COI THIEN THAI ENTERTAINMENT NETWORK |
 |
Please click the banner to support Coi Thien Thai
! |
 |
VƯỜN THÚY |
Tác giả: Quỳnh Dao |
[Chương
1][Chương
2][Chương
3][Chương
4] |
Chương 4 |
 |
Tuần lễ kế tiếp, Thạch Lỗi lại đi ra trường
đại học nhưng cứ đến lúc không có giờ học hay là thứ bảy, chủ
nhật thì nhất định là gã trở về Vườn Thúỵ Chúng tôi cư xử với
nhau rất dung hòa vui vẽ. Tôi nghĩ, càng ngày tôi càng thấy
yêu Vườn Thúy hơn lên, đồng thời tôi cũng thật sự bắt đầu sắp
xếp những văn cảo và nhật ký của Tổ phụ Thạch Phong.
Việc làm này gợi cho tôi rất nhiều hứng thú. Từ những văn tự
linh tinh và rối loạn này, tôi đã đọc được tư tưởng của thời
đại ấy, cũng như những mùi vị và phong tục nông thôn truyền
thống của Trung Quốc. Những loại văn cảo và thi từ đời ấy cũng
rất đẹp, khiến tôi không muốn dừng taỵ Điểm này cho tôi ý thức
được học lực của hai anh em Thạch Phong và Thạch Lỗi, một thì
học kiến trúc, một thì học sinh ngữ, nhưng cả hai đều có một
tầm hiểu biết sâu rộng về văn học cổ truyền của Trung Quốc. Họ
có một người ông điển hình và lớn lên trong hoàn cảnh và sự
ảnh hưởng giáo dục đó. Hoàn cảnh và giáo dục là hai yếu tố tạo
nên con người mà.
Tôi mê mãi với cái công việc đọc và sắp xếp này, ngoài ra tôi
lại đặt mình trong cái tình hữu nghị mỗi ngày một gia tăng
giữa tôi và hai anh em Thạch Phong. Ngày tháng cứ thế trôi đi
một cách êm đềm. Thạch Phong thường làm việc đến tận khuya,
tôi cũng thường đọc sách đến khuyạ Có một đêm, Thạch Phong đến
gõ cửa phòng tôi và bưng vào một cáI khay trên có hai ly cà
phê, một cốc sữa và một hủ đường. Ông ta đứng dừng ở cửa, mỉm
cười nói:
- Tôi thấy trong phòng cô còn có ánh đèn, tôi chắc cô sẽ vui
lòng uống cà phê với tôị
Tôi niềm nở mở rộng cửa phòng, Thạch Phong đi vào, chúng tôi
ngồi đối diện nhau, vừa uống cà phê vừa nói chuyện, bắt đầu từ
đời tổ phụ đến thời thơ ấu của anh em Thạch Phong, đến những
người con cháu điên của giòng họ Nghệ và Tiểu Phàm ...Rồi tôi
cũng kể cho Thạch Phong nghe cả cái thời thơ ấu của tôi, cha
mẹ tôi, chú thím tôi và sự cô độc của tôị Cà phê đã cạn, trăng
chiếu đầu song cửa, hơi thu lạnh lùa vào đầu phòng. Thạch
Phong đứng lên vịn tay lên thành cửa nhìn tôi e dè nói:
- Mỹ Hoành! Tôi ...Tôi muốn nói với cô nhưng thôi, để lần khác,
chào cô nhé!
Thạch Phong quay phắt người bước thật nhanh. Tôi đứng thừ
người ra đó giây lâu, rồi cả một đêm dài tôi mất ngủ.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, tôi và Thạch Lỗi thường thường đi
dạo và chuyện vãn với nhau trong rừng trúc, rừng thông, hoặc
đi lên miếu ở trên núi để xin xăm, và nghe các Ni cô tụng kinh
niệm Phật. Chúng tôi cũng rất thích nghe tiếng chuông tiếng mõ
lúc hoàng hôn.
Lúc nào chuyện vãn với tôi, Thạch Lỗi cũng luôn luôn nhắc tới
Tiểu Phàm và "anh cả" của gã, hình như đó là hai nhân vật
trung tâm trong đời gã. Những gì về Tiểu Phàm tôi đã biết gần
như thuộc lòng tất cả. Còn về ông anh của gã thì saỏ
- Tám năm trước đây, anh cả anh ấy cưới vợ Thạch Lỗi nóị Chúng
tôi đang đứng trong cánh rừng thông, một chân Thạch Lỗi gác
trên phiến đá, trên tay cầm một nhánh thông vừa quét quét
những chiếc lá vàng dưới đất vừa nói:
- Anh ấy đã dùng đủ mọi cách để đeo đuổi chị ấỵ Anh mê chị như
điếu đổ, nhưng cưới nhau không đầy một năm thì họ trở thành
địch thủ. Một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài rồi ai đi đường
nấỵ Anh cả thì vẫn là anh cả, chỉ có một điều là anh ấy trở
thành tiều tụy rõ ràng. Còn chị ấy thì dùng tiền của anh cả để
đi mua vui cho riêng mình.
- Tại sao họ không ly dị?
Tôi lơ đãng hỏị
- Chị ấy buộc anh cả phải đưa ra một số tiền lớn, không phải
là anh cả không có nhưng anh ta không chịu thuạ Thế nên cứ kéo
dài mãi, nhưng theo tôi thấy thì vấn đề nay sắp được giảI
quyết.
- Như thế nàỏ
- Có người bạn từ bên Mỹ gửi thơ về bảo chị ấy đã tìm được đối
tượng khác.
Thạch Lỗi mỉm một nụ cười khinh miệt:
- Một hoa kiều sinh trưởng trên đất Mỹ có hai hiệu ăn ở Nữu
Ước. Chị ấy đã không còn cần số tiền cấp dưỡng của anh cả nữa,
có lẽ không đến cuối năm nay chị ấy sẽ về để làm thủ tục ly dị.
- Chẳng lẽ nào ông ấy đối với bà vợ lại không còn một tí tình
cảm nào nữa hay saỏ
Thạch Lỗi nhìn tôi chớp mắt thật nhanh rồi nói:
- Chẳng những không có cảm tình mà thôi, có một dạo anh ấy thù
ghét tất cả đàn bà. Anh ấy bảo đàn bà toàn là những thứ động
vật giả trá, tình yêu dễ thay đổi như màu sắc của cầu vòng.
Anh không tin tình yêu và đàn bà nữạ
Thạch Lỗi châu mày:
- Ngay cả Tiểu Phàm, anh ấy cũng hoài nghi nữạ
- Thế ư? Tôi trầm ngâm hỏi:
- Vâng, nhưng bây giờ ...
Đột nhiên Thạch Lỗi ngừng nóị
- Bây giờ thì saỏ Tôi hỏị
- Chả sao cả.
Gã vất nhánh thông đang cầm trên tay, phủi phủi áo nói:
- Ta về thôị
Chúng tôi về đến Vườn Thúy vừa vào lúc ráng chiều nhuộm đỏ rực
cả một bên cửa kính của phòng khách. Thạch Phong ngồi trên
chiếc ghế mây tròn, tay cầm một ly rượu nhỏ, thần sắc khác
thường, yên lặng nhìn chúng tôị Ánh hồng bên ngoài ửng đỏ
trong khóe mắt ông ta như một ánh lửa kỳ dị.
Sáng nay, Thạch Lỗi đi ra trường, tôi ở nhà sắp soạn những bút
ký của ông nội Thạch Phong. Cả một khu Vườn Thúy yên lặng như
tờ. Hôm nay bầu trời u ám, mây kéo đầy, trong gió có mùi vị
của mưạ Trong nhà có vẻ tối tăm, lạnh lẽọ Từ sáng sớm thức
dậy, tôi đã có một cảm giác lo ngại, nó thuộc về giác quan thứ
sáụ Nhưng vào khoảng 10 giờ hơn, Thạch Phong đẩy cửa vào phòng
tôi, sắc mặt trầm lặng, ánh mắt lo ngạị Với một giọng đặc biệt
ông nói:
- Mỹ Hoành, cô có vui lòng đi ra ngoài với tôi một tí không?
- Thưa đi đâu ạ?
- Đi thăm Tiểu Phàm.
Tôi nghe ớn lạnh xương sống. Người con gái ấy có nét mặt giống
tôi, tôi chưa hề gặp mặt. Cô ta loạn thần kinh, tôi muốn đi
thăm cô ta vì bản tính hiếu kỳ, nhưng có một cái gì ...không
được ổn lắm!
- Thưa, hiện cô ấy ra saỏ
- Tôi cũng không được rõ. Bác sĩ vừa gọi điện thoại lại bảo
tôi phải đến ngay, tôi nghĩ ...có lẽ cô ấy đã trở bệnh!
Tôi vừa lấy chiếc áo choàng trong tủ ra vừa nói:
- Vâng, tôi xin đi với ông.
Chúng tôi xuống lầu, chú Lưu đã lái xe hơi đến trước cửa phòng
khách. Chúng tôi ngồi lên xẹ
Xe chạy vụt ra khỏi Vườn Thúy, đi hết con đường đá nhỏ, quẹo
sang con đường nhựa rồi chạy thẳng xuống núị Không bao lâu,
chiếc xe rẽ sang một con đường khác rồi lại bắt đầu lên một
con đường núi khác. Tôi nhớ lại Thạch Phong từng nói, bệnh
viện của Tiểu Phàm ở cách Vườn Thúy không xa lắm. Quả nhiên,
xe chạy không quá nửa giờ chúng tôi đã đến nơị
Đây chỉ là một bệnh viện tư nhân kiểu nhỏ. Có vườn hoa rộng
lớn có nhiều sân cỏ, ở giữa là một nhà lầu hai tầng vuông vức.
Trước cổng có một tấm bảng đề: "Bệnh viện Tâm an chuyên điều
dưỡng tinh thần".
Chiếc xe chạy thẳng vào vườn hoa và dừng trước cửa bệnh viện,
một nữ y tá với bộ đồ màu trắng ra đón tiếp chúng tôị Nàng đưa
ánh mắt hiếu kỳ và ngạc nhiên nhìn tôi một thoáng và cung kính
gật đầu chào Thạch Phong nói:
- Thạch tiên sinh, bác sĩ chúng tôi đang chờ ông đấy ạ!
Chúng tôi đi vào phòng, ông ta trạc độ 40 ngoài gì đó, mang
đôi kính cận trông rất uy nghiêm, đĩnh đạc dễ mến.
Thạch Phong lo lắng nhìn ông ta và hỏi ngay:
- Thưa Tiểu Phàm thế nào ạ?
Ông trầm ngâm đáp:
- Kể về bệnh tình thì Tiểu Phàm hiện thời đang ở tình trạng
khả quan.
- Ông nóị..Thạch Phong châu mày tỏ vẻ không hiểụ
- Như ông đã biết, đối với chứng bệnh của Tiểu Phàm, tôi đã
dùng đủ mọi phương pháp nên bệnh tình của nàng đã khá nhiềụ
Chắc ông còn nhớ, lúc trước nàng không chịu mặc quần áo, đụng
tới cái gì là xé cái đó, bây giờ nàng đã bằng lòng bận quần áo
và không đập phá đồ đạc nữa, càng đáng mừng hơn nữa là một sự
việc không thể tưởng tượng được ...
- Thưa saỏ Thạch Phong vội vã hỏị
- Lúc này nàng thường ngồi lặng lẽ một mình, dường như là đang
suy nghĩ điều gì. Mỗi lúc như thế, nàng ngồi đến hằng giờ,
không đánh người cũng không đập đồ đạc. Chưa bao giờ nàng
ngoan ngoãn như vậỵ Có một hôm lúc tôi đến thăm nàng, đột
nhiên nàng lại hỏi một câu: "Đông ở đâủ"
- Hả Thạch Phong vừa ngạc nhiên vừa vui mừng:
- Thế có nghĩa là trí nhớ của nàng đang phục hồỉ
- Nhưng tôi mời ông đến đây không phải vì việc nàỵ
Thạch Phong trố mắt nhìn ông ta với vẻ nghi ngờ.
- Về phương diện tinh thần, tuy Tiểu Phàm có vẻ đỡ nhiều,
nhưng về phương diện sinh lý thì tôi đành bó taỵ Hôm qua, tôi
có chiếu kính và thăm mạch cho Tiểu Phàm một lần nữạ Ông Thạch
tôi sơ. Tiểu Phàm không qua khỏi được mùa đông này!
- À á! Thạch Phong kêu lên.
- Nàng thiên bẩm đã mắt chứng đau tim, thứ bệnh này còn đáng
sợ hơn bệnh thần kinh di truyền nữa ông ạ! Nàng có thể sống
đến ngày nay cũng là một điều may mắn lắm rồi!
Gương mặt Thạch Phong tái nhợt. Ông quay đầu đi nơi khác lẩm
bẩm:
- Một giòng họ bị trù ếm!
Bác sĩ họ Lý dừng lại một hồi rồi tiếp tục nói:
- Vì thế nên tôi mời ông đến đây để giàn xếp việc này, tiếp
tục để nàng ở lại đây, hay là chuyển đến một bệnh viện chuyên
khoa khác?
Thạch Phong im lặng không nói gì, chỉ ngồi rít những hơi dài
khói thuốc, lâu lắm ông ta mới ngẩng đầu lên, ánh mắt ông mang
đầy vẻ đau xót:
- Thưa bác sĩ ...Chứng bệnh của Tiểu Phàm không còn hy vọng
chữa được saỏ
Ông lắc đầu nói:
- Tôi nghĩ là không còn hy vọng nhưng tôi không phải là một
bác sĩ chuyên khoa về tim.
- Tôi hiểu ý ông! Thế thì ông có nhận thấy cần phải mang Tiểu
Phàm đi nhà thương khác không?
- Tôi không dám nói chắc. Ông đã biết lúc nàng nổi cơn lên thì
thật là đáng sợ, hại cho người thì ít mà hại cho mình thì
nhiều, trừ khi ông mướn người trông coi nàng từ sáng đến tốị
Thạch Phong trầm tư giây lát rồi nói với giọng quyết định:
- Xin ông hãy cứ đê? Tiểu Phàm ở lại đâỵ Ngày mai tôi sẽ đi
mời một bác sĩ chuyên khoa về tim đến khám cho nàng. Bây giờ
ông đang chích thuốc trợ tim cho nàng phải không?
- Vâng!
- Ông là một vị bác sĩ luôn luôn tận tâm với bệnh nhân. Chúng
tôi xin bái phục.
Ông mỉm cười nói:
- Hai anh em ông làm tôi cảm động.
- Bây giờ chúng tôi đi thăm Tiểu Phàm.
Bác sĩ đứng lên, chúng tôi bước theo ông ra khỏi phòng đi dọc
theo hành lang xuống phòng bệnh. Đây là lần đầu tiên tôI vào
một bệnh viện thần kinh. Hai bên hành lang là những phòng bệnh
hình thức như cái chuồng. Những người bệnh nhẹ đang buồn bã xê
dịch trong hành lang. Những kẻ đau nặng thì ngồi co ro trong
phòng có cửa khóa, còn những con bệnh khác, kẻ thì ngồi thu
hình trong một góc tường, người thì năm` trên giường kêu la,
gào thét, trông thật tàn nhẫn. Tôi không thể đừng không hỏi:
- Tại sao không cho chăn cho họ đắp? Họ đã mắc phải chứng bệnh
tinh thần, có lẽ không nên để họ mắc thêm chứng bệnh của thể
xác.
- Họ xé rách tất cả. Duy chỉ có thứ áo bằng bao gai này là họ
không thể xé rách được.
Con người còn lầm than đến nỗi nước này ư? Cái thế giới của
người điên thiệt là bi thảm đáng thương! Nhưng khi tôI thấy
một bệnh nhân đang mân mê một sợ dây bằng giấy trên tay và vui
cười hồn nhiên như một đứa trẻ, tôi lại đổi ý. Có thật là họ
bi thảm không?
Chúng tôi dừng lại trước một phòng bệnh và đẩy cửa vào, một cô
y tá đang ngồi trong đó.
Ông bác sĩ hỏi cô y tá:
- Cô ấy hôm nay thế nàỏ
- Cũng khá, thưa bác sĩ!
Thế là tôi đã trông thấy Tiểu Phàm, tôi cơ hồ như không tin ở
mắt mình. Đây là Tiểu Phàm đó saỏ Nàng ngồi trên một chiếc
ghế, người mặc chiếc áo trắng rộng phùng thình của y viện.
Nàng gầy guộc đến chỉ còn da bọc xương, mái tóc khô khốc bị
bệnh viện cắt ngắn đi, ánh mắt nàng cuồng loạn, sóng mũi gầy
nhô lên, và đôi môi không còn tí máụ..Nàng chỉ là một
vong linh, một hồn ma, hay một chiếc xác đã bị ép khô. Nàng
ngồi im lìm, không cử động, mắt chòng chọc nhìn vào chúng tôị
Thạch Phong bước đến gần, khẽ đưa tay chạm vào vai nàng và cất
tiếng gọi:
- Tiểu Phàm!!!
Nàng nhảy đánh thót một cái xong chạy về phía góc tường nhưđi
trốn, rồi nép sát người vào tường, trố mắt đối địch nhìn Thạch
Phong.
- Đừng ông Phong, nàng không được bình tĩnh, ta hãy để nàng
nghỉ, chúng ta đi thôị
Thạch Phong uể oải buông thõng tay xuống, chúng tôi im lặng
lui ra phía cửa, đột nhiên Tiểu Phàm xông ra, nhưng chúng tôi
đã bước ra ngoài rồị
Nàng đưa tay nắm lấy chấn song nhìn chúng tôi buông một giọng
cười quái gở, nghe như tiếng cú kêu đêm. Tôi nghe toát mồ hôi
và chân lông dựng hẳn lên. Gương mặt nàng ép sát chấn song,
một gương mặt tái nhợt, khô đét, mồm há hốc. Không! Không! Đây
không phải là Tiểu Phàm, đây không phải là cô gáI si tình,
ngây thơ, nghịch ngợm mà tôi đã quen biết trong nhật ký của
nàng. Chúng tôi trầm mặc đi ra đến cửa bệnh viện, sắc mặt
Thạch Phong thật là thảm đạm. Ông ấy trao cho ông bác sĩ một
số tiền và khẽ nói:
- Tôi cảm thấy cái chết đối với nàng cũng chưa hẳn là một bi
kịch.
- Tuy vậy, bệnh thần kinh của nàng có hy vọng chữa khỏị
Chúng tôi lên xe và vẫy tay chào bác sĩ. Chiếc xe nổ máy và
chạy vọt đị Tôi quay đầu đi nơi khác. Thạch Phong đưa tay sang
nắm lấy tay tôi hỏi:
- Cô làm sao thế?
- Tôi thấy hơi khó chịu trong ngườị
- Kể ra hôm nay Tiểu Phàm đã khá hơn nhiều, chứ những lần
trước còn tệ hơn nữạ
Rồi ông rẽ rọt an uỉ tôi:
- Xin lỗi cô, đáng lý tôi không nên đưa cô đến đâỵ
Tôi đáp:
- Tuy cuộc gặp mặt này có làm tôi bị xúc động một cách quá
mãnh liệt, nhưng quả tình chính tôi, tôi cũng muốn gặp Tiểu
Phàm từ sau khi đọc tập nhật ký ...Chỉ tội nghiệp cho Thạch
Lỗị
Tôi chưa nói hết lơì, hình như Thạch Phong đọc được ý của tôi,
ông thở dài nói:
- Nó còn đáng thương hơn Tiểu Phàm nếu nó biết được sự thật
...
- Sự thật gì kia, thưa ông?
Thạch Phong lặng thinh, mãi một lúc sau mới nói:
- Tôi muốn nói, cô đừng đem việc đi thăm Tiểu Phàm hôm nay, và
sự thật về tin nàng không còn sống được bao lâu nữa nói cho
Thạch Lỗi biết.
- Vâng ...Tôi hiểu ...
Tuy tôi thốt ra: Tôi hiểu, nhưng kỳ thực lòng tôi vô cùng áy
náy, không biết còn có điều bí ẩn gì khác mà Thạch Phong chưa
chịu nói rạ
Chiếc xe lướt nhanh trong cơn gió lạnh của bầu trời ảm đạm với
làn mưa bay lất phất.
Trời mưa mấy hôm liên tiếp, thời tiết thình lình trở lạnh, bên
ngoài cửa sổ lúc nào cũng giăng đầy mây mù, không khí trong
phòng trở nên lạnh lẽo tiêu điềụ Thu đã đến từ lúc nào không
ai hay biết.
Trong mấy ngày qua, Thạch Phong rất đỗi bận rộn, sáng đi tối
về, về đến nhà thì lại tỏ ra rất mệt mỏi và ưu sầụ ThờI gian
Thạch Lỗi ở nhà lại mỗi ngày một gia tăng. Gã bắt đầu giúp tôi
xếp lại bút ký của tổ phụ. Mỗi lúc nhìn gã, tôi lại nhớ đến
Tiểu Phàm. Tội nghiệp Tiểu Phàm, cũng tội nghiệp Thạch Lỗi,
tôi không làm sao nói lên được cái cảm tưởng của mình. Nhắm
mắt lại tôi lại tưởng tượng đến cái thời thơ ấu của Tiểu Phàm
và Thạch Lỗị Một đôi trẻ thơ ngây đang cùng nhau vui đùa ở
chân đồi bên bờ suối, hồn nhiên chả hiểu gì đến định mệnh ác
nghiệt của tương laị..Ôi! Đấng tạo hóa, xin hãy rũ lòng từ ái
thương lấy chúng sinh.
Tối hôm nay, Thạch Phong lên phòng của tôi, ngồi trước bàn
viết, ông bình tĩnh báo cho tôi biết:
- Tiểu Phàm không thể nào cứu được nữa!
- Ông đã mời bác sĩ chuyên môn khám cho nàng? Tôi hỏị
- Đã, mấy vị bác sĩ đã đến khám, sinh mạng của nàng chỉ còn
duy trì được nhiều lắm là sáu tháng. Cái việc thương tâm nhất
là Tiểu Phàm là người cuối cùng của dòng họ Nghệ.
- Thế ra cả một gia tộc của họ đều đã đoản mệnh. Tôi lẩm bẩm
nói:
- Đây không phải là mắc lời nguyền, mà là di truyền.
Thạch Phong không nói gì nữa, trong phòng thật yên lặng, chỉ
có tiếng mưa rơi ngoài song. Lâu lắm, Thạch Phong mới thở dài
nói:
- Tôi không hiểu, sinh mệnh là cái gì? Tiểu Phàm đã làm nên
tội tình gì mà phải sinh ra ở cỏi đời nàỷ Tôn giáo giải thích
rằng thần linh điều khiển sinh mệnh, thế thì vì lẽ gì mà thần
linh lại an bài một cách khắc nghiệt một sinh linh như Tiểu
Phàm? Mỹ Hoành, cô bảo vì tôị tình chỉ
Tôi không trả lờị Những giọt mưa rơi trên mặt kính vang lên
những tiếng tí tách. Ánh sáng của cây đèn cầu ở bàn chiếu sáng
gương mặt Thạch Phong. Ông bật diêm và mồi điếu thuốc, đốm lửa
trên đầu điếu thuốc cháy sáng lập lòe, nhìn cảnh này, tôi mơ
mơ màng màng như là hiểu ra được cái gì.
Lâu lắm tôi mới nói:
- Tuy Tiểu Phàm chẳng sống được bao lâu trên cõi đời này,
nhưng ta đừng quên rằng nàng đã yêụ Con người chỉ cần yêu một
lần là cuộc sống đã có đủ ý nghĩa rồi!
- Thế ư? Thạch Phong giương cặp mắt nghi ngờ nhìn tôị
- Chắc ông cũng đồng ý rằng: Mỗi sinh mệnh mỗi khác, mỗi người
trong chúng ta có một cuộc sống riêng biệt, không ai giống aị
Mỗi người đều có ở tâm não một hào quang, một nhiệt lực, đó là
ái tâm. Ái tâm có thể dài hay ngắn, lâu hay mau, cái ấy không
quan hệ; một que diêm, một cây nến, một ngọn đèn, một lò than
hay một vầng thái dương cũng đều đã lóe sáng và tỏa ra sức
nóng.
Tôi có cái ấn tượng là tôi đã hơi lạc đề, song Thạch Phong
trái lại tỏ ra rất hiểu tôị Ông nhìn tôi thật lâu không chớp
mắt, rồi ông dùng giọng nói đặc biệt bảo tôi:
- Cô Mỹ Hoành, tôi không rõ là vô tình hay cố ý, cô đã tìm
cách để huyển hoặc tôị
Mặt tôi bỗng nóng lên bừng bừng, tim tôi đập mạnh như đang
mong mỏi và đợi chờ một cái gì, một cái gì khá quan thiết
trong thâm tâm của tôị
Rồi Thạch Phong đột nhiên bước đến trước mặt tôi, một tay ông
nắm lấy tay tôi, lòng bàn tay ông nóng hổi, mà tay tôi thì lại
lạnh giá. Với ánh mắt lonh lanh, ông ta nhìn thẳng tôi và nói
nhanh:
- Cô Mỹ Hoành, từ lúc xem bài tự thuật của cô, từ cái giây
phút đụng xe vào cô trên dốc núi, tôi ...tôi đã ...
Ông không nói được nên lời nữa, ông tha thiết gọi tên tôi:
- Mỹ Hoành ...
Hơi thở tôi ngưng hẳn laị, tâm linh tôi bỗng bay vụt ra ngoài
cửa sổ để lướt theo làn mưa giữa núi rừng. Đột nhiên Thạch
Phong bỏ tôi đó và đi ra đứng ở bên khung cửa sổ, ông cất
giọng lạnh lùng nói:
- Vừa rồi chúng ta đang nói về Tiểu Phàm phải không nhỉ.
Tôi nhắm mắt lại, nước mắt lăn dài trên gò má, tôi cắn chặt
hai hàm răng hồi lâu rồi mới đáp:
- Vâng, về Tiểu Phàm. Giọng tôi cũng cứng rắn và lãnh đạm
chẳng kém:
- Ông có cho tôi biết nàng không thể sống quá sáu tháng nữạ
- Cô hãy nhớ giữ kín đừng cho Thạch Lỗi biết nghe không cô?
- Vâng!
- Thôi, tôi xin kiếu cô, Dư Tiểu thư!
- Chào ông, Thạch Tiên sinh.
Thạch Phong đã lui ra, và hai cánh cửa kiên cố,dầy dặc, đã
ngăn cách hai người chúng tôị
Ngày hôm sau tôi cùng Thạch Lỗi đi lên Miếu, chúng tôi đi
trong mưa bay, đầy vẻ thơ mộng, nào rừng thông, nào đá núị Lá
trúc càng tăng vẻ nghiêm trang trong cơn mưạ Sau buổi hoàng
hôn, chúng tôi về Vườn Thúỵ Thu Cúc báo cho chúng tôi biết là
ở nhà có khách, đang ở trong phòng sách của Thạch Phong nói
chuyện khá lâu rồi:
- Ai vậỷ Chị có nhận ra không?
Thạch Lỗi ngạc nhiên hỏi như thế, vì thường rất ít khách tìm
đến Vườn Thúỵ Họ đến thẳng văn phòng của Thạch Phong ở trong
thành.
- Thưa ông Phương, luật sư Phương!
- À!
Chúng tôi đứng ở phòng khách trong khi tôi cởi chiếc aó mưa
ra, Thạch Lỗi suy nghĩ giây lâu rồi nói:
- Cô đợi tí tôi đi xem coi!
- Gã vội vã chạy lên lầụ Tôi hơi lấy làm lạ, đây là một người
khách đặc biệt? Một lát sau, Thạch Lỗi trở xuống và hối hả gọi
tôi:
- Mỹ Hoành!
- Anh cả đã ly dị được với chị ấy rồị
Tôi ngẩn người, tỏ vẻ không hiểu biết gì về việc đó. Thạch Lỗi
nói tiếp:
- Ông Phương là luật sư của chị ấỵ Ong mang giấy ủy quyền và
giấy ly dị đến để anh Cả ký. Thế là dứt khoát từ nay anh cả đã
lấy lại được tự do làm lại cuộc đờị
- À! Tôi nhìn ra ngoài mưa, trời mưạ
- Tội nghiệp anh cả. Thạch Lỗi nói, giọng của gã vừa chân
thiết vừa nồng nàn. Suốt đời anh ấy chỉ biết sắp đặt cho kẻ
khác, lo lắng cho kẻ khác mà không biết sắp đặt ổn thỏa cho
chính mình.
Thạch Lỗi nhìn tôi, nói tiếp như để phân trần:
- Trong thâm tâm anh ấy không cứng cỏi như ngoài mặt đâụ Anh
hơi quá tự ái, đối với tình yêu, anh ấy còn bị tổn thương hơn
tôi nhiềụ
Tôi nhìn thẳng vào mặt Thạch Lỗị
- Lỗi nói cho tôi biết những việc này để làm gì? Tôi hỏị
- Cô đã biết rồi phải không?
Tôi chỉ thẩn thờ nhìn gã, không đáp.
Gã lại hỏị
- Chúng ta đều hiểu lòng nhau, phải không Mỹ Hoành?
Gã ngừng lại một lát rồi lại nói:
- Tôi đang cố chấn áp lòng mình, rồi thể nào tôi cũng sẽ
thắng, Mỹ Hoành cứ yên tâm đi!
Tôi ngần ngại nhìn gã, gã đưa tay lên nắm lấy tay tôi nói:
- Tôi không biết nói gì hơn để cám ơn cô!
Giọng của gã thấp xuống ôn hòa:
- Tôi cũng không biết nói gì để tạ lại lòng quan?g đại bao
dung của anh cả. Tôi cũng nghĩ như cô đả nói: Nếu Tiểu Phàm có
hiểu được, nàng cũng không muốn tôi sa ngã, và nếu Tiểu Phàm
không hiểu được, thì sự đau khổ của tôi cũng không giúp được
gì cho nàng. Tôi cần phải tự cưỡng chế, vì cô vì anh cả.
- Thạch Lỗi, khóe mắt tôi như nhòa lê.
- Cô đừng nói gì cả, Mỹ Hoành, tôi hiểu, tuy cô còn trẻ hơn
tôi, nhưng tôi vẫn coi cô như một người chị cả, vì lẽ sự nhớ
thương Tiểu Phàm đã chất chứa trong tim tôi quá đầỵ Cô cứ yên
tâm, tôi không hề thất ý mà cô phải ái ngại cho tôị
Chúng tôi nhìn nhau, trong giây phút ấy, lòng tôi tràn trề cảm
động. Vâng, chúng tôi đều hiểu lòng nhaụ Thạch Lỗi vẫn nắm
chặt lấy tay tôị Chúng tôi đứng như thế bên khung cửa sổ trong
trời chiều đang ngã bóng. Sau đó tôi bỗng nghe có tiếng chân ở
thang lầụ Tôi và Thạch Lỗi vừa toan buông tay nhau ra nhưng
không kịp. Thạch Phong và ông khách đã đứng ở đầu cầu thang.
Thạch Phong đã trông thấy chúng tôi "tay cầm tay, âu yếm bên
nhaụ"
Đưa khách về xong, Thạch Phong trở vào, mặt lộ vẻ giận dữ và
xẵng giọng hất hàm nói:
- Các người không nên chọn nơi phòng khách để biểu diễn cái
trò âu yếm đó!
- Thế à, thưa anh? Tình yêu cũng cần phải chọn nơi, chọn chốn
và chọn thời gian nữa hay sao anh?
- Các người đừng có ngụy biện để tìm cách che đậy!
Thạch Phong châu mày, sắc mặt ông ta rắn lại và đột nhiên trở
nên tiều tụy, như già thêm hẳn đi đến 10 tuổị Bỗng ông to
tiếng gọi Thu Cúc bảo mang bữa ăn lên lầu cho ông và ông lại
dặn thêm:
- Và mang luôn một chai Brandi lên cho tạ
Tôi nhìn Thạch Lỗi: Tại sao lại làm như thế? Tại sao lại đi
lừa dối ông ấỷ
Thạch Lỗi chỉ cười với một nụ cười đầy ẩn ý:
- Từ trước đến sau, bao giờ tôi cũng yêu kính anh cả. Sở dĩ
tôi cố tình trêu tức anh ấy, là vì anh ấy là ngươì trong cuộc
nên thiếu sáng suốt. Tôi bắt buộc phải tàn nhẫn, để anh ấy mở
mắt ra mà ý thức cuộc lương duyên của mình ...Thưa vâng, tôi
biết rõ anh tha thiết yêu chị. Chị Mỹ Hoành à ...còn về phần
chị, chị thử tự hỏi lòng mình xem ...
Thạch Lỗi nói đến đấy thì im lặng và vụt chạy thẳng về phía
cầu thang để lên lầụ Tôi đứng thừ người ra với trăm mối ngổn
ngang trong lòng. Bóng tối tỏa vào căn phòng và vây chặt lấy
tôị
Qua một đêm gió mưa, đến sáng bầu trời lại trong sáng hẳn rạ
Ánh nắng rực rỡ khiến cho lòng người trở nên phấn khởị Tôi đi
xuống thang lầu với cả một niềm vuị Tôi chạy thẳng ra vườn
trong làn hương hoa ngào ngạt. Trên mỗi đóa hoa hồng còn ngưng
đọng những hạt mưa đêm. Tôi cắt một mớ to hoa hồng, ôm trên
tay, vui vẻ trở lên lầu, vừa đi vừa cất giọng hát ngân ngạ Đi
ngang qua phòng sách của Thạch Phong tôi dừng lại, trong phòng
yên lặng như tờ, không một tiếng động. Có lẽ ông ta còn ngủ.
Tôi biết hình như đêm qua ông ta đã uống rượu mãi đến khuyạ
Nhìn những đóa hoa hồng trên tay, tôi do dự giây lát. Bỗng tôi
vụt có ý định cắm hẳn một bình hoa tươi trong phòng sách để
tặng ông một buổi sáng đầy hương thơm bất ngờ. Tôi mỉm cười
đẩy cửa phòng bước vào, nhưng ngay lúc ấy, tôi ngẩn người rạ
Thạch Phong đang ngồi trong chiếc ghế, hai chân gác lên mặt
bàn, trong chiếc khay bên tay ông còn có cả chai rượu và chiếc
lỵ Trên bàn, tàn thuốc, tro thuốc chồng chất bừa bãị Chẳng
biết ông đã uống biết bao nhiêu rượu, hút hết bao nhiêu điếu
thuốc? Đèn điện trong phòng vẫn còn sáng trưng, nhưng dưới ánh
mặt trời tràn đầy cửa sổ, ánh điện trở nên vàng vọt đáng
thương. Đầu Thạch Phong dựa ngữa trên lưng ghế, hai mắt mở to,
tròng trắng đỏ ngầụ Sắc mặt tái xanh của ông chứng tỏ ông đã
thức suốt đêm không ngủ.
- Ồ, tôi ...tôi ngỡ không có ai ở đây!
- Khép cửa lại, đến đây!
Thạch Phong lạnh lùng nói với cái giọng như ra lệnh lúc trước.
Tôi khép cửa lại một cách máy móc, tay chân tôi có vẻ thừa
thãI ngờ nghệch. Sắc mặt Thạch Phong cho tôi cái cảm giác sợ
hãi, ông ta cứ nhìn tôi chòng chọc rồi hỏi:
- Cô từ đâu đến đâỷ Có phải từ cung trăng không?
- Không phải đâu!
Nói xong ba tiếng đó, tôi đã bình tĩnh trở lại và bước sang
đặt bó hoa hồng trên bàn, thản nhiên nói thêm:
- Trên khung trăng làm gì có hoa hồng. Vả lại lúc này không có
trăng, mặt trời đã lên tới đỉnh đầu rồi!
Tôi đi kéo tấm màn cho phân nửa cửa sổ, ánh nắng tràn vào sáng
rực. Tôi tắt hết đèn đị Mùi rượu và thuốc lá xông lên đầy
phòng, tôi thâu thập tất cả ly, chai, gạt tàn lên chiếc khay
đem ra để ở hành lang, đê? Thu Cúc sẽ đem đi rửạ Tôi bận rộn
quay trước quay sau để dọn dẹp cho căn phòng gọn ghẽ và để xua
đuổi cái không khí ngột ngạt. Thạch Phong nhìn tôi xê dịch
trong phòng, yên lặng không nói gì, cho đến lúc tôi định lướt
qua ông ta để với lấy chiếc bình hoa thì ông ta bỗng nắm lấy
tay tôi gọi:
- Mỹ Hoành!
- Dạ!
- Cô đã thành công rồi phải không?
Hơi thở của Thạch Phong dồn dập, giọng ông không có vẻ gì thân
thiện cả.
- Thành công, việc gì cơ? Tôi bình tĩnh hỏi lạị
- Lại còn việc gì nữả Cô đừng có giả bộ, việc chinh phục Thạch
Lỗi ấy!
- Việc chinh phục Thạch Lỗỉ Lạ nhỉ.
- Chẳng lạ lùng gì cả, cứ trông cái vẻ thân cận của hai người,
ai chả hiểu cô đã yêu hắn rồị
- Tôi chả yêu ai hết!
- Tôi thì cho rằng, cô đến đây lúc này là để báo cho tôi biết
cô sẽ kết hôn với Thạch Lỗỉ
- Ông lầm, tôi không có điều gì để báo cho ông biết cả.
Những ngón tay của Thạch Phong ấn vào da thịt tôi làm tôi đau
đớn, ánh mắt ông ta hừng hực đỏ như lửạ
- Cô xứng đáng được lên lương, Mỹ Hoành. Cô làm việc có hiệu
quả ngoài sự tưởng tượng của tôị À, nhân tiện để tôi phát
lương cho cô.
Ông ta mở ngăn kéo lấy ra một xấp bạc vất trước mặt tôị
Tôi ngẩn người ra mất mấy giây, và cảm thấy chung quanh tôi
đều xầm lại, và sau đó, người tôi bắt đầu run bắn lên không
làm sao kiềm chế được.
Nước mắt tôi trào ra khiến tôi không còn trông thấy rõ vật gì
cả. Tôi há miệng định nói lên một điều gì đẹp đẽ, nhưng tôi
chẳng thốt được nên lờị Trong giây phút này tôi đã thấy rõ
trước mắt tôi chẳng còn gì cả, chỉ có tình cảm và tự ái bị
lăng nhục mà thôi!
Tôi vùng vẫy để gỡ khỏi tay Thạch Phong, quay người đi ra cửa,
bước chân tôi quá nặng nề, thân thể tôi yếu đuối, đầu óc tôi
mê man và tim tôi ...đau nhói như bị cấu xé. Trong nháy mắt,
tất cả đã sụp đổ quanh tôi, tôi gục đầu lên cánh cửa nghẹn
ngào thổn thức. Thạch Phong vội vàng chạy đến bên tôi, ông ta
nắm chặt lấy hai cánh tay tôi, bất giác ôm tôi vào lòng, và
giọng nói gấp rút, hối hận và đau khổ của ông vang lên bên tai
tôi:
- Mỹ Hoành! Mỹ Hoành! Không phải tôi cố tình như thế. Cô tha
lỗi cho tôi, tôi đã uống quá nhiều rượụ..Sở dĩ tôi nói lên
những lời ấy là vì ...tôi quá thương cảm. Cô không hiểu được,
không phải tôi cố tình làm khổ cộ..
Tôi không nghe, tôi không nghe thấy chi cả, tôi vùng vẫy để
thoát khỏi vòng tay ông ta, để đi ra ngoài, đi thật xa, xa hẳn
Vườn Thúy, để rồi không bao giờ còn trở lại nữa! Không bao
giờ! Tôi đẩy Thạch Phong ra, vừa mở cửa căn phòng vừa nói qua
hai hàng nước mắt:
- Ông tránh ra, tránh ra cho tôi đi!
- Không, Mỹ Hoành hãy nghe tôi ...Hãy nghe tôi ...
- Ông buông tôi ra! Tôi vừa la vừa vùng vẫy:
- Chúng ta đã có một lời hẹn quân tử là tùy tôi muốn rời bỏ
nơi đây lúc nào cũng được, bây giờ đã đến lúc tôi phảI đị Ông
hãy để cho tôi đị
- Không, Mỹ Hoành! Thạch Phong vẫn nắm chặt lấy cánh tay tôi:
- Tôi có việc cần nói với cô, cô không thể nào bỏ đi như vậy
được. Tôi không bao giờ để cho cô đi, không bao giờ.
- Ông không có quyền cản trở tôị Tôi xin nói cho ông rõ, thời
hạn mà ông muốn tôi làm việc đã kết thúc. Tôi không làm nữa!
- Cô nói thế thì tàn nhẫn quá. Thạch Phong kêu lên:
- Tôi xin nhận lúc nãy tôi có hơi quá lời, cô hãy lưu lại đây,
chúng ta mãi mãi là đôi bạn, có phải không?
- Không! Tôi gào lên.
- Cô phải biết điều một tý!
- Biết điềủ Tôi phẫn nộ nhìn ông ta chòng chọc rồi nói:
- Ông Thạch Phong, ông biết tôi cô độc, đau khổ, ông biết tôi
nghèo nên ông đã tìm đủ mọi cách để lừa tôi về đây, yêu cầu
tôi làm một việc mà tôi không thể nào chấp nhận. Tôi lưu lại
đây là vì ngỡ chúng ta thông cảm lẫn nhaụ TôI muốn giúp ông,
tôi muốn tận tâm để cứu vớt một kẻ đau khổ, chứ không phải vì
tiền! Tôi có nghèo khổ đến đâu đi nữa cũng chưa đến đỗi phải
mang thanh xuân và tình yêu của mình đi bán. Ông còn có thể
nhục mạ tôi đến thế nào nữa không?
- Tôi đã hiểu rằng vì lẽ gì mà cô lưu lại đây, tôi đã rõ cô là
một người nhân hậu, nhiệt thành ...
- Thế thì tại sao ông lại nỡ lòng nhục mạ tôỉ
- Vì ...tôi yêu cô. Tôi không muốn cô ngã vào lòng của Thạch
Lỗị
Thạch Phong nói trong hơi thở dồn dập, tôi bàng hoàng ngẩn
người rạ Căn phòng đột nhiên trở nên yên lặng, mắt tôi mở to
và chỉ nhìn thấy mỗi khuôn mặt của Thạch Phong. Tôi đăm đăm
nhìn ông tạ Chúng tôi cứ thế nhìn nhau, và rồi đột nhiên
Thac.h Phong ôm ghì lấy tôi, từ cổ họng ông ta bộc phát ra
tiếng gọi nóng ran:
- Mỹ Hoành, anh yêu em!!!
Đồng thời môi của Thạch Phong cũng đặt lên môi tôi, tay tôi
bất giác ôm lấy cô? Thạch Phong, trong giây phút ấy, nỗi vui
mừng từ đáy tim tôi bừng lên nóng ran cả ngườị Tôi không sao
diễn tả nổi bao nỗi đắng cay, ngọt bùi trong lòng tôị Đây là
mối tình mà tôi đã ước mơ chờ đợị Lúc Thạch Phong ngẩng đầu
lên, nước mắt tôi nhễ nhại trên gò má. Đôi mày Thạch Phong
chợt nhìn lại, Thạch Phong buông tôi ra và lảo đảo đi về phía
bàn viết, mồm lẩm bẩm nói:
- Xin lỗi, Mỹ Hoành, tôi lại gây nên một lỗi lầm nữa! Thôi bây
giờ cô hãy đi đi ...tôi muốn nói cô hãy đi sang bên ấy với
Thạch Lỗị Đi đi! Đi đi!
Tôi tựa lưng lên cánh cửa, lòng tôi tràn ngập niềm vui, tôI
đứng yên nhìn Thạch Phong không nóị Một lúc lâu sau, Thạch
Phong quay sang trố mắt nhìn tôi:
- Sao cô còn chưa đỉ
- Đi đâủ
- Đi sang bên ấy với Thạch Lỗi chứ còn đi đâủ
- Tôi sang bên ấy để làm gì? Tôi nhướng mày rồi nói tiếp:
- Tôi đâu có yêu gã, gã cũng không làm sao dung nạp được tôi,
vì trái tim gã đã quá đầy hình ảnh của Tiểu Phàm.
Thạch Phong nhìn tôi trong dáng điệu thật đáng thương, trong
đáy mắt có đầy vẻ khẩn cầu như một đứa trẻ ngây thơ yếu đuối
đang đợi người ta phù trì.
- Có phải cô nói thế là cô có ý muốn an ủi tôi phải không?
Tôi vội đáp:
- Không, ông không hiểu, sở dĩ Thạch Lỗi đã tự chấn tác được
không phải vì có một tình yêu khác, mà vì gã có một người anh
đáng kính.
- Thế ư? Thạch Phong kéo dài giọng hỏị
- Vâng!
- Sao cô biết?
- Gã đã từng thành khẩn nói với tôi như vậỵ
Chúng tôi nhìn nhau thật khá lâu, thật lâu và đôi mày Thạch
Phong không còn châu lại nữa, ánh mắt trong sáng hẳn lên. RồI
Thạch Phong dang đôi cánh tay cho tôi ngả vào lòng chàng, vào
một Thạch Phong cô độc, một Dư Mỹ Hoành đơn chiết, không còn
buồn khổ vì cảnh lẽ bạn nữạ Ngoài kia, mặt trời đang rực rỡ
chiếu xuống cả khu Vườn Thúỵ
Tối hôm ấy, trăng sáng vằng vặc. Tôi và Thạch Phong quấn quít
bên nhau trên sân thượng. Chúng tôi tựa vào lan can dõi trông
về phía xạ Cánh đồng trải dài mông lung dưới ánh trăng vàng.
Những dãy núi ẩn hiện ở phía chân trời, rồi rừng thông, rừng
trúc gần đó khoe màu xanh biếc như mặt nước đại dương. Chỉ có
ở Vườn Thúy là có thể trông thấy rõ rệt, bao đóa hoa lung linh
như được mạ một lớp bạch ngân.
- Anh có trông thấy gì không? Tôi hỏị
- Không!
- Kia kìa! Từ cung trăng đang thòng xuống một chiếc thang,
nàng tiên của chúng ta đang từ trên đó bước xuống.
Chàng cười đáp:
- Em đâu còn phải cần có nàng tiên nào nữa, vì chính em là
nàng tiên đó. Thạch Phong nói xong vòng tay qua lưng tôi, đầu
tôI tự nhiên tựa lên vai chàng, chàng nghiên đầu hôn nhẹ lên
trán tôi:
- Em là cô gái lơ đãng đi trên đường bị xe anh đụng phải và
kêu la như con mèo nhỏ sựng lông sừng sộ với anh.
Tôi cười nói:
- Còn anh, anh là gã đàn ông ngang tàng, tự cao, tự đại nhưng
lại giống như con ngựa hoang bị trói buộc bằng rất nhiều sợi
dây và điên cuồng gào hí vang trời!
- Ê, em lại cố ý trêu chọc anh đó phải không?
- Thế còn anh, anh đừng quên là anh đã ngang nhiên trêu chọc
em từ trước đến nay thì saỏ
- Anh trêu chọc em?
- Chứ lại còn không ư? Anh đã giao cho em một việc làm khá ngộ
ngĩnh!
- Không phải vậy đâu Mỹ Hoành!
Nụ cười bỗng tan biến trên môi Thạch Phong, chàng nghiêm trang
bảo tôi:
- Thoạt đầu tiên, anh cứ nghĩ rằng ...có thể dùng một người
con gái khác thay thế Tiểu Phàm, để cứu vớt Thạch Lỗi! Nhưng
anh có ngờ đâu, em đã nhảy xổ vào trái tim anh. Quả tình từ
trước đến nay, anh chưa từng gặp người con gái nào như em, lúc
sắc bén thì như một lưỡi dao, lúc nhu mì thì phẳng lặng như
mặt nước hồ thụ Anh phải dùng hết cách tự kiềm chế để che chở
trái tim anh.
Thạch Phong áp má lên má tôi, tôi nhắm mắt dùng giọng mũI
hừlên một tiếng nói:
- Anh thật là một anh vĩ đại, dám đem cả tình yêu nhường cho
đứa em út của mình!
- Em lại hướng mũi dao về phía anh rồi!
Tôi bật cười nép sát vào Thạch Phong. Lòng tôi rộn rã niềm vuị
Cho đến giờ phút này, tôi mới cảm thấy rõ rệt là tôi lưu lại
Vườn Thúy không những do sức thu hút của Tiểu Phàm, không
những vì Thạch Lỗi, cũng không những vì câu chuyện cảm động
kia, mà chính là gã đàn ông bên cạnh tôị Tôi ngẩng mặt nhìn
lên trời, vầng trăng sáng đang ẩn mình trong một lớp mây mỏng.
Có phải nàng tiên huyền ảo của tôi đã đưa tôi đến Vườn Thúy
không? Tâm trí tôi bàng hoàng, tất cả tâm linh tôi đang đắm
chìm trong lớp sóng say sưa dào dạt của tình yêụ
- Mỹ Hoành! Thạch Phong khẽ gọị
- Dạ.
Thạch Phong có vẻ không yên tâm nói:
- Em không có hảo cả đối với Thạch Lỗi saỏ
- Anh nói chỉ
- Thạch Lỗi nó còn trẻ, lại đẹp trai, lại tài ba hơn anh, em
lại có thể không thương hắn được saỏ
- Dĩ nhiên là em thương hắn vô cùng!
- À!
Thạch Phong như nghẹn ngào rồi vội nói:
- Nếu thế thì em còn đợi gì mà không chọn nó làm phối ngẫủ
- Không, anh lầm rồi, em thương hắn như một người chị thương
một đứa em ...
Tôi ung dung giải thích thêm:
- Đó không phải là tình yêu, có phải không anh? Vả lại em đâu
có phải là Tiểu Phàm!
- Thì đã hẳn thế. Thạch Phong nói nhanh để công nhận.
- Anh xem thường Thạch Lỗi quá ...riêng em, em đã hiểu rõ, mối
tình của Thạch Lỗi thiệt là thủy chung như nhất và rất cao cả,
bởi vậy không ai thay thế được Tiểu Phàm. Giả sử sau này Thạch
Lỗi có một tình yêu khác đi nữa, thì trong tâm khảm của nó vẫn
còn có một vị trí mãi mãi dành cho Tiểu Phàm.
Tôi thở dài nói tiếp:
- Mối tình này rất đổi thê lương, nhưng cũng vô cùng mỹ lệ!
- Thật ra nó không đẹp như sự tưởng tượng của em đâu, Mỹ
Hoành!
- Saỏ Tôi ngạc nhiên nhìn Thạch Phong hỏị
- Tất cả những gì có cái đẹp ở bên ngoài chưa hẳn là cũng có
cái đẹp ở bên trong.
Tôi hơi châu mày nói:
- Anh nói thế là vì anh có cái tâm trạng của một con chim bị
bắn, đâm sợ cả làn cây cong. Anh đã nếm trải một cuộc tình
duyên bất mãn, nên anh nghi ngờ Tiểu Phàm chứ gì?
Thạch Phong vội cãi:
-Tiểu Phàm không thuần nhất như trong nhật ký của nàng đâu!
Trước khi bị điên, có một đoạn thời gian nàng không viết nhật
ký. Chính thời gian này mới là khúc quanh đáng tiếc của cuộc
đời nàng.
- Em không hiểu anh muốn nói gì?
- Câu chuyện này chỉ có mình anh và Tiểu Phàm biết mà thôị Anh
dùng đủ mọi cách để giấu Thạch Lỗị Cảm ơn thượng đế, Thạch Lỗi
vẫn tin tưởng rằng trong tim của Tiểu Phàm chỉ có mỗi một mình
hắn. Anh chỉ mong cái sự bí ẩn này không bao giờ bị tiết lộ.
- Em hiểu ra rồi, vì sau này Tiểu Phàm lại yêu anh, phải
không?
Thạch Phong trố mắt nhìn tôi và sau đó châu mày bật cười:
- Mỹ Hoành, em tưởng rằng ai cũng không có cặp mắt xanh như
em, để dám yêu một con ngựa hoang bị dây trói buộc như anh saỏ
- Thế thì thế nàỏ
- Là thế này, nếu không xảy ra việc ấy, thì Tiểu Phàm không
đến nỗi bị điên cuồng, rồ dạị
Thạch Phong nghiêng nửa người vào lan can, ngửa mặt nhìn lên
trời, mặt chàng bỗng sa sầm xuống và chàng khẽ nói:
- Kể ra, anh cũng phải gánh lấy trách nhiệm trong việc này,
cho đến bây giờ anh còn thấy ân hận.
Tôi không nói gì. Thạch Phong đốt một điếu thuốc rồi tiếp tục
nói:
- Tiểu Phàm theo học đến năm thứ hai ban trung học thì sau đó
anh mới được biết nàng mang chứng bệnh đau tim thiên bẩm và
chứng loạn óc. Nàng rất yếu đuối và không thích để tâm vào
việc học. Vì thế nên từ năm 14 tuổi nàng ở luôn nhà, không đi
học nữạ Anh thì bận rộn luôn nên Tiểu Phàm ngày ngày học chữ
Trung-Hoa do Thạch Lỗi dạy, ngoài ra nàng chỉ có một thứ tiêu
khiển là đọc tiểu thuyết. Như vậy hoàn cảnh sinh hoạt của Tiểu
Phàm rất đổi nhỏ hẹp. Trừ anh và Thạch Lỗi, nàng không còn có
người thân hay bạn bè nào khác. Nếu không có Thạch Lỗi, có lẽ
nàng cũng không bao giờ được đi xem phim hay dạo phố gì cả.
Tình yêu giữa nàng và Thạch Lỗi thế tất đã do hoàn cảnh tạo
nên. Đối với đời sống của Tiểu Phàm ...anh thật ân hận. Bây
giờ mỗi lúc hồi tưởng lại, anh vẫn cảm thấy mình có lỗi, vì đã
để cho nàng chịu thiếu thốn rất nhiềụ Đối với sự giao du, sự
vui tươi cần phải có ở cái tuổi thanh xuân của nàng, cũng vì
thế mà trước lúc nàng điên loạn, một người con trai đã đi vào
cuộc đời nàng.
Thạch Phong dừng lại rít một hơi thuốc dài nhìn tôi hỏi:
- Em thường hay lên ngôi miếu nhỏ ở trên núi phải không?
- Vâng!
- Lúc ấy Thạch Lỗi đã tốt nghiệp đại học và đang phục vụ tại
Đài Nam. Vì nó không có ở nhà, em có thể tưởng ra là Tiểu Phàm
cô độc biết bao nhiêu, ngày nào nàng cũng đi lên ngôi miếu ấy
đàm đạo với các ni cô hay mang một quyển sách vào rừng thông
ngồi đọc hoặc đi bách bộ. Cứ thế, có một lần, một bọn con trai
sinh viên đại học tìm lên núi mở cuộc "picnic". Họ bắt gặp
Tiểu Phàm và mời nàng gia nhập cuộc vui của họ. Cũng nhân đó
mà nàng quen với một thanh niên. Họ thường hẹn hò để gặp nhau
tại ngôi miếu nhỏ kiạ
Bắt đầu từ lúc bấy giờ, thần trí của Tiểu Phàm có vẻ thẫn thờ.
Anh nghĩ, nhất định là giữa Thạch Lỗi và anh con trai nọ đã
phát sinh một sự xung đột trong tim nàng, mà bản tính hiền
lành của nàng lại không cho phép nàng phản bội Thạch Lỗị Tóm
lại đến lúc anh phát giác có người con trai này thì nàng đã
giao du với hắn rất mật thiết. Lúc ấy anh rất lo sợ, cũng
không biết phải làm thế nàọ Điều thứ nhất, anh sợ khổ cho
Thạch Lỗi vì hắn tha thiết yêu nàng, điều thứ hai, anh sợ khổ
cho Tiểu Phàm. Thực tình mà nói, anh không tín nhiệm người con
trai kiạ Hắn là một anh con trai nông cạn và xảo nguyệt, anh
không tin rằng hắn sẽ mang lại hạnh phúc cho Tiểu Phàm. Tiểu
Phàm được anh nuôi dưỡng từ tấm bé đến lớn khôn, anh vẫn coi
nàng như một đứa em ruột của mình. Hơn nữa nàng lại mang bệnh,
anh không thể để cho người nào khác lừa dối nàng, nên anh đã
đi tìm gã con trai kiạ
Thạch Phong ngừng lại với những nếp nhăn trên trán và một vẻ
mặt vô cùng đau khổ, chàng nói tiếp:
- Anh kể hết cho hắn nghe, về gia đình của Tiểu Phàm. Anh bảo
với hắn là nếu hắn thật tâm yêu Tiểu Phàm thì hắn phải chu
toàn việc trăm năm với Tiểu Phàm, bằng không thì phải cắt đứt
việc dan díu này đị Kết quả, người con trai nọ từ đấy không
tìm đến nơi hẹn hò nữạ Còn Tiểu Phàm những ngày đầu, thần trí
chỉ mê man như người mất hồn. Anh mời bác sĩ, nhưng vẫn không
thể chữa trị được cho nàng. Từ đó nàng bắt đầu điên loạn.
Thạch Phong chăm chú nhìn tôi với ánh mắt bi ai và chua xót:
- Đó là câu chuyện mà anh vẫn giấu kín. Mỹ Hoành em nghĩ xem
có phải anh đã gây nên tội ác không?
Tôi nhìn Thạch Phong, vẻ chân thành của chàng có chứa đựng đầy
sự phân vân nghi hoặc. Khuôn mặt chàng dưới ánh trăng trở nên
trang nghiêm. Tôi nắm lấy tay chàng, khẽ lắc đầu nói:
- Không, anh không có tội gì cả, nhưng giá anh đừng nói cho
nghe câu chuyện này thì hay hơn, vì nó quá tàn nhẫn. Nó phá
hoại cả sự hoàn mỹ trong tim em, vì nó làm cho tình yêu của
Tiểu Phàm không còn cảm động nữa!
- Thì cũng vì thế mà anh tìm đủ mọi cách để giữ kín. Nếu Thạch
Lỗi biết Tiểu Phàm đã điên loạn thì chỉ làm cho nó càng thêm
nát lòng vì tình yêu của nó đối với Tiểu Phàm tha thiết quá.
Tôi trầm ngâm suy nghĩ. Có một áng mây che phủ vầng trăng,
bỗng nhiên tôi cảm thấy lành lạnh.
- Không, em tin rằng nàng vẫn còn chung thủy với Thạch Lỗị
Nàng có thể viết lên những trang nhật ký như thế kia thì không
đời nào nàng lại đổi dạ thay lòng được.
Thạch Phong nhìn tôi mỉa mai nói:
- Mỹ Hoành em quá tin vào sự hoàn mỹ!
- Vâng, quả như thế. Tôi tựa đầu vào vai Thạch Phong, không
muốn nghĩ đến Tiểu Phàm nữạ Chúng tôi đứng như thế một lúc rất
lâụ Áng mây che phủ mặt trăng giây lát bay qua, gió lạnh đêm
khuya phảng phất thổị Sau đó, tôi khẽ ho lên một tiếng rồi
nói:
- Anh à!
- Gì em?
- Cái điều nó làm cho em cảm động và khâm phục anh là lòng
quảng đại và bao dung của anh! Tuy cái "viên ngọc" Tiểu Phàm
có mang đôi vết tỳ ố, nhưng anh đã rộng lượng tha thứ, xóa bỏ
hết để cho vết thương lòng của Thạch Lỗi khỏi rớm máu thêm.
Không phải em có ý cung duy anh, nhưng quả tình anh là một
ngườI huynh trưởng có một không hai ở đời nàỵ
- Đối với anh không có điều gì đẹp bằng lời khen ngợi của em!
- Còn một điều nữa anh!
- Điều gì hả em???
- Anh tin tưởng nơi em, em sẽ là người yêu thuần nhất của anh.
- Mỹ Hoành!!!
Thạch Phong kéo tôi vào lòng, nước mắt tôi giàn giụa đầy trên
bờ mị..Tôi khóc là vì trước hạnh phúc của mình mà chạnh lòng
về nỗi bất hạnh của Tiểu Phàm và Thạch Lỗị
Đêm hôm ấy, khi trở về phòng riêng, tôi nhặt được một mảnh
giấy cài trên kẹt cửa, bên trong là nét chữ của Thạch Lỗi, với
những dòng: "Tình yêu đôi khi cũng cần có sự giúp đỡ của kẻ
khác. Ghen tức chính là một phương tiện của sự giúp đỡ, vì vậy
tôi đã phải lợi dụng cái thủ đoạn ấỵ Tôi tin rằng ai đó đã
hiểu lòng tôị Xin cầu chúc cho hai người trăm năm hạnh phúc."
Tôi cầm mảnh giấy áp lên ngực, lẩm bẩm một mình: "CáI cậu bé
Thạch Lỗi này thật là dễ thương!"
Sau khi biết rõ đầu đuôi về sự điên loạn của Tiểu Phàm, tôi
cảm thấy khó chịu mất mấy hôm. Tôi lật quyển nhật ký của Tiểu
Phàm vào những trang cuối cùng, đọc đi, đọc lại, tìm mãi không
thấy hình ảnh của một người con trai khác! Rõ ràng nàng đã
chối bỏ hắn, thậm chí đến không thèm mang hắn viết vào nhật
ký. Tiểu Phàm cũng đã sùng kính sự hoàn mỹ ư? Nhưng tôi cũng
đã tìm ra chứng tích vùng vẫy, chống đỡ của nàng. Chẳng hạn,
có một đoạn nàng viết nguệch ngoạc như sau:
"Đông hãy trở về đây, em van anh trở về đâỵ Tại sao anh bỏ em
đi xa đến thế? Không có anh, ngày tháng tối tăm, buồn thảm như
bất tận. Đông! Về, hãy về đây cứu em!"
"Đông, em vì anh mà sống, thì cũng vì anh mà chết, dầu anh có
đi đến đâu, em cũng ở bên anh. Đông, trái tim em chỉ có anh,
chỉ có anh, chỉ có anh. Thượng đế biết rằng: trong tim em chỉ
có anh thôi! Ác quỷ! Ngươi hãy buông tha ta ra! Đông ơi, hãy
về đây, hãy ôm lấy em, dù cho có một ngày nào đó em sẽ chết,
em cũng cầu mong được chết trong lòng anh. Thật đấy! Đông ơi
Đông!"
Đọc lại những mảnh đoạn nhật ký này, tôi càng thông cảm Tiểu
Phàm hơn. Nguyên nhân sự điên loạn của nàng không những chỉ do
di truyền mà thôi, nàng đã từng tranh đấu, đã từng đau khổ, và
đã từng tự trách mình. Tôi mang quyển nhật ký đi tìm Thạch
Phong, tôi nói:
- Thạch Phong, anh đã lầm, Tiểu Phàm thủy chung, chỉ yêu có
một mình Thạch Lỗị Gã con trai kia chưa hề bao giờ chiếm được
con tim nàng. Nàng chơi với hắn chỉ vì nàng cô đơn!
Thạch Phong nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười ôn hòa, và nâng cằm
tôi lên âu yếm đáp:
- Mỹ Hoành, em quả là một cô gái hiền lương. Em chỉ biết dệt
nên toàn những giấc mộng vàng. Anh không thể không tin rằng em
đã nói đúng!
Ngày hôm ấy, tuy ánh dương vẫn rất đẹp, song trời đã trở lạnh.
Mùa thu đã qua đi mau chóng và thời tiết đã bắt đầu sang đông.
Từ lúc sáng sớm, tôi đã lên đường trở về nhà chú thím. Tôi về
với một nhiệm vụ thật quan trọng là báo cho chú thím biết
chuyện của tôi và Thạch Phong. Thím nhiệt liệt mừng cho tôi,
còn chú thì hỏi thăm về Thạch Phong rất nhiềụ Sau đấy, ông cho
các em đi mua rượu, thịt về "ăn mừng" cho việc chung thân đại
sự của tôị
Tôi ở lại nhà chú thím cho đến lúc ăn cơm chiều mới ra về. Lúc
ấy đã gần chín giờ.
Tôi đi một mình trên con đường nhựa dẫn lên núị Gió đêm thổi
lùa, vang lên những tiếng xào xạc. Trời thật lạnh, tôi quấn
chặt khăn choàng, thong thả đi lên dốc núị Đường không có
điện, nhưng may là trăng sáng như gương chiếu xuống trông rất
rõ rệt.
Gió đông càng lúc càng lạnh như cắt. Những vách đá lớn trong
rừng thông đứng sừng sững dưới ánh trăng nom có vẻ dữ tợn. Tôi
vừa đi vừa suy nghĩ, đột nhiên tôi nghe có tiếng xột xoạt phát
xuất từ cánh rừng thông. Một làn gió lạnh lùa qua, tôi rùng
mình đánh thót một cáị Tôi quay đầu nhìn về cánh rừng thông.
Tôi không trông thấy gì hơn là đá núi, cây thông và ánh trăng,
nhưng tôi vẫn cảm thấy bồn chồn, tim tôi đập mạnh, tôi hồi hộp
và lo âu lạ thường.
Tôi rảo bước và đi tới chỗ cái gốc cây có đặt ghế đá. Tôi dừng
lại định ngồi nghỉ một lát cho hơi thở bớt gấp rút vì đi quá
nhanh. Cũng trong lúc ấy, cái cảm giác của lần đầu tiên ở nơi
đây lại đến với tôị Nơi đây không phải chỉ có một mình tôi, có
người đang núp ở đâu đó để rình rập tôị Tôi quay phắt đầu lại,
ba hòn nham thạch đứng sừng sững ra đó như một tấm bình phong,
hơi thở tôi ngưng lạị Dưới ánh trăng, tôi trông thấy rõ rệt
một chiếc bóng nhẹ nhàng lướt quạ Sự sợ hãi làm tôi sửng sờ ra
đó. Ánh trăng, tiếng thông reo, tiếng trúc rì rào, đá núi, và
một chiếc bóng ...hòa hợp thành một thứ áp lực kinh ngườị Nó
làm tôi cảm thấy máu trong người đông lại, tôi rùng mình và
chạy nhanh về Vườn Thúỵ Tôi có cảm giác như chiếc bóng ấy đang
đuổi theo tôi, cảm giác này làm xương sống tôi ớn lạnh. Tôi
không dám quay đầu lạị Tôi chạy mãi đến lúc trông thấy những
dãy nhà quanh Vườn Thúy và ánh đèn ấm áp tỏa ra từ trong mỗi
ngôi nhà, tôi mới hoàn hồn thở một hơi dài nhẹ nhỏm.
Tôi đi chậm lại, vừa đi vừa lắng tai nghe ngóng, đợi đến khi
xác định là đằng sau không có ai theo dõi, tôi mới dám len lén
quay đầu nhìn lạị Có lẽ bóng người, tiếng động rõ ràng đã phát
xuất từ ảo giác của tôị
Tôi về đến cổng Vườn Thúy và cảm thấy ngay là có việc gì bất
thường đã xảy rạ Cổng vườn mở rộng, tôi đi vào, xe hơi của
Thạch Phong không có đó, Vườn Thúy im lìm không lấy một tiếng
động. Việc gì thế nàỷ Tôi cất tiếng gọi:
- Anh Thạch Phong!!!
Không có tiếng trả lời, tôi lại tiếp tục gọi:
- Thạch Lỗi!
Cũng lại vắng lặng. Tôi ngơ ngác chạy đến đầu cầu thang định
lên lầu, Thu Cúc đã từ nhà sau chạy vào phòng khách, chợt thấy
tôi, chị ta đặt tay lên ngực nói:
- May quá, Dư Tiểu Thư, cô đã về. Một mình em ở nhà, em sợ đến
chết được!
- Ông và cậu hai đâủ Còn chú Lưu nữả
- Đi hết cả rồi, có người gọi điện thoại lại, ông Phong cuống
quít cả lên, ông bảo cậu hai đi tìm, rồi lại gọi chú Lưu cùng
đị
Tôi châu mày kinh ngạc:
- Tìm aỉ
- Em nào có biết! Đùng một cái, cả nhà đều đi cả.
- Ít ra em cũng phải nghe được một tí gì chứ?
- Nào em có hiểu gì đâu, cậu hai vồ lấy chiếc xe là phóng đi
ngay, em chỉ nghe mang máng hình như điện thoại do bệnh viện
hay điều dưỡng viện gì đó gọi đến.
Bệnh viện? Đúng rồi, Tiểu Phàm. Nhất định đã xảy ra việc gì
cho Tiểu Phàm. Tôi ngồi xuống ghế. Tiểu Phàm đau nặng hơn hay
đã chết rồi ư? Tôi đờ người hồi lâu mới bình tĩnh trở lại
được.
- Việc xảy ra từ lúc mấy giờ? Tôi hỏị
- Lúc cả nhà vừa dùng cơm chiều xong.
Nếu thế thì đã cách đây mấy tiếng đồng hồ. Tôi đến bên cửa sổ
đăm chiêu nghĩ ngợị Lòng tôi bứt rứt, tôi có linh cảm là một
tai nạn tan tát đang xảy rạ Vừa lúc ấy, có tiếng mô tô chạy
vào dừng lại trước cửa phòng khách. Tôi chạy ra, chợt nhìn
thấy Thạch Phong, tôi hỏi:
- Có việc gì xảy ra thế hả anh?
Thạch Phong nhảy xuống xe, mặt tái nhợt, thần sắc ủ rủ, chàng
buồn bã đáp:
- Tiểu Phàm mất tích rồi!
- Anh nói saỏ Tôi ngạc nhiên hỏi thêm.
- Vì bệnh viện bất cẩn nên Tiểu Phàm đã trốn mất.
Rồi Thạch Phong quay sang hỏi Thu Cúc:
- Cậu hai và chú Lưu trở về chưả
- Thưa chưa thì phảị Tôi vội đáp.
- Nếu thế thì họ chưa tìm được Tiểu Phàm!
Thạch Phong nói, trông chàng vừa thiểu não vừa mệt mõị
- Có trời mới biết được nó đi đàng nào!
- Vừa rồi anh đã đi tìm nàng ở đâủ Tôi hỏị
- Trên miếu và những cánh rừng gần đâỵ
- Đều không tìm thấy chi cả saỏ
- Đến cả chiếc bóng cũng không thấy!
Chiếc bóng? Một tia sáng lóe lên trong trí não tôi, chiếc
bóng! Tôi đã từng trông thấy một cái bóng ở đâủ Đúng rồi, ở
dưới gốc cây cổ thụ ấy, nơi có ghế đá ...Tất cả những gì tôi
đã thoáng trông thấy đều không phải là ảo giác. Nhất định là
Tiểu Phàm nàng nấp ở đằng sau hòn nham thạch giống tấm bình
phong nọ, những tiếng xột xoạt và linh cảm của tôi ...Đúng
rồi! Chính là nàng, tôi chụp lấy cánh tay Thạch Phong, hối hả
nói:
- Đi, chúng ta đi tìm, em đã biết nàng ở đâu rồi!
- Em biết? Thạch Phong nhíu mày hỏị
- Vâng, ở bên cánh rừng thông kia, lúc về em trông thấy có
bóng người ở đó. Lúc ấy em tưởng là mình hoa mă‘t, bây giờ mới
hiểu rạ Đi, chúng ta đi tìm nàng.
Thạch Phong hối hả ngồi lên xe, tôi ngồi ở yên sau vòng tay ôm
lấy eo chàng. Xe nổ máy ngay, phóng nhanh ra khỏi cổng Vườn
Thúy, chạy thẳng về phía ngả ba đường. Chẳng bao lâu chúng tôi
đã dừng lại dưới gốc cây cổ thụ. Sau thân cây, mấy hòn nham
thạch cao lớn đứng sừng sững trang nghiêm.
- Chính ở đây, đằng sao những hòn đá đó!
Thạch Phong dựng xe rồi chạy vào rừng thông, một lát sau từ
phía bên kia trở ra, giơ tay nói với tôi:
- Chẳng thấy gì cả!
- Em đoán chắc là đã trông thấy một bóng người! Tôi nóị
- Có thê? Tiểu Phàm, nhưng cách đây nửa giờ, nàng đã đi mất
rồị
- Nhưng em chắc nàng không đi xa đâụ Nữa giờ không đủ để nàng
đi xa lắm, nhất định là nàng còn quanh quẩn gần đây!
- Thôi được, chúng ta tiếp tục lục soát một hồi nữa xem saỏ
Chúng tôi đi vào rừng thông, bóng cây thông ngả dài ngổn ngang
trên mặt đất, đằng sau mỗi một cây thông đều có thể có người
ẩn trốn. Nhưng sau mỗi thân cây đều chẳng có một ai cả. Chúng
tôi đi được một hồi lâu, bỗng Thạch Phong nhìn thấy được một
vật ở trên mặt đất, một chiếc khăn choàng màu hồng nhạt. Thạch
Phong nói:
- Đây là chiếc khăn choàng mà mấy hôm trước Thạch Lỗi đã tặng
nàng, quả thật nàng vừa đi qua đây!
Chúng tôi lục soát một hồi nữa nhưng cuối cùng đành thất vọng
trở lạị Thạch Phong nói:
- Cứ tìm mãi thế này chả có ích gì, chi bằng chúng ta trở về
Vườn Thúy gọi điện thoại hỏi bệnh viện xem, biết đâu bệnh viện
đã tìm thấy nàng chăng?
Chúng tôi về đến Vườn Thúy thì Thạch Lỗi và Chú Lưu cũng vừa
trở về. Họ cũng chẳng tìm thấy gì cả. Thạch Lỗi ngồi gục đầu
trên chiếc bàn dài gần tủ rượu, hai tay ôm đầu, vẻ tuyệt vọng.
Thạch Phong bước sang đặt chiếc khăn choàng màu hồng lên bàn,
Thạch Lỗi hốt hoảng hỏi:
- Anh tìm thấy nàng!
- Không, anh chỉ lượm được chiếc khăn này thôị
- Ở đâu thưa anh?
- Trong rừng thông.
Thạch Lỗi xông ra phía cửa, vừa chạy vừa nói to:
- Em đi tìm nàng!
Thạch Phong đưa tay kéo hắn lại nói:
- Vô ích! Anh đã tìm qua cả rồị
Thạch Lỗi liền đứng dừng lại, uể oải lại bàn rót đầy ly rượu,
ngửa cổ uống cạn rồi đấm mạnh tay xuống bàn kêu lên:
- Chẳng lẽ chúng ta không có cách nào nữa hay sao anh cả. Nàng
bây giờ chẳng còn một tí năng lực nào cả, nàng có thể bị ngã
chết, bị lạnh chết, có thể bị rắn cắn chết, cái gì cũng có thể
cả! Chúng ta đành chịu bó tay hay saỏ
- Anh đi gọi điện thoại hỏi biệnh việ ...
- Để em đi gọi cho và nhân tiện em cởi đôi giày kẻo chân đau
quá ...
Tôi ra đầu cầu thang, cúi trên lan can nói vọng xuống:
- Họ vẫn chưa tìm được nàng!
Xong tôi đi về phòng riêng của tôị Tôi bật đèn rồi ngồI bên
thành giường cởi bỏ đôi giày cao gót. Tôi đã đi bộ quá nhiều
nên đôi chân đau buốt vô cùng. Tôi cúi xuống tìm đôi dép,
nhưng có một vật gì thu hút lấy ánh mắt tôi, trên chiếc thảm
trước giường đang lấp lánh sáng ngờị Tôi khom người nhặt lên,
thì ra đó là sợi dây chuyền có hình trái tim. Sợi dây chuyền
này trước giờ vẫn được cất trong tủ, tôi không hề động đến nó,
làm sao nó lại chạy ra nằm trên tấm thảm này được?
Tôi cầm sợi dây, ngồi ngẩn người ra đó và bỗng tôi nghe thấy
có tiếng động! Đột nhiên, tôi hiểu ra, Tiểu Phàm! Chúng tôi
tìm tất cả rừng thông nhưng lại quên cái địa điểm cuối cùng là
Vườn Thúỵ Tôi chưa kịp quay người lại thì một bàn tay không
biết từ đâu thò ra giật phăng sợi dây chuyền trên tay tôị Tôi
ngước nhìn lên, một chiếc áo trắng của bệnh viện che ngang
trước mặt tôị Tôi há hốc mồm định la lên, nhưng nàng đã lao
người vào tôi, những ngón tay gầy đét, chịt lấy cổ tôi, đôi
mă‘t to cuồng loạn nhìn chòng chọc vào tôi, miệng lảm nhảm
nói:
- Chàng là của tao! Chàng là của tao!
Móng tay của nàng bấm sâu vào thịt tôị Tôi vùng vẫy kêu la,
nhưng sức nàng mạnh vô cùng. Chúng tôi ôm nhau vật lộn ở trên
giường. Nàng lại hét to:
- Cái phòng này là chỗ ở của tao, mày không thể cướp giựt
được. Chàng là của tao!
Mấy lời la hét đó rõ rệt biết bao! Tiếng kêu la của tôi làm
cho những người dưới lầu chú ý. Một loạt tiếng chân chạy lên
lầu, những ngón tay nàng bóp lên cổ tôi làm tôi vô cùng đau
buốt, và rồi có người xông vào gỡ Tiểu Phàm rạ Tôi từ trên
giường nhảy xuống thì chợt thấy Thạch Lỗi đứng sau lưng Tiểu
Phàm và nắm chặt lấy nàng. Tiểu Phàm kêu hét, vùng vẫy loạn
lên. Tôi được Thạch Phong ôm vào lòng, sắc mặt chàng trắng
bệch như tờ giấỵ
- Em có sao không, Mỹ Hoành?
Thạch Phong dun`g khăn tay đặt lên cổ tôi, hốt hoảng nói:
- Cổ em có rướm máu!
Tôi không còn thấy đau đớn gì cả, Tiểu Phàm vẫn gào thét:
- Hãy để cho tôi đi, đừng nhốt tôi, đừng nhốt tôi!
Hai tay Thạch Lỗi nắm chặt lấy nàng, nàng lồng lên như một con
thú dữ. Vì vùng vẫy không ra thoát được, nàng cúi đầu xuống
cắn vào cánh tay Thạch Lỗi, Thạch Lỗi vẫn không buông tay, chỉ
luôn mồm gọi lớn:
- Tiểu Phàm, Tiểu Phàm, anh là Đông đây mà! Tiểu Phàm, em biết
không? Tiểu Phàm! Tiểu Phàm!
Tiếng gọi này là tiếng gọi của sự yêu thương, nó có cái hiệu
lực làm cho tâm thần của người mê sảng tỉnh lại chăng? Bỗng
nhiên Tiểu Phàm ngừng kêu la, nàng chậm rãi ngẩng đầu lên,
lắng tai nghe ngóng như đang trong giấc mộng. Sau đó ánh mắt
nàng sáng hẳn lên, chậm chạp quay người lại đối diện với Thạch
Lỗi, trong đáy mắt nàng như có linh tính, sắc mặt nàng như có
tình cảm và sức sống. Đó là một kỳ tích trong chớp mắt, nàng
đưa tay lên ngờ nghệch sờ soạng trên mặt Thạch Lỗị Một nét vui
mừng bao trùm lấy khuôn mặt nàng, trông nàng đẹp rực rỡ hẳn
lên. Nàng khẽ mấp máy đôi môi lẩm bẩm nói:
- Đông! Anh đấy ư? Em tìm anh khắp nơị..
Một nụ cười hiện trên khuôn mặt nàng, một nụ cười đầy vẻ hân
hoan và thê thảm! Người nàng tựa vào cánh tay Thạch Lỗi, nàng
ngửa mặt đăm đăm nhìn người yêu nức nở nói:
- Đông! Em muốn ...nói với anh, em chưạ..chưa hề yêu ai cả, em
là của anh ...Đông ơi, Đông!
Nàng cười đẹp như trong mơ, sau đó thân nàng mềm nhũn và lã
người đi trong lòng Thạch Lỗị
- Tiểu Phàm!
Thạch Lỗi thét lên một tiếng và bế xốc nàng lên, nhưng nàng
không còn tỉnh lại được nữạ Thượng đế đã ban cho nàng một
thoáng thời gian kỳ diệu nàỵ Bây giờ nàng đã êm đềm ra đi với
một nụ cười tươi thắm trên môi, đôi mi của nàng im lìm khép
chặt như đang trong giấc ngủ. Thạch Lỗi đứng yên không cử động
và chỉ lặng lẽ nhìn Tiểu Phàm.
Tôi úp mặt vào ngực Thạch Phong thổn thức. Tiếng Thạch Phong
bình tĩnh nghiêm nghị nói:
- Mỹ Hoành! Em chớ nên quá thương cảm ...Nàng đã nói được
những gì nàng muốn nói, và đã hả lòng, hả dạ mà từ giã cõi đời
trong vòng tay người yêụ
Chúng tôi mai táng Tiểu Phàm vào một buổi chiều đầu đông, trên
mảnh đất gần ngôi chùa nhỏ ở trên núi, nơi mà nàng đã từng
cùng Thạch Lỗi dắt tay nhau đi dạọ Người ta đang vun đất lên,
vùi nông một nấm, để mặc dầu gió sương. Chúng tôi đứng im lìm
trong làn gió lạnh vi vụ Tôi tựa đầu vào Thạch Phong, nghe
lòng mình gợn lên bao nỗi tiếc thương sầu muộn! Tiểu Phàm,
người con gái mà tôi chỉ gặp có hai lần, song lại có liên hệ
rất mật thiết đến cuộc đời tôị Cũng vì nàng mà tôi quen biết
Thạch Phong. Tôi không thể nào nói ra hết cảm tình của tôi đối
với nàng, nhất là bây giờ, minh dương cách biệt, kẻ còn người
mất.
Thạch Lỗi lặng lẽ đứng yên, không hiểu gã đang suy nghĩ gì?
Sau khi nấm mộ đã đắp xong, Thạch Phong nói:
- Chúng ta về thôi!
Chúng tôi cùng nhau đi trên con đường trở về nhà, gió đông giá
buốt ào ạt lôi cuốn bao cọng lá vàng trải đầy trên mặt đất.
Tôi đi đến bên Thạch Lỗi gọi:
- Thạch Lỗi!
Gã ngảng đầu nhìn tôi một thoáng, tôi nói một cách ngớ ngẩn:
- Đối với nàng, như thế này là an hảo lắm rồị..
Thạch Lỗi khẽ ngắt lời tôi nói:
- Quả thiệt tình tôi đâu có nỡ hỏi gì hơn đối với cuộc tình
duyên của chúng tôị Nàng đã yêu tôi, thủy chung đến thế, thắm
thiết đến thế.
Tôi cảm động và tự nhủ rằng tôi không cần phải nói gì thêm nữạ
Chúng tôi cũng không cần lo lắng cho Thạch Lỗị Thời gian đau
khổ đã qua, gã đã phấn khởi trở lạị Gã không còn sa ngã nữạ Dù
sao thì gỡ chuông phải do nơi người treo chuông, Tiểu Phàm
khiến gã chìm đắm thì phải do Tiểu Phàm giải cứu gã. Chúng tôi
đi về Vườn Thúy, bóng chiều đã ngã, màn đêm đã bắt đầu buông
xuống các đỉnh núi, lùm câỵ Bỗng Thạch Lỗi khẽ cất giọng ngâm:
"Hoa xuân chưa nở đã tàn,
Gió chiều, mưa sớm, muôn vàn nhớ thương,
Cùng nhau giọt lệ vương vương,
Hẹn nhau, em hỡi, ở phương trời nàỏ
Tôi nối lời gã đọc tiếp:
"Đông, Đông! Sống, em là của anh, chết em vẫn là của anh. Bất
cứ anh ở đâu, lúc nào chúng ta cũng ở bên nhau!"
Thạch Lỗi hốt hoảng hỏi tôi:
- Ô kìa, chị ngâm cái gì thế?
Tôi mỉm cười đáp:
- Tôi ngâm một câu của Tiểu Phàm viết trong tạp nhật ký đó mà.
Gã nhìn tôi cúi đầu đị Mãi một lúc sau, gã mới ngước cặp mắt
đầy lệ tha thiết nói: "Phải, Tiểu Phàm ạ, lúc nào chúng ta
cũng ở bên nhau!"
Về tới Vườn Thúy, trăng đã lên cao trên nền trời xanh thẳm.
Thạch Phong khoác vai tôi, đưa tôi ra ngoài hàng hiên, chàng
âu yếm nói:
- Em xem, đêm thanh, trăng sáng như nước, nước như trờị Trăng
của đôi ta!
Chúng tôi đắm đuối nhìn nhaụ Cho dẫu lúc ấy có thiên ngôn, vạn
ngữ, chúng tôi cũng không cùng nhau thố lộ hết tấm chân tình.
Hết |
|
|
Xin các bạn vui lòng nhấn
chuột vào quảng cáo để ủng hộ Cõi Thiên Thai! |
 |
(TRUYỆN
QUỲNH DAO) |
Join Cõi Thiên Thai's
Mailing List To Receive Updates & News - (Recommended for people who
live in Viet Nam) |
|
Last Update: September 12, 2002
This story has been read (Since September 12, 2002):
|
 |
This page is using Unicode
font - Please
download Unicode Font here to read
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail:
[email protected] |
|