Để đáp lại thịnh tình của bạn đọc tại hạ xin được tiếp tục bộ truyện đang dang dở. Nếu mọi người thấy truyện hay xin post reply để tại hạ có động lực viết tiếp.
Note: truyện vừa viết xong post ngay, chưa kịp kiểm tra lỗi chính tả. Nếu có điều chi sơ sót mong bạn đọc bỏ qua.

“Cộp..cộp!”. Tiếng bước chân xuống cầu thang của một nữ quan khách làm tên tiểu nhị canh quầy giật thót lên. Hắn đứng khép nép sau chiếc bàn thu tiền như sợ rằng nữ quan khách ấy sẽ ăn tươi nuốt sống mình. Nư khách thân hình mảnh mai, trên người khoác áo lụa sặc sỡ đủ màu. Phía sau có hai tên tuỳ tùng thân to như hộ pháp theo sau. Tên nào tên nấy đều mặt mày nhăn nhó. Nữ khách ấy không ai khác, chính là Minh Nguyệt Thư. Cứ nghĩ đến những tiếng thét ghê rợn đêm qua do nàng hành dâm cùng tên sơn tặc đầu lĩnh là toàn thân gã tiểu nhị run lên bần bật, mắt không dám quay lại nhìn nàng. Nguyệt Thư uể oải bước xuống lầu, miệng ngáp ngắn ngáp dài. Cả đêm qua nàng hành hạ tên sơn tặc đầu lĩnh chết lên chết xuống. Vui thì vui thật nhưng lại chẳng được ngủ tí nào, thành thử cảm thấy toàn thân mỏi mệt. Nhưng hôm nay chính là ngày hội ngộ của võ lâm nhân sĩ trên Ấp Vương đảo để chiêm ngưỡng thiên hạ đệ nhất bảo vật Dương Long tiêu. Nàng cất công vượt trăm dặm cũng là chờ đến ngày này. Vậy nên ngay từ sớm đã khăn gói lên đường.

Nàng ném một đĩnh bạc lớn lên bàn thu ngân kèm theo hai chữ ”tiền phòng” rồi lên ngựa nhằm thẳng hướng bến cảng mà đi. Nói là bến cảng chứ thực sự ở đấy chỉ có vài chiếc ghe nhỏ do ngư dân trong thôn dùng để đánh cá và mấy con thuyền để đưa khách ra các đảo. Nàng để ngựa đi thong thả trên bờ biển, phía sau hai tên sơn tặc bị xích vẫn đang lẽo đẽo đi theo. Nàng đảo mắt xung quanh như để tìm một vật gì đó trong khu chài lưới này. Cuối cùng nàng cũng đã tìm thấy, cách xa nơi neo thuyền của bọn ngư dân. Đó là một chiếc đò nhỏ. Trên cánh buồm độc mộc in hình ba cánh hoa sen tươi thắm xếp ngay ngắn trong một bàn tròn đỏ thắm như máu. Chủ đò là một lão già quần áo rách rưới, đầu đội một chiếc nón lá rách đang trao đổi cùng một đại hán to cao. Nguyệt Thư tiến lại gần chỗ hai người đang nói chuyện, lấy mấy đĩnh bạc vụn còn lại trong người bảo tên sơn tặc hộ pháp đưa cho lão chủ thuyền rồi lớn tiếng nói:

_Bản cô nương muốn ra đảo, phiền lão đưa đi một chuyến!

Lão chủ đò nhìn nàng mỉm cười, đưa tay chỉ vào đại hán to lớn đang nói chuyện mà rằng:

_Tiếc quá, vị đại gia này đã đến trước cô nương một bước rồi. Phiền cô nương ngày mai hãy đến vậy. Lão sẽ ở đây chờ!

Nguyệt Thư quắc mắt nhìn lão chủ thuyền gắt gỏng:

_Thế là thế nào? Đò này tuy nhỏ nhưng chẳng lẽ không chở nổi hai người, lão không cho ta lên thuyền là cớ gì?

Lão chủ thuyền vẫn ôn tồn:

_Cô nương cảm phiền, Đò này từ xưa đến nay mỗi ngày chỉ đi một chuyến, mỗi chuyến chỉ chở một người. Đã thành thông lệ. Vả lại vị đại gia này đã trả lão một trăm lượng bạc để ra đảo rồi!

Gã đại hán đứng ngoài cũng hùa theo lão chủ đò:

_Cô nương nghe rồi đấy. Chuyến đò hôm nay không phải dành cho cô nương rồi. Chỗ náo nhiệt trên đảo cũng không phải là nơi để nữ nhi yếu đuối như cô lai vãng đâu. Nên về nhà với chồng con đi là hơn!. Nói rồi cười ha hả.

Nguyệt Thư đảo ánh mắt sắc như lưỡi dao nhìn gã rồi hét lớn:

_Ngậm miệng chó của nhà ngươi lại. Bản cô nương cóc cần biết mấy cái thông tục vớ vẩn của các người. Hôm nay bản cô nương nhất định phải ra đảo. Hai ngươi khôn hồn thì tránh qua một bên!

Nàng vừa dứt lời, tay liền lôi hai tên sơn tặc xồng xộc đi thẳng lên thuyền. Nhưng lão chủ đò không biết từ lúc nào đã đến đứng chắn ngay trước cửa thuyền. Lão nhìn nàng cười gằn:

_Buồn cười. Cô nương không có tiền lại cứ khăng khăng muốn lên thuyền, há chẳng phải làm khó dễ lão phu sao?

_Thế có cái này thì sao? – Nàng vừa nói vừa đưa tay vén vạt áo hất sang một bên. Cả lão chủ thuyền lẫn đại hán to lớn kia đều há hốc mồm miệng ngạc nhiên, vẻ mặt ra chiều kinh hãi. Cứ những tưởng hai người sẽ được nhìn thấy vưu vật tuyện mỹ của nàng như mọi khi. Nhưng lần này cái họ nhìn thấy không phải là cái tạo hoá trời ban kia mà là một cái đai sắt quấn quanh hạ bộ của nàng. Mặt đai sắt khắc hình Một con rắn mang bành trong tư thế tấn công như muốn ăn tươi nuốt sống cả hai người. Chính là biểu tượng của Ngũ Tiên giáo. Nguyên chiếc đai sắt này là vật nàng nhờ làm ở tiệm rèn. Trên đường đến bến cảng đã ghé lại lấy trước. Chiếc đai ấy Nguyệt thư dùng thay cho quần lót thông thường. Mặt trong có đệm một lớp nhung mỏng để giữ êm và ấm. Tủ quần áo của nàng có hơn chục chiếc đai khác quý giá hơn nhiều. Cái được làm bằng vàng, cái bằng bạch kim, khắc chế tinh xảo, màu sắc sặc sỡ. Chỉ có điều trước khi hạ sơn nàng lại chẳng mang theo cái nào. Vì vậy phải đến lò rèn làm đỡ một cái để ra oai với thiên hạ. Quả nhiên hai người kia nhìn thấy biểu tượng ấy thì cực kỳ sợ sệt. Lão chủ thuyền phân vân một lúc đành phải đứng tránh qua một bên. Nguyệt Thư thấy thế thì rất đắc ý:

_Coi như hai ngươi cũng biết khôn đấy!. Nói xong liền đi thẳng lên thuyền.

Đại hán to cao kia đã từng nghe danh của giáo chủ Ngũ Tiên giáo võ công cao cường, thù pháp hạ độc cực kỳ lợi hại. Nhưng gã trước giờ bôn ba trên giang hồ chưa hề gặp đối thủ nào tầm cỡ, nên vẫn tự phụ võ công mình đệ nhất thiên hạ. Coi các đại môn phái Thiếu Lâm, Cái Bang…đều là lũ chẳng ra gì. Hôm nay lại là ngày đi xem bảo vật võ lâm hiệu lệnh thiên hạ. Nếu để lỡ chuyến đò này vào tay ả thì cơ hội ngàn năm có một sẽ lập tức trôi theo dòng nước. Vả lại nếu chuyện hắn bị một cô gái yểu điệu cướp mất chuyến đò truyền ra giang hồ thì oai danh của gã coi như đi hết. Nghĩ vậy nên gã không màn đến oai danh của nàng. Liền la lớn:

_Ác phụ. Đừng tưởng lão gia sợ ngươi!

Tiếng nói vừa dứt, thân hình gã đã bay lên không trung. Tả chưởng vận hết công lực nhằm vai trái của nàng mà đánh tới. Hắn thầm nghĩ với chưởng lực mạnh như thế tất nhiên nàng phải nghiêng người né tránh. Khi ấy hữu chưởng sẽ từ trên đánh xuống, tả chưởng biến thành trảo kìm nàng vào thế bất khả kháng. Ngờ đâu Nguyệt Thư không hề đánh trả hay né tránh, trái lại vẫn ung dung bước lên thuyền. Đại hán nọ thấy nàng khinh thường địch thủ đến thế thì vô cùng tức giận. Lại vận thêm công lực vào chưởng pháp, nghĩ rằng một chưởng này nếu đánh trúng nàng thì toàn thân trái của nàng sẽ tê liệt, xương cốt nát nhừ. Thế nhưng chưởng lực chỉ còn cách nàng vài bước thì đột nhiên nội kình tiêu tan như nước sông đổ ra biển. Bàn tay gã vừa chạm vào người nàng thì cảm thấy đau nhói như bị muôn vàn kim châm đâm phải làm gã phải lập tức rụt tay về. Nhìn thấy bàn tay mình xanh lè, màu xanh cứ dần dần theo cánh tay mà lan ra thì biết là mình đã trúng phải kịch độc. Liền ngồi xuống vận công để ép chất độc ra ngoài. Nguyệt Thư nhìn thấy gã đại hán như vậy thì cười khẩy:

_Cứ ngồi ấy mà chờ chết đi nhé! Rồi kéo hai tên sơn tặc vào trong khoang thuyền. Thuyền rời bến được một lúc thì đã nghe trên bờ vọng lại những tiếng kêu la đau đớn của đại hán nọ. Rõ rang với công lực non yếu của gã là sao đẩy được độc chất lợi hại ấy ra ngoài, đành phải tự chặt cánh tay để bảo toàn mạng sống. Quả thật là ý trời khó đoán. Gã định dùng chưởng lực để đánh gãy tay của Nguyệt Thư thì nay lại phải tự chặt tay mình để trả giá cho hành động sai lầm ấy.

_____________________________________


Những tia nắng ấm áp của buổi bình minh hoà cùng những gợn sóng xanh biếc của biển cả tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng thơ mộng. Mặt biển như một tấm lụa trải dài đến tận chân trời. Làn gió biển vi vu đưa theo những câu hát của người lái đò. Âm điệu bài ca lúc nhanh lúc chậm, khi ngân cao đến tận mây xanh, khi trầm xuống đáy lòng của biển cả. Lắt léo, du dương. Cái bài hát đặc thù mà có lẽ chỉ những lão già với cái giọng khàn khàn mới có thể ca lên được. Bài hát của người đưa đò gợi lại những ngày tháng sống cùng con thuyền nhỏ. Ngày ngày đưa khách sang sông. Một người một ngày . Một đời đưa đò. Bài hát với âm điệu khô khan ấy hoà cùng tiếng gió vi vu. Nghe như cơn gió đang hát lên một bản nhạc thắm thiết….

_”Lão im lặng một chút có được không hả?” Tiếng Nguyệt Thư gắt gỏng từ trong khoang thuyền.

_”Bây giờ cô nương cấm cả lão già này hát hay sao?” Lão chủ đò đáp.

_”Bản cô nương cần yên tĩnh để luyện công. Lão cứ lè nhè như thế làm sao mà ta tập trung được. Coi chừng ta cắt lưỡi lão bây giờ!.”

Lão lái đò đáp:

_Thôi thôi! Lão già này thua cô nương rồi. Không hát nữa! Không hát nữa!.

Nguyệt Thư mỉm cười đắc ý. Lên tiếng hỏi lão chủ đò:

_Từ đây ra đảo còn bao lâu?

_”Mặt trời lên đỉnh thì đến nơi!” Lão chủ đò đáp

_”Tốt!” Nguyệt thư nói rồi quay sang hai gã sơn tặc: “tới giờ luyện công rồi!”.

Một lần nữa trong khoang đò lại vọng ra những tiếng rên rỉ khoái lạc, tiếng kêu la đau đớn, tiếng cười khoái trá man dại. Lão chủ đò chếch mép. Không biết lão đang nghĩ gì. Không biết những âm thanh ấy có đến tai lão hay không. Mắt lão vẫn nhìn ra phía chân trời xa xăm. Suy tư, ngẫm nghĩ…

Mặt trời lên đến đỉnh cũng là lúc cuộc truy hoan kết thúc. Nguyệt Thư bước ra mũi thuyền, vươn vai thích thú. Vậy là thời gian bế toả của Âm Phong Hủ Cốt đã kết thúc. Còn mấy tháng nữa mới đến đợt bế toả cuối cùng. Chính là lúc Âm Phong Hủ Cốt của nàng nâng thêm một thành. Công lực tiến thêm một bậc. Lão chủ đò chỉ tay về phía đông. Nơi có ba đỉnh núi nhô cao , phủ một màu hồng tựa như ba cánh hoa. Nói:

_Cô nương xem kìa. Đằng kia chính là Ấp Vương đảo. Chốc lát là ta sẽ đến nơi!.

Lão lại nói: “cô nương nên vào trong đi. Ngoài này sóng to gió lớn. Sơ sẩy mà té xuống biển là hết cứu. Biển này nổi tiếng nhiều cá kình. Chúng không tha cho bất kì con mồi nào đâu!

Nguyệt Thư đưa tay bát đầu lão lái đò. Giận dữ nói:

_Lão coi ta là hạng người nào. Mấy con cá cảnh bé tí ấy mà ta phải sợ à. Coi chừng ta tống cổ lão xuống làm mồi cho chúng đấy!

Lão chủ đò im bặt. Nguyệt Thư quay sang phía 2 tên sơn tặc. Nở một nụ cười hiền dịu nói:

_2 ngươi thời gian qua đã giúp bản cô nương luyện công tăng tiến. Bản cô nương rất cảm kích. Nay bản cô nương không cần đến hai ngươi nữa. Các ngươi có thể tự do đi được rồi!.

Hai tên sơn tặc còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì bỗng vù một cái, đã bị Nguyệt Thư hất xuống biển. Hai tên sơn tặc từ bé đến lớn sống nơi rừng núi hành nghề cướp bóc. Cả đời chưa đặt chân đến trung thổ. Thì nào có biết đến biển cả bao la. Nào có biết bơi là gì. Cả hai ra sức vùng vẫy, bám víu lấy nhau mà thở. Bỗng nhiên mặt nước xuất hiện những mảng đen lớn, ngày càng nhiều. Từ từ tiến lại chỗ 2 tên sơn tặc. Đấy là kình ngư nổi tiếng ở Đông Hải. Con nào con nấy to như chiếc thuyền. Bỗng đàn kình ngư phóng tới chỗ hai tên sơn tặc như tên bắn. Những tiếng thét đau đớn vang lên rồi dần dần im bặt. Mặt nước chỗ ấy đen ngòm phẳng lặng. Chỉ còn lại một vũng máu đỏ tươi. Một đời tung hoành ngang dọc nơi núi rừng của tên sơn tặc giờ đây kết thúc trong bụng cá. Lão chủ đò trông cảnh ấy lắc đầu thở dài. Nguyệt Thư nói với lão bằng một giọng điềm nhiên:

_Chẳng cần thương tiếc chúng làm gì. Bọn ấy chuyên cướp của giết người. Ức hiếp con gái nhà lành. Âu chết cũng đáng!

_”Cô nương dạy chí phải! Chí phải!” lão chủ đò đáp.

Thuyền cập bến Ấp Vương Đảo. Xung quanh vắng tanh không một bóng người, không một tiếng huyên náo. Chỉ có tiếng song vỗ, tiếng chim kêu trong gió. Làm người ta liên tưởng rằng đây là một hòn đảo chết hơn là nơi hội họp của các nhân sĩ võ lâm. Nguyệt Thư đưa mắt nhìn chung quanh. Bỗng đâu xuất hiện một ả tì nữ vóc dáng thon gọn, mặt mày xinh đẹp không biết ở đấy tự lúc nào. Tì nữ đưa tay chỉ đường, nói nhỏ nhẹ:

_Mời cô nương di lối này!.

Nguyệt Thư đi theo ả tì nữ vào một con đường mòn nhỏ hẹp, quanh co. Hai bên là rừng trúc um tùm. Xen kẽ những bụi hoa đủ màu sắc sặc sỡ, bốc hương thơm ngào ngạt. Vạn Hoa Môn chuyên về thảo dược. Xung quanh đảo trồng đủ thứ hoa thơm cỏ lạ. Có độc có bổ. Bố trí cơ quan linh hoạt. Nếu không có người dẫn đường e rằng sẽ bị lạc vào kì môn bát quái trận trên đảo. Cả đời không tìm được đường ra.

Ả tì nữ dẫn Nguyệt Thư Đến một khoảng đất trống phủ đầy cánh hoa. Ở giữa đặt một chiếc bàn đá lớn, chung quanh đều đã có người ngồi, chỉ còn lại một chỗ trống. Nguyệt Thư điềm nhiên ngồi xuống, đưa mắt nhìn quanh. Bên phải nàng là một lão già choắt lùn ngồi vuốt râu. Thi thoảng lại rít lên một hơi. Bên trái là một hán tử cao gầy như một thanh củi, tay cầm thanh đao sáng bóng, khoác độc một chiếc áo cũ rách nát để hở phanh bộ ngực đầy xương sườn. Đứng ngồi không yên, ra chiều nôn nóng lắm. Phía đối diện nàng là một đại hán cao to như núi, bắp thịt cuồn cuộn, mặt mày hung dữ, râu tóc xồm xoàm. Cạnh đó là một nam nhân trẻ mặc trường bào đen điểm những ánh lửa đỏ rực. Mái tóc xoã xuống che đi một nửa khuôn mặt lạnh lùng băng giá. Bên cạnh để một trường kiếm chạm khắc rất đẹp. Cả hai đều ngồi xếp bằng trên ghế tịnh tâm. Tất cả những người ở đây đều có bộ dạng kì quái khác thường. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì đáng nói. Đáng nói là dường như bất kì vị khách nào lên đảo cũng đều có một tì nữ theo hầu bên cạnh. Các ả tỳ nữ luôn túc trực bên thân chủ của mình không rời một bước. Chừng thời gian cạn một tuần trà. Một thiếu nữ trẻ tiến đến. Thiếu nữa mặc một chiếc áo lụa trắng như tuyết. Mái tóc điểm vài đoá cúc trắng. Nói với giọng nhỏ nhẹ cung kính:

_Các vị khách quý đều đã có mặt đủ cả rồi. Mời các vị theo tiểu nữ đến đại điện. Môn chủ sẽ tiếp đón các vị tại đấy!.

Hán tử cao gầy lập tức nhảy xuống ghế, tiến đến trước thiếu nữ nọ cất tiếng bét nhè:

_Con mẹ nó! Sao bây giờ mới khởi hành hả. Lão gia đến đây từ lúc sáng tinh mơ cốt để xem được bảo vật. Vậy mà lại phải chờ ở cái nơi khỉ gió này đến tận trưa. Con mẹ nó chứ lại! Đáng lẽ ta đến sớm thì phải được xem trước chứ!.

Thiếu nữ mỉm cười dịu nhẹ đáp:

_Xin quý khách thông cảm. Môn chủ bản môn muốn chờ tất cả mọi người đến đủ để tránh có sự thiên vị trước sau, làm giang hồ đồn tiếng xấu Vạn Hoa Môn xử sự không công bằng. Còn về việc đến sớm đến muộn thì vị công thử và Đại hán này đã chờ ở đây từ trưa hôm trước! – nàng vừa nói vừa đưa tay chỉ về hướng nam nhân mặc trường bào đen và đại hán cao to vạm vỡ.

Hán tử cao gầy nhìn hai người, lưỡng lự một lúc rồi quay lại quát lớn:

_Lão gia chẳng cần biết. Bay giờ lão gia chỉ muốn xem bảo vật. Cô nương mau dẫn đường đi! Lão vừa nói vừa huơ chân múa tay trông rất nực cười.

Thiếu nữa mỉm cười đưa tay nói:”Mời các vị đi lối này”.

Nam nhân mặc trường bào đen và đại hán to cao giờ đây mới đứng dậy, mọi người đi theo thiếu nữ nọ qua những con đường nhỏ hẹp ngoằn nghèo giữa rừng hoa ngào ngạt hương thơm. Con đường dẫn đoàn người ra khỏi rừng hoa lên một gò đất cao. Xung quanh cờ hiệu tung bay phấp phới. Ở giữa đã đặt sẵn bàn ghế. Khách khứa xem chừng đều đã đông đủ cả, đoàn người đi củng thiếu nữ xem ra là tốp cuối cùng. Thiếu nữ nọ chỉ tay vảo một chiếc bàn trống, nói:

_Mời các vị an toạ!.

Nguyệt Thư đưa mắt nhìn quanh. Khách khứa đến xem báu vật hôm nay không ít các cao thủ lừng lẫy võ lâm, nhưng cũng không ít bọn vô danh tiểu tốt, tà ma ngoại đạo. Mỗi vị khách đều có một tì nữ túc trực bên cạnh. Nguyệt Thư rất lấy làm lạ. Không hiểu dụng ý tiểu sư muội của nàng là gì. Phải chăng đây chỉ là cách đón tiếp long trọng của Vạn Hoa Môn hay có có dụng ý gì khác. Nàng còn đang suy nghĩ thì nghe tiếng một tỳ nữ hô lớn:

_Môn chủ tới!

Mọi người đều quay lại nhìn, thấy một đoàn người toàn nữ nhân đi đến. Các ả tỳ nữ đi trước rải hoa xuống hai bên đường. Mọi người ai cũng ngước lên xem cho rõ môn chủ Vạn Hoa Môn là người thế nào, là nam hay nữ. Những tên vô lại thì kẻ đứng cả lên, kẻ thì nhảy lên ghế mà xem. Duy chỉ có Nguyệt Thư là cười gằn quay đi. Nàng biết quá rõ sư muội nàng là người thế nào rồi.

Bọn tỳ nữ đứng dạt sang hai bên. Mọi người đều ồ lên kinh ngạc. Trước mắt họ là một thiếu nữ trẻ khoảng mười sáu mười bảy tuổi. Da trắng như tuyết, dáng người nhỏ nhắn thanh tao, mặc một chiếc áo lụa thêu hoa màu sắc sặc sỡ. Quanh lưng quấn ba dải lụa cam, xanh, vàng. Cặp mắt xanh long lanh như giếng ngọc với hàng mi cong vút khiến cho mấy hán tử trẻ tuổi nghệch cả ra. Nàng chính là Quỳnh Vạn Hương, môn chủ Vạn Hoa Môn. Những vị quan khách ngồi dưới thấy nàng còn trẻ như vậy thì xôn xao bàn tán, mỗi người một ý nghĩ khác nhau. Người thì nghĩ rằng nàng còn trẻ như vậy đã làm chủ một môn phái thì quả thật đáng khâm phục. Người thì cho rằng một giáo phái điều hành bởi một cô gái trẻ như vậy thì cũng chỉ là một nhóm ô hợp, chẳng có gì là ghê gớm như giang hồ đồn đại. Còn những kẻ tiểu nhân vô lại thì chỉ lo nghĩ làm sao chiếm được một mỹ nhân tuyệt đẹp như nàng về làm thiếp. Vạn Hương dang rộng hai tay về phía các quan khách. Nói bằng giọng nhỏ nhẹ nhưng vận lực nên thanh âm vang xa cả trượng.

_Hoan nghênh các vị khách quý đã không quản ngại đường xa đến ghé thăm bổn môn hôm nay. Thật là một vinh hạnh lớn của tiểu nữ. Các vị đã vất vả mệt nhọc đến đây. Chi bằng mời các vị thưởng thức của lạ rượu ngon của Ấp Vương Đảo. Tiểu nữ sẽ cho người dọn ra ngay!.

Hán tử cao gầy nọ nghe thế lập tức nhảy lên ghế la ó:

_Lão gia chẳng cần ăn uống chi cả. Lão gia bỏ công đi xa đến đây là muốn xem bảo vật Dương Long Tiêu hiệu lệnh thiên hạ. Mau mang ra đây!

Nhiều người bên dưới nghe thế cũng hùa theo:”Đúng vậy. Chúng ta đến đây là để xem Dương Long Tiêu hiệu lệnh thiên hạ. Mau mang Dương Long Tiêu ra đây.!”.

Vạn Hương vận khí nói át tiếng hò reo của đám đông:

_Xin các vị an toạ. Bổn môn phát thiệp mời các vị đến đây là để chiêm ngưỡng bảo vật, tất nhiên sẽ mang ra ngay. Nhưng trước tiên xin các vị nhận sự tiếp đãi của bổn môn để tỏ lòng hiếu khách!.

Mọi người thấy nàng còn trẻ mà nội lực không hề tầm thường cũng phần nào kính phục. Liền thôi không lên tiếng nữa.