ít lâu la trốn thoát được mà thôi. Hỏi ra mới biết tay chủ tướng khôn ngoan ấy là Nguyễn Quán. Y sở dĩ tẩu thoát được, một là vì có súng, hai là nhờ bốn tay thị vệ hết sức xông xáo che chở hộ ỵ Trong bốn tên ấy, ba tên bỏ mạng trong trường xung đột; đứa thứ tư thì bị bắt vì mang một vết trọng thương giữa đùi. Cớ sao bốn thằng kiện nhi đó lại hy sinh tính mệnh cho chủ một cách anh hùng như thế? Căn nguyên sự hy sinh này mới kỳ dị làm sao! Chính là bức thư Nguyễn Quán đã viết cho hai anh em chàng họ Lê đó! Vốn từ lâu, Nguyễn Quán vẫn có ý phàn nàn về những tay hầu cận mình không được giỏi, bời thế mới viết thư dụ dỗ hai anh em họ Lê vào phe đảng giúp mình. Bốn tên hắu cận bị chủ tướng khinh rẻ, lấy làm căm tức ngấm ngầm trong lòng, nên kịp khi lâm sự, chúng mới hết sức trổ tài thi nhau che gươm đỡ đạn cho Quán, để tỏ rằng nghệ thuật của chúng nào kém gì tài cán hai gã họ Lệ Ngờ đâu vì hăng hái quá, chúng đều bị những miếng đòn độc ác cua quan quân mà chết, chỉ còn một đứa sống thì rồi cũng bị què và tàn tật suốt đời. Cái kết quả của một sự tức giận nhất thời đó là như thế. Kết quả ấy càng chua cay thê thảm bao nhiêu, nó càng làm cho tên kiện nhi sống sót nghĩ thương tiếc anh em đồng chí, bực tức số phận hẩm hiu mà thâm thù thâm oán hai anh em Khôi, Việt bấy nhiêu.

    Bởi thế, khi giải về dinh Án sát để lấy khẩu cung, tên gian tặc ấy không ngập ngừng gì cả, khai ngay rằng muốn bắt được Nguyễn Quán, cứ việc đem tra tấn hai chàng thiếu niên võ sĩ đã giúp ngầm y trong các cuộc cướp của đốt nhà. Hai thiếu niên đó là con quan lanh Bắc Ninh: Lê Mạnh Khôi, Lê Trọng Việt...

    Tai nạn nhà họ Lê bắt đầu từ buổi ấy; đương lúc cả nhà chung hưởng hạnh phúc thái bình vui vẻ, hai anh em bị bắt đem đi, ngơ ngác không hiểu vì đâu lại xảy ra cơ sự lạ lùng như vậy. Lê mẫu kinh khủng lo lắng, bỏ ăn bỏ ngủ; Oanh Cơ thì khóc lóc suốt ngày. Về phần Nguyễn Đức Tiêu, cháu Oanh Cơ, sau khi hai công tử bị giải lên tỉnh rồi tống lao, chàng bèn vội vã thu xếp hành lý theo lên Nam Định để đem cơm nước quà bánh cho hai người bị nạn và dò la xem tin tức thế nào.

    Việt và Khôi bị bắt vừa được hai ngày thì sáng hôm thứ ba, các quan trên tỉnh về khám nhà họ Lê tại núi Gôi. Trong cuộc khám xét, chẳng bắt được giấy má gì quan trọng cả, duy chỉ tìm ra được bức thư của Nguyễn Quán mà thôi. Thầy thư ký thông ngôn theo quan Chánh cẩm đến khám nhà Oanh Cơ, thấy nàng thùy mị dịu dàng, cứ chòng chọc ngắm nhìn nàng mãi, khiến nàng phải sượng sùng e lệ, cúi gằm mặt xuống không dám ngửng lên nữa. "Gái một con, trông mòn con mắt", gia dĩ nàng Oanh lại có sắc đẹp tự nhiên vẹn vẻ, hóa nên thầy Thông ngôn càng mê đắm mê say, thầy tiến đến bên cạnh nàng, lộ ra vẻ hiền từ phúc hậu bảo nàng rằng:

    - Bà chớ lo! Tôi xin tình nguyện làm giấy má hộ bà, để bà đầu đơn khiếu nại cùng nhà nước!

    Oanh Cơ tưởng đấy chỉ là lời nói đãi bôi cho đẹp chuyện ai ngờ thầy Thông nói sao làm vậy, ngày hôm sau vội đến nhà họ Lê thảo các đơn từ tử tế rồi đọc cho Oanh Cơ và Lê mẫu nghe. Xong thầy xin hai mẹ con ký tên vào đơn rồi đệ trình lên quan Án. Khi thầy Thông ra về, hai mẹ con Oanh Cơ cảm chút tình săn sóc đến người có nạn, đem gạo tiền ra tiễn, song thầy Thông một mực chối từ nhất định không nhận.

    Cách đấy ít lâu, chẳng biết Tòa xử và tuyên án ra làm sao, chỉ rõ ngày 26 tháng ba, đầu giờ Mão, anh em công tử họ Lê bị điệu về núi Gôi, trói vào hai chiếc cột đóng thấp thấp ở một sườn đồi. Mười hai tên đạo tặc đồng đảng với Nguyễn Quán cũng bị trói như thế chung quang mình hai cạu ấm.

    Trên sườn đồi, trước mặt lũ tội nhân, nền đất bị san phẳng để dựng một cái rạp lớn, chung quanh có tinh kỳ đỏ ốI, gươm giáo sáng quắc, tàn quạt uy nghị Trong rạp, trên một chiếc ghế bành đằng trước có bày hương án, một ông quan áo mũ chỉnh tề,cân đai bối tử trịnh trọng, ngồi chễm chệ uy nghi, sắc mặt nghiêm nghị đượm vẻ sát khí lạnh lùng. Diện mạo cứng cỏi đó thực là hợp với vẻ long trọng thê thảm của pháp trường. Bên mình Giám trảm quan có các viên bộ hạ, các lính tráng theo hầu và một bộ đàn sáo bát âm. Hai bên trước cửa rạp, một bên là giá trống cái, một bên là giá chiêng đồng; hai tên lính mặc quần áo chẽn vàng nẹp đỏ, chân thắt xà cạp điều, cầm dùi đứng chực sẵn.

    Trong hoàn cảnh lạnh lùng nghiêm nghị ấy bỗng thấy một người đàn bà vừa khóc sướt mướt như mưa gió, vừa thất thểu tiến đến. Thiếu phụ đó mặc đồ sô gai trắng, bỏ tóc xõa, đội mũ mấn che lấp cả mặt mũi hóa nên không ai nhận rõ được dung mạo nàng. Nàng bồng một đứa con thơ, rẽ đám người đi xăm xăm vào tận giữa pháp trường, tới gần một tội nhân nâng đứa hài nhi cho anh ta hôn hít, đoạn phủ phục dưới chân anh ta khóc nức nở, nói không ra tiếng.

    Phạm nhân đó nào phải ai xa lạ, chính là công tử Lê Trọng Việt mà thiếp phụ kia, ấy là nàng Oanh Cợ Nàng Oanh Cơ ngồi xệp xuống đất, bên cạnh chồng, ruột gan quằn quại như đứt ra từng đoạn một, cảnh sinh ly tử biệt, tự nhiên đến hủy hoại gia đình êm thấm nhà nàng, nó tàn ác quá, đau đớn quá, khiến nàng không còn tâm hồn nào nữa, không còn đủ trí giác và tinh thần sáng suốt để tìm ra một lời lẽ gì thống thiết khóc chồng và từ giã anh chồng. Nàng cứ quỳ móp dưới đất. Cậu ấm hai, trông thấy vợ con, lòng cũng tan nát, không thể cầm được nước mắt. Nhưng đã đến trường hợp này cậu đành phải cúi đầu nhẫn nhục trước sắc lệnh cay nghiệt của định số, thổn thức bảo vợ rằng:

    - Em khá mau về đi, đừng ở chốn rơi thịt đổ máu này làm gì! Ngày nay anh sở dĩ đương tuổi thanh niên mà bỏ vợ con, chịu bất đắc kỳ tử một cách thảm thiết thế này, chẳng qua chỉ vì tiền oan nghiệp trái đó mà thôi, có cưỡng cũng vô ích! Thân phụ chúng ta, xưa xông pha trong vòng khói lửa, chém giết tàn sát cũng nhiều, các oan hồn bởi thế mới theo dõi dòng họ ta mà trả thù, báo óan! Đến lúc vận trong nhà suy bĩ, lại có cả hai con ma rừng thủa trước cũng hùa vào tác quái, mạng anh nghĩ cho kỹ, thực là khó nỗi bảo toàn! Em còn nhớ câu chuyện ma rừng anh thuật lại cho em nghe trong cái đêm vắng vẻ, khi hai ta mới bắt đầu gặp gỡ nhau không? Thôi, em khá về đi! Anh sống khôn chết thiêng, sẽ theo dõi bóng em, phù hộ cho em mãi mãi! Em còn trẻ, có nhan sắc; đời em còn chứa chan hạnh phúc, em chớ nên nghĩ luôn luôn tới kẻ khốn nạn này làm gì! Anh phúc mỏng đức bạc, không được cùng em thủy chung trọn nghĩa; một mai anh chết rồi em nên quên hẳn anh đi, chọn lấy một kẻ xứng đáng trao thân gửi phận, may ra sau này sẽ không đến nỗi khổ nghèo hèn! Còn như đối với anh, duyên số hai ta chỉ còn đến đây là đoạn tuyệt! Em đùng nên quá câu nệ, nghĩ vẩn vơ mà chịu thiệt thòi cả một đời xuân trẻ tốt tươi! Thôi, anh nói thế đủ rồi, em đứng dậy về đi đừng bịn rịn dùng dằng nứa.

    Lê Trọng Việt căn dặn vợ vừa xong, thì có một tốp lính vâng lịch Giám trảm quan, cầm roi đến xô đuổi Oanh Cơ ra ngoài. Nàng bèn đạt phịch đứa con thả xuống bãi cỏ, bỏ mặc nó khóc oe oe, thụp xuống lạy anh chồng hai lạy, rồi lạy chồng hai lạy, vừa lạy vừa khóc lóc rất thảm thương. Đoạn nàng bế cháu lại hôn bác, nâng con cho hôn cha, rồi bồng nó lủi thủi bước ra khỏi vùng cấm địa của pháp trường. Nàng đi mưới được vài bước đã nghe tiếng loa nổi dậy như một hiệu còi thảm thiết, bi ai, tiếp đến một tiếng trống trầm trầm và một tiếng chiêng lanh lánh. Tùng! Bi ly! Nàng ngoái đầu lại, hốt nhiên hoa mắt choáng váng, ngã gục trên thảm cỏ...

    Thì ra mỗi tiếng loa, tiếng trống chiêng báo hiệu như thế là một mệnh lệnh khai đao. Đao phủ mặc áo chẽn đen, thắt dây lưng điều buộc thành tua ra phía tả múa may giữa đám tử tù, cứ mỗi lần nghe dứt tiếng chiêng sau cùng là hắn khoa thanh mã tấu đưa một linh hồn về chín suốI!... Bãi chân đồi núi Gôi ngày nay chỉ còn là một cảnh hiền lành phẳng lặng có ai hay nó đã làm sân khấu cho một tấn tuồng cực kỳ bi đát mà những vai đào kép bấy giờ đều đã khuất, chi còn lại sự tích thương tâm của họ, và hai mảnh hồn oan nghiệt phiêu phiêu tán tụ, thỉnh thoảng lại hiện lên chốc lát để kỷ niệm lại cho đỡ tiếc cuộc đời trai trẻ đầy hy vọng, một sớm mai chẳng may bị cắt đứt dưới lưỡi gươm tên đao phủ vô tình!

    Hai cậu ấm chết rồi, chẳng mấy chốc Lê mẫu cũng buồn thảm mà chết theo, Oanh Cơ trước kia sống nghèo nàn cô độc nay củng lại sống nghèo nàn cô độc, cùng một đứa con th ấu và một đứa cháu vị thành niên. Bao nhiêu sản nghiệp trong nhà, lúc hai cậu ấm Lê bị tù tội, đã đem bỏ cả ra lo lót, thậm chí bán cả vườn cả ruộng mà gỡ cũng không xong! Những đơn từ và mọi công việc chạy chọt, bởi cớ cậu Nguyễn Đức Tiêu còn bé dại nên nhờ ơn thầy Thông ngôn coi sóc hộ từ trước đến sau. Thầy Thông ngôn thực quả là người quí hóa. Giữa khi trong nhà lâm biến, thầy một lòng tình nguyện đến đỡ đần dù khó nhọc thế nào cũng chẳng từ nan. Những buổi lấy khẩu cung ở giữa tòa, thầy đã cố ý bênh vực che chở cho hai anh em họ Lê, song quan trên nghiêm khắc quá, nên không tài gì làm giảm tội được chút nào! Kịp đến khi chồng nàng và anh chồng nàng bị hành hình rồi, thầy lại tự đứng lên giúp đỡ mọi việc ma chay tống táng rất là tươm tất.Thấy cô cháu Oanh Cơ lâm thế quẫn, nghèo nàn chả có tý gì thầy nhiều phen giúp tiền, giúp gạo, đối với gia đình nàng rõ ra một vị ân nhân hào hiệp. Thầy Thông không những chỉ phúc hậu, từ tâm, thầy còn là người đứng đắn nghiêm trang nữa; trước mặt một quả phụ trẻ đẹp như Oanh Cơ, không hề bao giờ thầy có một lời bờm xờm bợm bãi cả.

    Mãi đến khi nàng hết tang chồng đã hơn một năm, lúc ấy thầy thấy gia đình nàng quẫn bách quá, mới sai mối lái lại hỏi nàng và đưa cho nàng một lá thơ đại ý như sau này:

    "Tôi xem chùng cái thế bà không thể đứng một mình như thế này được mãi, vì cứ thế, bà lấy kế gì mà sinh nhai và nuôi hai cháu còn thở Như bà không có lòng tục huyền thì thôi, tôi không dám nói. Còn nếu bà liệu phải bước đi bước nữa bởi tình thế bó buộc thì tôi có một lời này tâm sự mong bà rộng lượng xét cho! Tôi đây cũng góa vợ đã lâu không có con; ở trong cảnh cô tịch quạnh hiu mãi lấy làm buồn lăm. Chi bằng có sự này là lưỡng toàn hơn cả: chúng ta cùng họp nhau lại để gây một gia đình tươi vui đằm thắm, tưởng nhừng kẻ nơi chín suối cũng hiểu tình thế mà tha thứ cho ta! Bà nghĩ thế nào?"

    Thực ra Oanh Cơ cũng muốn thủ tiết với chồng cho trọn nghĩa ái ân và đền tấm ơn tri ngộ, nhưng trong buổi khốn khó này, nàng còn có đứa con thơ phải nuôi nấng gây dựng nên người cho khỏi phụ lòng kẻ khuất. Nàng là một phụ nhân hèn yếu, không có gia tư điền sản, cũng không nghề nghiệp sinh nhai, chả lẽ cứ ỷ lại mãi mãi vào lòng tốt của thầy Thông để cô cháu mẹ con được no thân lành áo? Vả lại, gia đình nàng thụ Ơn thầy Thông quá nặng, nay cũng là một dịp để đền đáp chút ơn ấy. Bởi thế nàng nhận lời gá nghĩa cùng thầy, mong rằng sẽ có thể tựa vào thầy được để gây dựng cho đứa con gái bé nên người tử tế. Nàng có lấy thầy chăng nữa, cũng chỉ là vì đứa con thơ, đứa cháu bé mà phải cải giá; chớ lòng nàng đã héo khô rồi, còn có ái tình đâu nữa? Ái tình của nàng nó đã theo cậu ấm Lê cùng xuống Tuyền đài, nàng không thể một đời yêu đến hai lần, nếu người đó không phải chàng thứ tử họ Lê sống lại...

    Em nào chồng bỏ, chồng chê
    Anh dzớt 1 quẻ, chồng mê.. ụa lộn ... em mê tới già

  3. #13
    Join Date
    Mar 2003
    Location
    Cõi Thiên Thai
    Posts
    19,304

    Default Ai Hát Giữa Rừng Khuya - Phần 13

    ĐÈO Ô QUÍ HỒ

    Trên con đường từ Chapa qua Phong Thổ, một đoàn khách dừng chân nghỉ giữa con đèo Ô Qúi Hồ. Đoàn hành khách có mười hai người: một người đàn bà và một người con gái bé ngồi ghế đăng sơn một người con trai cưỡi ngựa, còn bao nhiêu là phu khiêng ghế và tải đồ đạc cả.

    Hỏi ra mới biết người đàn bà đó là bà Tri Châu Phong Thổ, chồng vừa ra đất ấy phóng nhậm được ít lâu naỵ Đứa con gái bé là con bà, người con trai là cháu bà. Đoàn phu để chiếc ghế đăng sơn ở chỗ có bóng mát, rồi họ tản mác ngồi mỗi người ở một gốc cây để nghỉ chân dưỡng sức. Bà Tri Châu lúc ấy giở tráp trầu ra ăn một miếng, trông bà có vẻ buồn rầu lo lắng, nhưng vẻ lo buồn không làm thế nào át được sắc đẹp dịu dàng sắc so của bà. Bà ăn mặc cực kỳ diễm dắn, nền nếp, không đeo lắm vàng ngọc, không đánh phấn thoa son; song càng ngắm bà càng thấy có duyên, càng bị say đắm vì đôi con mắt mơ mộng của bà, đôi mắt đăm đăm nhìn vào khoảng chân trời xa thẳm.

    Lúc ấy khoảng ba giờ chiều. Bóng nắng xê xế, trên đường rừng mát mẻ dễ chịu lắm. Người thiếu niên đi ngựa buộc con vật đỡ chân của chàng vào một gốc cây rồi đi dạo quanh quẩn ngắm nhìn vẻ đẹp lộng lẫy tươi thắm của ngàn nội. Tụi phu có vẻ mệt nhọc, vì họ đã tất tưởi cả ngày rồi, ai ai cũng nhân dịp lúc dừng chân mà quạt mồ hôi, và nghỉ ngơi cho lại sức. Họ để các rương hòm rải rác dọc đường, núi, rồi ngồi phanh ngực ra mà quạt, có người thì dựa vào gốc cây, vách đá mà lim dim ngủ, chả ai để ý đến chiếc đăng sơn để ngay sát rìa núi trước mặt bãi sậy rườm rà.

    Bỗng đâu, một tiếng la to làm cho mọi người hoảng hốt đứng cả dậy, rồi đến tiếng khóc, rỗi đến một lời kêu the thé vang lùng trong rừng sậy đưa ra:

    - Cháu Tiêu ơi! Cháu nhớ lấy lời cô đó!

    Xong, im bặt. Cả đoàn ùa lại mé đăng sơn. Cô bé con nằm chết ngất, ngoẹo đầu dựa vào thành ghế, còn bà Tri Châu đã biến tự lúc nào rồi. Dưới đất, ngay chỗ đăng sơn, có vết bốn cái vuốt in sâu xuống cát. Đoàn phu nhận ra đó là dấu chân hổ. Thì ra bà Tri Châu đã bị hổ cắp tha đi!

    Bà Tri Châu đó là Oanh Cợ Ngày nay, theo đúng nghiệp số của nàng, nàng phải theo hai anh chị chết dưới vuốt thiêng loài mãnh thú. Con hổ này rình nàng từ lâu lắm, nó định bắt nàng đi đã mấy năm nay rồi! Bới chưa có dịp nào, nó đành phải đợi sau khi bắt hụt nàng một phen ở Đồng Giao. Tra khảo anh chị nàng, nó biết nàng tất phải qua đèo Ô Qúi Hồ vì theo chồng ra Phong Thổ. Nó phục trong bụi lau đợi nàng ở đó. Ngày giờ nàng đã đến, số kiếp nàng đã tận, nàng bị nó nhảy xô ra ngắm chặt lấy lôi đi, giữa khi cháu nàng và các phu phen đều vô ý mỗi người chăm chú vào việc riêng của mình.

    Đời Oanh Cơ thế là đoạn tuyệt; nàng vừa ra khỏi kịch trường mà nàng đã đóng một vai đào thương hết sức bi ai. Nhưng kỷ niệm của nàng mãi mãi vẫn không bị ám mờ trong lớp bể dâu; hình bóng nàng còn sống trong tâm hồn con nàng và cháu nàng, trước khi nhắm mắt lìa đời, nàng đã tìm ra được một bí mật: là chồng cũ nàng, Lê Trọng Việt không phải bị các quan tòa lầm lẫn bắt buộc vào tội chết, mà chính là kẻ thù đã thêu dệt đã bịa đặt ra nhiều chuyện để xui giục quan tòa hạ bút phê án tử hình! Kẻ thù ấy, độc địa thay! Lại là thầy Thông, người đã cùng nàng gá nghĩa sau này! Cậu ấm Lê Trọng Việt chết được 3 năm, nàng nghe lời đường mật của thầy cùng thầy đánh bạn. Nàng về nhà thầy được 3 năm thì thầy bổ đi Bắc Cạn, rồi được 2 năm nữa, thầy thăng Tri Châu, lên phó nhậm ở Phong Thổ. Trong khi chung chạ, nàng nhận ra thầy Thông là người gian trá xảo quyệt, chỉ có vẻ ngoài niềm nở lịch sự, mà thực tình trong lòng chứa đầy các kế độc, mưu sâu, nàng nhận được rằng thầy là kẻ tham lam bôn tẩu, tìm hết cách hại nhân thắng kỷ, một là để ăn tiền cho giàu có, hai là để chóng cao thăng. Thầy đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu nhân vật điêu linh, thế mà không tỏ vẻ gì hối hận cả, lại còn đắc ý là đàng khác. Những giờ chăn gối, nàng có ý gợi câu chuyện chồng cũ, than vãn sao kẻ kia vô tội mà đến nỗi bị quan trên khép vào án tử hình. Nghe nàng căn vặn thầy Thông cứ ầm ừ không trả lời sao cả; mãi lâu lắm, lâu lắm, một đêm mà trời đất lạnh lùng buồn tẻ, một đêm mà hoàn cảnh như gợi lòng người phải mở phanh cho tâm sự lọt ra, thầy Thông mới khe khẽ rỉ tai nàng, bằng một giọng trầm trầm, ngần ngại:

    - Sở dĩ tôi yêu mợ quá, nên buộc lòng phải làm như thế! Đáng lý ra, anh em họ Lê không đến nỗi chết, chỉ phải tù tội mà thôi; tôi có nói thêm vào nên họ mới bị xử trảm. Song ngẫm ra đến ái tình là hết, tôi có quý thương mợ, nên mới gây ra tội ác ấy; không thì sao có ngày nay?

    Từ khi nghe lời thú nhận của thầy Thông, Oanh Cơ coi thầy như con vật dữ, ngoài mặt nàng không lộ ra vẻ gì giận dỗi căm tức cả, nhưng trong lòng nàng chứa chất một khối oán hận tầy đình. Nàng oán thầy khẩu Phật tâm xà, làm hại người ngay thẳng để quyến rũ vợ người ta mà vẫn nhơn nhơn vui vẻ, hình như không coi việc ác của mình là một sự xấu xạ Nàng trót đã lấy thầy, không nhẽ giết thầy để rửa hận cho người đã thác; vả có giết thầy chăng nữa, cũng không đủ trả thù rửa oán; tội thầy đáng phải hình phạt một cách tàn nhẫn, độc địa sâu cay hơn, hình phạt thế nào cho thầy sống cũng như chết, ăn mất ngon, ngủ mất yên, đêm ngày tâm trí lo sợ, hối hận, hai mắt dù mở dù nhắm, cũng thấy những cảnh mất đầu đổ máu tự tay thầy đã gây nên. Như thế, may ra mới xứng đáng! Nàng muốn tìm một kế báo thù như thế, nhưng thời gian thấm thoắt, nàng chưa tìm được kế gì. Có lắm lúc mối oán hận trong lòng như sóng nước chơi vơi, tràn lên tới cổ, nàng muốn chém thầy ngay, đầu độc thầy ngay, song chợt nghĩ đến đứa con thơ, nàng lại nén dằn khối lòng, hết sức trấn tĩnh, lộ ra vẻ điềm đạm như thường, khiến thầy khỏi nghi ngờ.

    Muốn biết rõ ngày xưa thầy hành động thế nào, Oanh Cơ lần về Nam Định, đến tòa sứ, hỏi những người bạn của thầy Thông, nhờ họ cho xem tập hồ sơ của cái án cũ Lê Trọng Việt. Xem tập án ấy, nàng mới hay lá đơn khiếu nại thầy đã làm hộ cho mẹ con nàng đại ý như sau này:

    "Chúng tôi là Bùi Thị Lan, vợ góa của quan nguyên Lãnh binh Lê Văn Khúc và Nguyễn Oanh Cơ, nàng dâu thứ hai của vị cựu quan ấy, cúi đầu thành kính xin các quan Tòa đèn trời soi xét trông lại cho chúng con nhờ.

    Nguyên hai tên Lê Mạnh Khôi và Lê Trọng Việt tức là con, anh chồng và chồng chúng con, gần đây lại can phạm vào vụ cướp ở làng Ngọc Chính Hạ. Tên đầu đang bọn cướp đó là Nguyễn Quán. có rủ rê người nhà chúng con làm việc phạm pháp, người nhà chúng con trót dại giúp đỡ quân phản nghịch, nhưng cúi xin các quan thương cho mà đừng bắt tội, bởi lẽ, nếu hai anh em Khôi và Việt bị tội, thì họ Lê chúng con sẽ tuyệt tự. Khôi và Việt còn mẹ già năm nay đã ngoài 50 lại có vợ dại con thơ không biết nàng tựa vào đâu, tình cảnh thực là bi thiết. Cúi xin các quan mở lượng hải hà, hết sức che chở bao dung cho, chúng con sẽ ngậm vành kết có, đội ơi các quan lớn vạn bội."

    Một lá đơn như thế có bao giờ hai mẹ con nàng Oanh chịu ký tên ở dưới, nếu thầy Thông không đọc trại đi một cách khác, bảo rằng hai cậu ấm Lê không từng vào phe với đảng cướp bao giờ. Cứ theo lá đơn này, thì rõ ràng là, nàng Oanh và mẹ chồng nàng đã nhận rằng hai cậu ấm có đi ăn cướp thật, và kêu xin quan tòa ra tay tế độ, mở đường hiếu sinh chọ Nàng Oanh xem đến đấy, khí giận bốc lên ngùn ngụt nàng phải rút khăn lau mồ hôi trán đến bốn năm lần. Nàng lại giở xem nữa. Đến đoạn lấy khẩu cung, nàng thấy chép bằng tiếng Pháp, mới mượn người dịch lại cho nghe. Khẩu cung của anh em Khôi, Việt mà chính thầy Thông hồi ấy đã dịch cho các quan tòa nghe, như sau này:

    "Chúng tôi vì có điều tức giận nên đi theo đảng cướp. Nay đã làm nên tộI, chúng tôi không hối hận gì cả!"

    Trời ôi! Có lẽ nào anh chồng và chồng nàng lại điên cuồng ngộ dại mà khai như vậy? Thực tình họ có đi theo đảng cướp bao giờ. Con ngời độc địa sâu cay làm sao. Thế mà ngoài mặt vẫn đạo mao nghiêm trang, nào ai dám bảo là một kẻ giết người không đao kiếm?

    Sau khi ở Nam Định về Oanh Cơ viện hết lẽ này đến lẽ khác. không hề chung chạ gối chăn với thầy Thông nữa. Cho mãi tới ngày thầy được giấy quan trên cho thăng chức Tri Châu, và bổ đi Phong Thổ. Thầy đi trước, chỉ đem một ít hành lý, dặn nàng ở lại Bắc Kạn, rồi đem người nhà và đồ đạc theo sau. Trước khi lên đường, không hiểu tại sao, nàng cảm thấy một sự gì buồn buồn khó tả, tựa hồ báo trớc cho nàng biết, nàng sắp gặp những tai nạn bất ngờ. Rửa mặt, nàng ngửi nước thấy mùi tanh; ra cửa nàng bị vấp suýt ngã, rồi lại có con chó vàng đến kéo áo như muốn lôi nàng trở lại. Nàng ngồi ở đâu thì chỗ ấy có nhện đen sạ Thực là những điềm quái dị vô cùng. Nàng bèn thảo một phong thư di chúc trao cho cháu là Nguyễn Đức Tiêu; đoạn, nàng tỏ bày nỗi oán hận cho cháu rõ và bảo chàng rằng:

    - Cháu chịu khó giữ lấy thư này cho kín đáo cẩn thận lắm mới được! Khi nào em Quyên (con gái nàng) đúng 18 tuổi, bây giờ cháu sẽ kể sự tích cha nó thế nào cho nó nghe. Và cháu sẽ bảo nó nên theo đúng lời cô mà báo thù. Báo thế nào cho kẻ kia phải điêu linh, khổ sở, còn cũng như mất chứ đừng giết hại nó làm gì! Bởi giết nó, tức là gia ân cho nó đấy! Đi chuyến này, cô cảm thấy mệnh số cô hình như sắp hết; cô cháu ta sẽ cùng nhau vĩnh quyết nay mai! Trên đời này, cô không còn ai họ hàng thân thích cả, chỉ có cháu và em Quyên. Cô thường vẫn thương cháu như con, vậy một mai cô có mệnh hệ nào, cháu sẽ nghĩ tình, tận lực giúp em cho nó trả được thù, ấy là cháu đáp nghĩa cho cô đấy!

    Nỗi lo ngại của nàng Oanh quả nhiên thành sự thực. Nàng đã bỏ con thơ cháu bé ở lại với cuộc đời tàn ác, để một mình lánh sang cõi thế bên kia. Câu chuyện sự tích nàng Oanh đến đây là dứt. Từ ngày nàng bị hổ tha vào bụi, thì cứ những đêm ma dầm gió bấc, những đêm u ám không trăng, trên quãng đèo Ô Qúi Hồ lại văng vẳng có tiếng đàn ca não nuột, ai bạo gan xông xáo trong đêm khuya rừng vắng, thì thấy ba cái bóng ma ngồi đàn hát cho một con cọp lớn ngồi nghe. Quái trạng đó hiện chán ở đèo Ô Qúi Hồ, thì lại quay về hiện ở Đồng Giao tức chỗ ngày trước nó thường dùng làm nơi cơ sở. Ở đây, cũng như ở kia, chỉ là do một gốc tích mà xảy ra tình hình ghê rợn ấy. Nàng Oanh thác rồi, 15 năm sau, con gái nàng mới thay nàng báo thù cho cha là Lê Trọng Việt. Câu chuyện báo thù ấy, lại là một vấn đề khác, nó dài dòng lắm, và nó ly kỳ rùng rợn chẳng kém gì câu chuyện của Oanh Cợ Con người độc nhất vô nhị được rõ nguồn gốc và kết quả sự báo phục ấy là tôi, bởi lẽ tình cờ và duyên số đã khiến tôi đóng một vai, một vai thụ động trong tấn kịch thương tâm chua xót ấy. Mà cũng vì có chân trong kịch, tâm tôi bị đeo một vết đau đớn thấm thía đến nay đã bốn mươi năm rồi, cũng vẫn chưa nguôi... Nhưng mà?... Bây giờ đêm sắp hết rồi, tôi không thể kể tiếp cho ông nghe được nữa! Mai khi chúng ta lên tới Chapa, trong những giờ rỗi rãi nhàn cả, tôi sẽ dần dần thuật một lượt để ông thởng thức!

    Kìa! ông hút nữa đi chứ! Hút đi và tiêm cho tôi một điếu xem nào!

    Cụ Trần Công Chất nói tới đây, ngừng lại, tôi nhìn cửa sổ trong phòng thấy ánh sáng nhờ nhờ đương xuyên qua luỗng kính...


    Viết xong tại phố Nghĩa địa tây, trước cửa Nghĩa địa Sài Gòn ngày mùng bảy tháng tư năm Canh Thìn (13 Mai 1940)

    Em nào chồng bỏ, chồng chê
    Anh dzớt 1 quẻ, chồng mê.. ụa lộn ... em mê tới già

Page 2 of 2 FirstFirst 12

Similar Threads

  1. Tiếng Khóc Giữa Đêm Khuya
    By Cuong Hoai in forum Truyện Cười Người Lớn
    Replies: 1
    Last Post: 03-01-2004, 07:46 PM