Mùa hè năm dân quốc thứ 52 (1963). Sau khi
được khám xét hành lý, hoàn tất thủ tục nhập cảnh, Mẫn Vân
Lâu bước ra hàng rào kiểm soát, theo chuyến xe chở hành lý
tới phi trường. Đám người đưa tiển nhau đứng chật cả lối đi
trong phòng đợi. Đưa mắt nhìn quanh, chàng vẫn không tìm
thấy một khuân mặt quen thuộc. Ngơ ngác giữa khung cảnh xa
lạ, Lâu nghĩ đến một tiếng đồng hồ trước đây nơi phi trường
Khải Đức (Hương Cảng) bao nhiêu bạn bè quyến thuộc vây quanh.
Khuôn mặt mếu máo của mẹ với những giọt lệ xa con và bao lời
cha dặn dò. Chàng còn như nghe rõ giọng nói của cha ban nãy:
-Làm gì kỳ vậy? Con nó san Đài Loan học, chớ có gì đâu mà
khóc? Hè nó về. Nếu bà muốn chỉ cần một tiếng đồng hồ là sẽ
gặp mặt con ngay. Hừ làm như con nó lên cung trăng không
bằng.
Mẹ vừa mếu máo nói:
-Em biết, em biết! Nhưng con cái sống gần gũi bên mình luôn
trong hai mươi năm, lần đầu tiên xa gia đình em không lo sao
được?
-Con cái lớn phải xa nhà mới nên người, không lẽ bà định
nhốt nó suốt ngày trong nhà sao?
-Em biết! Nhưng em không nén nổi xúc động.
-Bà quả thật một là người đàn bà Á Đông, chỉ có nước mắt,
lúc nào cũng thấy nước mắt.
Lâu đứng một bên, chàng thấ tay chân thừa thãi, bối rối
không biết phải làm sao. Trong khi đó Vân Nhi, cô em gái của
chàng đứng bên trêu:
-Sang bên ấy anh nhớ lo giấy nhập nội cho em để năm sau em
đưa chị Mỹ Tuyên qua nhé.
Mỹ Tuyên, người con gái xinh xắn, nụ cười lúc nào cũng nở
trên môi. Nàng đến tiễn mà không một lời chúc tụng. Lâu
không hiểu tại sao ở gần bên nhau suốt hai nămk trời mà
chẳng có một tình cảm đặc biệt nào nảy sinh. Hôm nay, chàng
chỉ thấy có một sự xúc động nhỏ trước giờ chia tay như giữa
hai người bạn sơ.
-Nhớ viết thư về cho nhà luôn nhé, con phải chăm học và phải
giữ lễ độ với gia đình bác Dương, đừng để người ta coi
thường mình.
Trước lời dặn dò cẩn thận của cha, Lâu thấy khó chịu vì
chàng đâu phải là thằng bé lên ba!
Nước mắt của mẹ, lời dặn dò của cha, tất cả khiến cho Lâu
bồi hồi pha lẫn ngượng nghịu. Lên ngồi phi cơ rồi chàng mới
thở ra nhẹ nhõm.
Bây giờ đứng dưới cái nắng chói chang của buổi chiều thánc
chín, thành phố Đài Bắc nóng như lửa. Tựa lưng vào cổng phi
trường, chàng lấy bức thư của cha để tìm địa chỉ của bác
Dương. Đường Nhân Ái? Đường Nhân Ái ở nơi nào? Không rõ gia
đình bác Dương có sẵn sàng đón nhận mình không đây chứ? Lâu
ngại ngùng. Tuy rằng chàng thường biết là bác Dương những
chuyến đi Hương Cảng, bác Dương đều thường xuyên ở nhà
chàng. Nhưng đấy là những cuộc tạm trú vài ba hôm chứ đâu có
như chàng ở trọ đi học, là cả một vấn đề. Thời buổi này đâu
phải là thời hoàng kim của tình bằng hữu, nó mong manh như
tờ giấy lụa dễ rách. Còn bác gái nữa? Bà ta sẽ đối đãi với
chàng ra sao? Xếp phong thư lại, Lâu đứng thẳng lưng. Mặc,
đến nơi hậu xét.
Vừa định cho va li vào taxi, thì một chiếc xe du lịch màu
đen từ xa chạy như bay tới.
Cửa vừa mở, Lâu đã thấy ngay bác Dương.
-Lâu, tôi đến trễ quá phải không, may là cháu chưa đi mất!
Dạ chào bác, cháu không ngờ được bác đến đón thế này!
Lâu khẽ cúi đầu, nỗi vui mừng hiện trên nụ cười, chàng có
cảm giác của một kẻ may mắn. Dù sao có người đến đón còn hơn
là phải lang bang tìm nhà. Bác Dương vồn vã:
-Không đến đón cháu sao được. Lần đầu tiên đến Đài Bắc, lạ
nơi lạ chốn bác sợ cháu lạc đường. À này, cháu mau lớn quá,
trông cũng ra vẻ lắm.
Vân Lâu cười:
-Thì bây giờ cháu đã hai mươi tuổi rồi!
Tại sao người lớn lúc nào cũng muốn coi kẻ ra sau mình là
trẻ con mãi thế? Ông Dương phụ mang hành lý của Lâu lên xe
và bảo:
-Lên xe đi chứ!
Vân Lâu quay sang người bạn già của cha:
-Bác lái xe lấy à?
-Ờ, cháu biết lái xe không?
Vân Lâu được cơ hội trổ tài, vội khoe:
-Cháu có cả bằng lái xe quốc tế, bác muốn cháu thử không?
-Thôi hôm khác đi, bao giờ cháu rành đường đi nước bước bác
sẽ để cháu trổ tài. Vả lại bây giờ sự lưu thông ở thành phố
này không được khá mấy, lái không quen dễ gặp tai nạn lắm.
Ngồi trên xe, Lâu thích thú nhìn qua khung kính. Xe be, xe
ba bánh, xe đạp, xe gắn máy... đủ loại đủ kiểu chạy như mắc
cửi. Thế này chả trách ông Dương không dám đưa xe chàng lái.
Phố xá hai bên có lối kiến trúc hoàn toàn khác biệt với
Hương Cảng, những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dọc bên đường
trông thật thoải mái.
Ông Dương vừa lái xe vừa đưa mắt dò xét chàng thanh niên
ngồi bên cạnh mình. Chiếc trán rộng, đôi mắt to suy tư,
nhưng nụ cười vẫn còn trẻ thơ. Ông Mẫn vậy mà vẫn có được
thằng con trai dễ thương thế này! Một thứ tình cảm phức tạp
hiện trong tim, đột nhiên ông linh cảm như có một điều bật
hạnh đang chực chờ. Cho nó ở trong nhà là tốt hay xấu đây?
Đột nhiên ông Dương nghĩ đến câu nói mà đúng ra phải hỏi Lâu
từ đầu:
-Cha mẹ cháu lúc này ra sao? Mẹ cháu bằng lòng để cháu sống
xa gia đình thế này à?
Vân Lâu đáp không nghĩ ngợi:
-Dạ mẹ cháu khóc lu bù chứ đâu có buông cháu đi dễ dàng
được!
Từ lâu rồi, tình mẹ đã trở thành một sợi giây ràng buộc
chàng vào gia đình, nhưng sao mẹ không chịu nghĩ đến việcđó?
Lâu lơ đãng tiếp:
-Sang năm Vân Nhi nó cũng định sang đây!
Ông Dương nhìn thẳng con đường trước mặt:
-Vân Nhi à? Được mà, sang năm cô ấy đến Đài Bắc, bảo cô ấy
cứ đến nhà tôi ở đi. Nhà chúng tôi rộng lại ít người. Có
tiếng cười nói của các cô các cậu chắc sẽ vui lắm.
-Nhưng hình như bác cũng có một chị mà.
Đôi mày ông Dương khẽ chau, vẻ rạng rỡ trên khuân mặt đã
biến mất.
-Cháu muốn nói đến Hàn Ni của bác à? Nó...
Ông Dương ngập ngừng. Vân Lâu lạ lùng quay sang, vẻ thắc
mắc. Ta đã nói gì khiến ông buồn? Ông Dương không nói thêm
một tiếng nào cả, như không có gì để nói. Ông nghĩ khách mới
đến nhà, không nên để người ta buồn nỗi buồn riêng của mình.
Cắn nhẹ môi ông để cho bao nhiêu câu trả lời biến thành
tiếng thở dài. Xe quẹo qua khúc quanh, tiến vào con hiểm
rộng và thoáng, ngừng trước đôi cánh cổng to sơn màu đỏ.
-Đến nhà rồi, cháu vào trước đi, bác cho xe vào nhà xe.
Lâu bước xuống, tiếng còi xe kêu vang.
Chàng nhìn bức tường cao trước mặt, những cành phủ dung vươn
mình nhìn ra ngoài tường. Đời sống của gia đình này có vẻ
phong lưu quá.
Cửa mở, một cô tớ khoảng mười tám, mười chín tổi ló người
ra. Tiếng ông Dương gọi:
-Tú lan, cô mời câu Lâu vào phòng khách ngồi chơi, rồi ra mở
cửa nhà xe cho tôi nhanh lên.
-Dạ thưa cậu.
Người Đài Loan gọi chủ bằng cậu chứ không bằng ông chủ như ở
Hương Cảng. Chàng theo Tú Lan, vựợt qua vườn hoa rộng, hai
bên con đường trải sỏi là những cụm hoa hồng. Đằng kia, bên
vách tường cao những cành phù dung và trúc mọc xen kẽ, bên
trái ngôi nhà hai tầng là một cái ao sen có một cây cầu sơn
đỏ bắc ngang. Dương liễu và mộc cần mọc rải rác. Cảnh đẹp
như thơ. Lối kiến trúc là một sự tổng hợp giữa đông và tây.
Qua khỏi con đường trải đá, Vân Lâu bước vào phòng khách
rộng có cửa kính. Ngồi xuống ghế sa lông, Lâu quan sát khắp
phòng. Một màu xanh độc nhất được bài trí, từ tấm màn cửa
đến vải bọc nệm ghế. Khung cảnh mát dịu và yên lặng một cách
hơi khác lạ làm chàng thấy lòng rộn ràng.
Người tớ gái đã đi ra từ bao giờ. Cả gian phòng to lớn không
một tiếnd động, Vân Lâu bị lạc lõng. Trước mặt chàng là cầu
thang dẫn lên lầu, bên chân thang bày một chậu kiểng đẹp mà
Lâu chẳng rõ tên. Góc đằng kia chiếc đàn dương cầm nằm im,
một cái khăn bằng nỉ màu xanh phủ kỹ, trên có một ngọn đèn
bàn và một bình hoa cô độc. Bình không phải để cắm hoa mà
chỉ để cắm những sợi lông công đủ màu kim tuyến.
Đẹp thật! Đẹp lại trang nhã, không khí có vẻ thần tiên, cao
quí chứ không trần tục như ở Hương Cảng. Vân Lâu không dám
tin rằng chỉ mới có một tiếng đồng hồ mà chàng đã từ một nơi
ồn ào đầy tiếng người, đầy xe cộ, thoát đến một vùng đất
bình yên thế này.
Có tiếng mở cửa, bác Dương bước vào, sau lưng là cô Tú Lan
khệ nệ mang hai cái va-li của Lâu.
-Cô mang hành lý của cậu Lâu lên phòng mà mấy hôm trước tôi
đã bảo sửa soạn sẵn đấy, xong mời mợ xuống ngay nhé!
Vân Lâu vội bước tới đở lấy va-li:
-Đễ tôi mang cho!
Dù Tú Lan là người làm trong nhà, nhưng chàng không nở đễ
người con gái làm một việc nặng nề chẵng hợp với khả năng
mình. Ông Dương can và nói nửa đùa nữa thật:
-Thôi, đễ cô ấy mang lên cho, cháu ngồi nghĩ cho khỏe. Đừng
khác sáo quá tôi không bằng lòng đâu nhé!
Vân Lâu ngồi xuống, ông Dương tự nhiên đốt điếu thuốc, nhả
khói, xong nhìn lên lầu, đôi mày ông khẽ chau lại. Có chuyện
gì thế mà sao bà Dương lại chưa xuống? Ông Dương gọi to:
-Nhã ơi!
Trên lầu có tiếng chân bước nhè nhẹ, Vân Lâu ngẩng mặt lên,
một người đàn bà đứng tuổi đang bước xuống. Trong chiếc áo
dài màu đen, mái tóc búi gọn ra sau, một ít phấn hồng trên
má, trông bà thật quí phái. Bất giác Lâu cảm thấy tôn kính
bà lạ lùng. Chàng chắc chắn đây là bác Dương gái. Tuy đã
được nghe nói tới bà nhiều lần, nhưng Lâu vẫn không làm sao
ngờ được bác lại đài các đến thế. Hèn gì căn phòng chẳng
lịch sự, trang nhã.
-Tiếng giới thiệu của ông Dương:
-Nhã, em xem, con trai của anh Mẫn, cháu Lâu đây cũng đã lớn
nhan quá nhỉ?
Vân Lâu đứng dậy. Tia mắt bà Dương liếc nhanh về phía ông
chồng, giọng trách nhẹ:
-Anh nói nhỏ một tí, nó mới ngủ đấy!
Mắt ông Dương thoáng buồn:
-Nó lại thấy khó chịu trong người nữa à?
-vâng
Bà Dương đáp xong mới chậm rãi quay sang Vân lâu với cái
nhìn thăm dò. Trên khuân mặt bà một thoáng lạ lùng ẩn hiện.
vân lâu ngơ ngác, chuyện gì thế này? Chàng ngập ngừng cúi
đầu với một dấu hỏi to trong đầu:
-Thưa... có phải bác gái không ạ?
Bà Dương không để ý đến câu hỏi của Vân lâu, bà quay sang
chồng nói:
-Nó trông cũng bô trai như anh Mẫn lúc còn trẻ, hở anh?
Ông Dương ậm ờ, bà Dương lại quay sang Lâu cười thật tươi,
đôi mắt sáng thật nồng nàn:
-Rất sung sướng được nhận cháu ở đây. Cháu lâu, cháu cứ ở
đây như ở nhà, thửo mẹ của cháu còn mang cháua trong người,
bà đã cho cháu cho bác làm con nuôi rồi đấy nhé. Bà Dương
lại cười, bà quay sang nói với chồng. Anh xem tôi thấy nó
còn bô trai hơn anh Mẫn nữa là khác, không như ông bố gàn
gàn ương ương.
Ông Dương cười theo:
-Em đừng có phê bình cháu nó mãi như thế. Ngồi, ngồi xuống
đi cháu, đừng ngại ngùng gì cả nhé, đàn bà họ thăm hỏi ồn ào
như thế đó.
Bà Dương nói đùa:
-Ông định nói xấu tôi đấy à?
Ông Dương vội vã chạy:
-Thôi, được rồi, tôi xin chịu thua.
Bà Dương cười, ông Dương cũng cười theo. Lâu vui lây vái vui
đầm ấm của gia đình này. Ở nhà chàng, cha mẹ chàng làm gì có
cái cảnh thân mật thế này. Cha chàng bao giờ cũng giữ vẻ
nghiêm nghị, mẹ thì chỉ biết thuyết phục tùng. Một khung
cảnh gia đình điển hình của luân lý Trung Hoa cổ hủ. Chồng
là ông trời, là vua, là vũ trụ, là biểu tượnng quyền uy, Lâu
không bao giờ nghe được tiếng cười đùa của cha mẹ. Không khí
gia đèinh lúc nào cũng khô khan, không đầm ấm, không tình
cảm như ở đây. Chàng thấy có một chút cảm phục lẫn thân
thiện. Vân lâu bắt đầu thấy thích người đàn bà này, một
người đàn bà tế nhị đầy tình cảm, tươi mát như gian phòng
này..
-Thôi được rồi, tôi không dám làm phiền các ông nữa đâu. Anh
Dương, anh đưa Lâu lên phòn xem có còn thiếu gì khon6ng, để
em xuống bếp lo liệu mấy thứ. Cháu mới đến, chúng ta cũng
nên chọn thức ăn đặc biệt một chút chứ.
Vân Lâu vội cản ngăn:
-Thưa bác, xin bácx đừng nhọc lòng như vậy.
Bác Dương vẫn giữ nụ cười dễ mến:
-Cháu đừng ngại, thật ra hôm nay bác muốn ăn ngon nhưng
không lẽ nói ra ký quá, mới lợi dụng danh nghĩa của cháu đấy
mà.
Ông Dương chen vào:
-Đừng có ham, thức ăn của nhà Lâu nổi tiếng ở Hương cảng, bà
coi chừng đừng múa rìu qua mắt thợ đấy nhé.
Bà Dương cười:
-Nhập da tuỳ tục mà. Đến nhà chúng ta, thức ăn bảo ngon là
phải ngon chứ đâu thể đem so sánh ở đây với ở nhà được phải
không cháu Lâu?
-Vâng, vâng. Thức ăn hằng ngày mẹ cháu làm cũng thường thôi.
Có lẽ hôm nay cháu sẽ được bữa cơm ngon.
-Đó ông có nghe ra chưa?
Bà Dương liếc chồng thật bén. Ông Dương cười xoà, nhìn Vân
Lâu nói:
-Tôi không ngờ cháu lại khéo nói như thế. Cha mẹ cháu đâu có
như cháu? Cháu giống ai thế?
Vân Lâu cười không đáp, bà Dương quay lưng bước xuống bếp.
-Thôi, chúng ta đi xem phòng nào!
Theo chân ông Dương. Lâu lên lầu. Chiếc phòng ngủ dành cho
chàng tuy nhỏ nhưng thật xinh, bên trong có một bộ ghế mây.
Phòn có ba cữa ra vào. Một cửa đưa đến những chiếc phòng bên
cạnh, một cửa đưa ra hành lang và một cửa đưa thẳng đến cầu
thang, ông Dương nhìn Lâu nói:
-Mong gian phòng này sẽ hợp ý cháu.
Quả thật Vân lâu rất ưng ý, gian phòng ngập đầy ánh sáng và
đầy đủ tiện nghi. Cửa sổ được mắc màn màu trắng đục, chiếc
bàn viết rộng, trên có ngọn đèn bàn, lịch sách, mực viết đầy
đủ. Ông Dương bảo thêm:
-Mấy thứ này đều do bác gái sắm sửa cả đấy.
-Cháu không biết phải nói với hai bác thế nào mới phải.
Ông Dương khoát tay:
-Thôi cháu nghỉ đi, bây giờ tôi phải đến sở. Đến bửa cơm tối
tôi sẽ bảo cô Lan lên gọi cháu.
-Vâng, cảm ơn bác.
-Được rồi chiều gặp lại nhé. À quên, phòng tắm ở bên kia
hành lang đấy.
Ông Dương đưa tay chỉ về phía hành lang, hàng cửa hai bên
cho thấy rõ hành lang sâu hút.
-Dạ, xin cảm ơn bác.
Ông Dương đi xong. vân lâu cài cửa phòng lại, chàng ngắm
nghía gian phòng lại một lần nửa. Cảm ơn thật nhiều cho sự
săn sóc này, nhưng Lâu không biết phải nói thế nào, hình như
khoảng cách giửa hai thế hệ quá rộng làm chàng ngại ngùng.
Ngồi lên cái ghế xoay, chàng nhìn ra song cữa. bên ngoài là
một hồ sen. bây giờ là mùa hạ, những đóa hoa sen rộn rã bên
bờ lá xanh. Vân Lâu bỏ vào trong, mở va li lấy quà cha mẹ
gói tặng gia đình bác Dương. Chàng định lúc ăn cơm tối sẽ
mang xuống. Hai món quà cho hai người lớn tuổi, và một cho
cô con gái. Dương Hàn Ni! Nhưng cô ấy bây giờ ở đâu? Đúng
rồi, hôm nay không phải chủ nhật, có lẽ cô ấy ở nội trú. Cô
ta bao nhiêu tuổi nhỉ? tại sao mình lại bận tâm thế, lúc
dùng cơm sẽ thấy mặt ngay mà.
Sau khi sắp soạn đồ đạc xong, chàng thấy mệt. Cả ngày qua
không chợp mắt được một chút. Vân Nhi lại bày trò tiễn đưa
rắc rối, rồi mẹ lại dặn đi dò lại cả một đêm, làm sao ngủ
được! Cái mệt thấm vào người, Vân lâu nằm xuống, gối đầu
nhìn lên trần nhà nghĩ đến cha mẹ, Vân Nhi, Mỹ Tuyên và đời
sống mới sắp đến. Hai vợ chồng bác Dương, có con gái- Hàn
Ni, cái tên đẹp thật, không hiểu người có đẹp như cái tên
không? Xoay lưng lại, chiếc giường nệm thật êm, mùi thơm vải
mới của chăn mền làm chàng dễ chịu, chàng nhắm mắt lại. |