Mùa thu năm 1935, trong khi cắt cỏ ở bờ bắc
sông Thuồng Luồng, mẹ bị bốn tên lính thất trận luân phiên hãm
hiếp.
Đứng trước dòng nước trong xanh, mẹ nảy ra ý định nhảy xuống
sông tự vẫn. Nhưng khi vén áo chuẩn bị nhảy, mẹ bỗng trông thấy
bầu trời xanh biếc của vùng đông bắc Cao Mật in bóng dưới lòng
sông. Mấy cụm mây trắng như bông bay ngang trời, những con chim
sơn ca cất tiếng hót véo von dưới cụm mây trắng. Những con cá
nhỏ, trong suốt bơi trong bóng mây in dưới lòng sông. Hình như
chẳng có chuyện gì xảy ra, trời vẫn trong xanh, mây vẫn nhởn nhơ,
lười nhác và trắng muốt như thế. Chim chóc không vì có điều hâu
mà ngừng ca hát, những con cá nhỏ không vì có chim bói cá mà
ngừng bơi lội. Mẹ cảm thấy một làn gió tươi mát xua tan mọi uất
ức trong lòng. Mẹ khoát nước, rửa sạch nước mắt và mồ hôi trên
mặt, sửa sang lại quần áo rồi trở về nhà. Đầu mùa hè năm sau,
Thượng Quan Lỗ thị sau tám năm không sinh nở, lại sinh đứa con
gái thứ bảy: Cầu Đệ.
Vốn dĩ gửi gắm biết bao hy vọng vào lần có thai này, nên bà Lã
tuyệt vọng đến cục điểm. Bà loạng choạng đi vào phòng riêng, mở
hòm lấy bình rượu quí cất giữ đã lâu, ngửa cổ uống ứng ục và
mượn hơi men, bà khóc hu hu. Thượng Quan Lỗ Thị cũng rất ngán
ngẩm nhìn khuôn mặt bé tí của đứa con sơ sinh, than thấm:
- Trời ơi, sao mà ông keo kiệt đến như vậy, ông chỉ cho thêm một
tí đất sét là cho con được một thằng cu!...
Thọ Hỉ xông vào trong buồng lật tã lên xem rồi ngã ngửa. Công
việc đầu tiên sau khi hết bàng hoàng là vớ lấy cái chày đập giặt
quần áo, nhắm thẳng đầu vợ phang một chày. Người
đàn-ông-không-bao-giờ-lớn này giận đến phát điên, anh ta dùng
kìm kẹp lấy một miếng sắt trong lò ấn vào giữa hai chân của vợ.
Làn khói màu vàng bay lên, mùi lông và thịt cháy khét lẹt tỏa
khắp phòng. Mẹ rú lên thê thảm, lăn từ trên giường xuống đất,
người cong như cánh cung, co giật từng cơn.
Ông Vu Bàn Vả nghe tin liền vác khẩu súng săn đến nhà Thượng
Quan. Bước vào cổng, ông chẳng nói chẳng rằng, giương súng nhằm
bộ ngực đồ sộ của bà Lã, lẩy cò. Cũng là số bà Lã chưa đến lúc
hết, súng không nổ. Trong lúc ông Vu thay kíp nổ khác, bà Lã
chạy vụt vào buồng chốt cửa lại. Cơn giận vẫn chưa nguôi, ông Vu
nhằm cánh cửa nã một phát. Hàng trăm viên đạn ghém phá tung cánh
cửa một lỗ bằng miệng bát. Trong buồng, bà Lã rú lên một tiếng
kinh hoàng.
Vu Bàn Vả dùng báng súng động cửa. Ông vẫn không nói nửa câu,
chỉ thở nặng nhọc. Thân hình cao to lừng lũng của ông lắc lư như
một con gấu. Đám con gái nhà Thượng Quan trốn hết vào trong chái
đông, hốt hoảng nhìn ra sân.
Cha con nhà Thượng Quan, một ngươi cầm chùy sắt, một người cầm
kìm, nghiêng ngó trong sân, tìm cách tiếp cận Vu Bàn Vả. Thọ Hỉ
như con chim chích lướt tới chọc một nhát kìm trúng lưng ông Vu.
Ông Vu quay lại gầm lên một tiếng. Thọ Hỉ vứt kìm định bỏ chạy
nhưng chân đã nhũn ra, anh ta vội cười nịnh mong thoát hiểm.
- Ông thì giết cái đồ giòi bọ này - Ông Vu chửi, giơ báng súng
tống Thọ Hỉ ngã lăn ra.
Ông dùng sức quá mạnh, báng súng gãy đôi. Ông Phúc Lộc vung chùy
xông tới nhưng đánh hụt, mất đà loạng choạng suýt ngã. Ông Vu
chặt một nhát cạnh bàn tai vào vai, Phúc Lộc ngã lăn ra cùng với
con trai.
Vu Bàn Vả dùng cả hai chân luân phiên đá cha con nhà Thượng
Quan. Để đá cho mạnh hơn, người ông liên tục rướn lên. Chị em
nhà Thượng Quan nhìn ông dượng mà có cảm tưởng đang xem diễn
trò. Cha con Thượng Quan co quắp dưới đất, lăn như quả bóng. Lúc
đầu, cha con thi nhau gào thật to, nhưng chỉ lát sau đã câm bặt.
Thọ Hỉ như con cóc bị đánh gãy lưng, chổng mông lên mà bò, ông
Vu bồi cho một đá, anh ta lại ngã lăn ra. Ông Vu vớ lấy cặp chùy
sắt nặng chịch của nhà Thượng Quan nhằm đầu Thọ Hỉ, miệng chửi:
- Đồ chó chết, ông đập nát đầu mày như quả đưa!
Giữa lúc nguy cấp, mẹ đẩy cửa loạng choạng bước ra. Mẹ nói:
- Chú ơi, việc nhà cháu xin chú đừng nhúng vào!
Ông Vu quẳng đôi chùy, đau xót nhìn Lỗ Toàn Nhi gầy như que củi,
buồn bã:
- Cháu ơi, cháu khổ quá!
Mẹ nói:
- Cháu ra khỏi nhà họ Vu là người của nhà Thượng Quan rồi, sống
hay chết, chú dùng can thiệp vào!
Trận đại náo của Vu Bàn Vả khiến uy thế của nhà Thượng Quan giảm
sút. Bà Lã biết mình đuối lý, thái độ đối với con dâu khá hơn.
Thọ Hỉ sống sót, trong lòng thầm cảm ơn vợ, hành vi ngược đãi
cũng bớt. Chỗ bỏng bị nhiễm trùng, sưng tấy lên, đầy mủ, mùi hôi
thối nồng nặc. Mẹ cảm thấy không còn sống được bao lâu nữa, bèn
dọn đến ở chái tây. Một buổi sáng tinh mơ, tiếng chuông nhà thờ
đánh thức mẹ dậy trong giấc ngủ chập chờn. Chuông nhà thờ ngày
nào cũng đánh, nhưng hôm nay sao mà thân thiết đến thế. Tiếng
chuông vang vang, âm thanh đẹp đẽ của đồng thau đã làm rung
chuyển linh hồn mẹ. Trong lòng mẹ gợn lên từng vòng sóng nhỏ.
Sao ta chưa bao giờ nghe thấy âm thanh này nhỉ? Có cái gì đã bịt
kín tai mình? Mẹ suy nghĩ rất lung, những nỗi đau trong người
dần quên sạch. Mãi khi mấy con chuột bò ra gặm chân mẹ, mẹ mới
thoát ra khỏi mớ bòng bong của những suy tưởng. Con la già mà bà
cô cho làm của hồi môn đang nhìn mẹ với ánh mắt thân thiết và
thương cảm của người già nó an ủi mẹ, gợi ý cho mẹ, cổ vũ mẹ.
Mẹ chống gậy, lê tấm thân mà phần dưới đã bị thối rữa nhích từng
bước như đi trên đường tới thiên đàng, bước vào cổng lớn của nhà
thờ.
Hôm ấy là ngày chủ nhật, mục sư Malôa tay cầm quyển Kinh thánh
đứng bên bục giảng đầy bụi, đọc cho mười mấy bà già tóc bạc phơ
nghe đoạn sau đây trong kinh Phúc âm:
Mẹ Ngươi là bà Maria đã hứa hôn với Giô-dép, chưa làm lễ thành
thân thì Maria do cảm ứng thánh linh mà thụ thai trước. Ông
Giô-dép là người nhân nghĩa, không muốn làm bà xấu hổ, định lặng
lẽ từ hôn. Đang suy tính như vậy thì Sứ giả của Chúa báo mộng
cho ông rằng: Hời Giô-dép con cháu của Đa-vít, đừng sợ, cứ cưới
vợ ngươi là Maria, vì cái thai trong bụng Maria là cảm ứng từ
thánh linh mà có. Maria sẽ sinh con trai, ngươi hãy đặt tên cho
nó là Giê-su, vì nó sẽ dùng thân mình để chuộc tội cho loài
người!
Nghe tới dây, nước mắt mẹ đã ướt đẫm vạt áo. Mẹ quẳng gậy quì
xuống, ngước nhìn khuôn mặt bất động của chúa Giêsu tạc bằng gỗ
táo nứt nẻ trên cây thánh giá nức nở:
- Chúa ơi, con đến muộn quá!...
Các bà già đều nhìn Thượng Quan Lỗ thị bằng ánh mắt ngạc nhiên.
Mùi hôi thối trên người mẹ khiến họ nhíu mũi.
Mục sư Malôa đặt quyển Kinh thánh xuống bục giảng, giơ cả hai
tay đỡ Lỗ Toàn Nhị. Cặp mắt xanh dịu dàng của ông long lanh nước
mắt. Ông nói:
Em gái của tôi, tôi vẫn đọi em!
Đầu mùa hạ năm 1938, trong khu rừng hòe rậm rạp ít ngươi lui tới
của thôn Sa Tử, mục sư Malôa kính cẩn quì bên mẹ vừa khỏi hẳn
các vết thương, bàn tay đỏ lựng sờ nắn khắp thân thể mẹ, cặp môi
đỏ mọng lẩm bẩm điều gì đó đôi mắt xanh biếc cùng màu với da
trời nhìn qua kẽ lá. Ông thầm thì, giọng dứt quãng:
- Ôi em tôi... người bạn đời xinh đẹp của tôi, con chim bồ câu
của tôi, con người hoàn hảo của tôi... Chân em mịn màng, đẹp như
ngọc, tác phẩm vô giá của người thợ tài hoa... Rốn em như một
cái ly tròn không một khiếm khuyết... Lưng em như một bó lúa
mạch, xung quanh toàn là hoa bách hợp... Đôi vú em như cặp sừng
hươu mới nhú, chị em sinh đôi với sừng hươu mẹ. Hai vú em đẹp
như quả cọ rủ từng chùm dưới tán cây... Tôi muốn trèo lên cây,
muốn vin cành cọ! Mong vú em luôn mọng như chùm nho... mùi thơm
từ mũi em như mùi táo... miệng em thơm như rượu nồng... Em thân
yêu, sao mà em đẹp vậy! Sao mà đáng yêu vậy. Tôi rất muốn vui
vầy cùng em. Cơ thể mẹ như một đám lông thiên nga nhẹ nhàng bay
lên trước những lời ca tụng, những cái vuốt ve dịu dàng của mục
sư, bay cao, cao nữa lên vòm trời Cao Mật xanh biếc, bay vào
trong cặp mắt xanh của mục sư Malôa. Mùi thơm đậm của hoa hòe đỏ
và trắng tỏa ra từng đợt như sóng. Khi chùm tinh dịch của mục sư
bắn thẳng vào tử cung thì mẹ ứa nước mắt với vẻ cảm kích và biết
ơn. Cặp tình nhân thương tích đầy mình này gào lên trong làn
hương nghẹt thở của hoa hòe và trong mối giao cảm phức tạp:
I ma mê li! I ma mê li!...
A lê lu xa! A lê lu xa!...
A men! A men!
A... men! |
|