COI THIEN THAI ENTERTAINMENT NETWORK

COITHIENTHAI.COM - VIETNAMESE ENTERTAINMENT NETWORK

Please click the banner to support CoiThienThai.Com

TÂY DU KÝ
Nguyên tác: Ngô Thừa Ân
flower

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100

Hồi 1: Khí thiêng kết tụ sinh khỉ đá
Tâm thành tu niệm đạo nhân gian

flower

Ta^y Du Ky'

Trong các pho truyện Tàu, pho truyện "TÂY DU KÝ" có cái đặc điểm là trẻ con xem cũng thấy mê, mà người lớn đọc cũng thấy thích thú.

Thật vậy, một Tề Thiên..., cốt khỉ, thần thông quảng đại, bảy mươi hai phép biếng hóa, dọc ngang trời đất, đại náo thiên cung, đánh giết không biết bao nhiêu yêu quái... Một Bát Giái..., cốt heo, ranh mảnh, đi đến đâu gây chuyện đến đó, ham ăn, ham ngũ, ham dục vọng, chọc cười mọi người một cách duyên dáng... Ngoài ra còn có chư Tiên, chư Phật cùng các loài yêu quái xuất hiện, phép tắc rợp trời... Như vậy làm gì trẻ con không thích!

Trái lại người lớn thì say vì những ý nghĩa thâm trầm, triết lý sâu sắc gói kín trong một mẩu chuyện thần thoại vừa trào lộng vừa dí dỏm...

Do đó, truyện Tây Du phổ biến rất rộng rãi, và cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng ngoại quốc.

Hiện nay một vài hảng phim Á Đông đã không ngần ngại đưa bốn thầy trò Tam Tạng lên màn bạc.

Về quan niệm triết học, đối với Tây Du Ký, xưa nay người ta chia làm hai phái:

Một phái cho Tây Du Ký chỉ là mẫu chuyện xung đột giữa hai lĩnh vực "chánh" và "tà".

Một phái nữa cho rằng: Tây Du Ký điển hình "một con người". Tam Tạng điển hình cho lý trí, Tề Thiên điển hình cho sức mạnh, Bát Giái điển hình cho dục vọng, Sa Tăng điển hình cho sự biếng nhát.

Bốn đức tính ấy họp lại cho thành con người, mà đường đi thỉnh kinh là đường đời gay go, khúc khuỷu. Lý trí điều khiển được cá tính trong con người tức là đi đến chỗ đạo đức vậy.

Hai quan niệm trên đều có lý cả. Song muốn phân tách bên nào phải, bên nào trái, chúng ta cần đi sâu vào cốt truyện rồI mớI phân tách được.

° ° °

Tây Du Ký có phảI là chuyện bịa đặt chăng?

Ngược dòng lịch sử văn học Trung hoa, chúng ta có thể tìm hiểu Tây Du Ký có hai phần: Một phần có thật, và một phần bịa đặt.

Phần có thật là phần Trần Huyền Trang đi thỉnh kinh. Còn phần bịa đặt là phần thần thoại hóa cốt chuyện.

Trần Huyền Trang là một nhân vật có thật, và chuyện thỉnh kinhTây Phương cũng là chuyện có thật, đã được chính Trần Huyền Trang thuật lạI rất cặng kẽ trong bộ “Đại Đường Tây Vức Ký”.

Theo “Đại Đường Tây Vức Ký” thì Trần Huyền Trang chỉ đi một mình và phảI đến mườI bảy năm. Đi hai năm, về hai năm, du học tạI Ấn Độ mười ba năm. Đi từ năm 629 sau k.n, đến năm 645 sau k.n, mớI về đến Tràng An. Tính ra trên năm vạn dặm đường và qua một trăm hai mươi tám nước lớn nhỏ. Và khi về nước mang được: 657 bộ kinh, cùng một số bảo vật khác như: 150 xá lợI tử (Tinh cốt Phật Như Lai), 6 tương Phật v.v…

Đường đi thực tế không có yêu tinh cản trở. Nhưng có những khó khăn lớn lao đáng kể.

Có lúc, Huyền Trang phảI nhịn đói, nhịn khác đến sáu bảy ngày, vì qua những bảI sa mạc không có một bóng cây, một túp lều.

Mặc dầu vậy, Trần Huyền Trang là một kẻ có chí, không chịu lùi bước.

Có lần quá đói khát, ông muốn quay lạI phía đông để tìm suốI nước, nhưng khi quay đầu ngựa lạI, ông tự nhủ: “Trước đã thế nếu không đến Ấn Độ không trở về. nay ta đi về phía Tây mà thác chứ quyết không đi về Đông để sống”.

Một lần khác, đến nước Cao Xương, vua Cao Xương, muốn giữ ông lạI, nhưng ông nhất định không nghe. Vua Cao Xương hết đem tiền, bạc, địa vị dụ dỗ, đến hăm dọa, nhưng ông cương quyết nói:

“Thần đã không nạI đường xa đi cầu Phật, lẽ nào còn ham địa vị, tiền của. ĐạI vương chỉ có thể giữ hài cốt chứ không thể giữ tinh thần và ý chí của đạI thần lạI nơi được”. Đọan ông tuyệt thực đòi vua Cao Xương cho phép đi mớI nghe.

Trong thờI gian ở Ấn Độ, Trần Huyền Trang đi thăm hầu hết các di tích của đạo Phật, và lưu trú tạI chùa Na lan Đà học đạo sáu năm. Na lan Đà là môt ngôi chùa lớn nhất của Ấn Độ thờI bấy giờ, Các kinh điển của phái đạI thừa, tiểu thừa, kinh Phệ Đà (VeDa) cùng các sách về y dược, thiên văn, địa lý, kỷ thuật … đều tập trung nơi đây đủ cả. Chùa do GiớI Hiền pháp sư chủ trì và có đến mườI ngàn sư đồ.

Sáu năm học tập, Huyền trang đã thành một trong những ngườI thong thái nhất ở đó.

Huyền Trang chẳng những là một nhà sư đạo đức, một học giả uyên bác, một nhà du thám vĩ đạI, mà còn là một nhà sử lược và địa lý trứ danh, một nhà ngôn ngữ học kỳ tài.

Trong lúc đi Tây Phương ông đã nghiên cứu tường tận tình hình mỗI địa phương, và đến khi về Tràng An. Ông đem tất cả những điều tai nghe mắt thấy viết lạI trong bộ “Đại Đường Tây Vức Ký” gồm có mườI hai quyễn, nói rõ địa lý, tập quán và lốI sinh họat của 128 nước ông đã đi qua.

Chính nhờ tập “Đại Đường Tây Vức Ký” ấy mà các nhà khảo cổ Ấn Độ sau này mớI có đủ tài liệu để chính lý những điều còn mơ hồ trong lịch sử và địa lý Ấn Độ hồI thế kỷ thứ VII.

Sau khi về đến Tràng An, Huyền Trang bắt tay vào việc phiên dịch ngót mườI chín năm, được bảy mươi lăm bộ kinh, hơn một ngàn ba trăm ba mươi quyển, từ chử Phạn ra chử Hán, và một bộ Đạo Đức Kinh cùng một bản Đại Thừa KhởI Tin Luận, từ chữ Hán ra chử Phạn.

Vì già yếu và bệnh hoạn chồng chất, Trần Huyền Trang đã gát bút nghìn thu vào ngày mùng năm tháng hai năm 664 sau k.n, thọ được 69 tuổI.

Thi hài an tang tạI Bạch lộc Nguyên. Ngày cử hành tang lể có đến hang triệu ngườI ở Tràng An đi phúng điếu, và sau đó có đến ba vạn ngườI cất nhà cư tang gần mộ phần. Thật chưa có vị Đế Vương nào được ngưỡng mộ như thế.

Ấy vậy, chuyện Trần Huyền Trang đi thỉnh khinh chép trong “Đại Đường Tây Vức Ký” là chuyện thật.

Nhưng tạI sao lạI có “Tây Du Ký diễn nghĩa” nói chuyện Trần huyền Trang đi thỉnh kinh kèm theo Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng, đánh yêu ma, quỉ quái?

Xét rằng: Truyện Tàu là một lọai truyện đã qua một quá trình hằng mấy thế kỷ, được dân gian truyền khẩu, sang tạo, thêm bớt, đẻo gọt, sao đi chép lạI, rồI mớI đến tay những tác giả sau cùng tổng kết lạI, và viết thành bản hoàn chỉnh, mà chúng ta được đọc hiện nay.

Ngay lúc Huyền Trang còn sanh tiền, dân gian đã bắt đầu thần thánh hóa chuyện thỉnh kinh và cá nhân của Huyền Trang.

Việc thần thánh hóa này, chúng ta thấy bắt đầu xuất hiện trong bộ “ĐạI Đường Từ Âm Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện” do sư Tuệ Lập, một môn đồ của ông viết ra.

Thói thường dân chúng mộc mạc, hể sùng kính ai thì thần thánh hóa kẻ ấy. Từ chỗ sùng kính đến chỗ thần thánh hóa chỉ là một bước nhỏ.

Chẳng riêng đốI vớI Huyền Trang mà có thể nói phần đông các nhân vật lịch sử được dân chúng tôn sùng đều thành “Tiên” thành “Phật” cả. Như: Quan Công hiển thánh, Nhạc Phi thành thần chẳng hạn …

Vả lạI, lúc mà khoa học chưa rọI sang được lãnh vực huyền bí, thì một Trần huyền Trang,muôn dặm thỉnh kinh được cắt nghĩa bằng Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng đánh quỉ, trừ yêu, vượt 81 tai nạn … cũng là lẽ dĩ nhiên.

Làm sao cắt nghĩa được một xác phàm có thể đến một miền xa xôi không thể tưởng tượng (theo ý họ) mà không có Tiên, Phật giúp sức, và ngườI đó không phảI là dị nhân?

“Tây Du Ký” được thần thoại hóa là bởI lẽ ấy!

Nhưng “Tây Du Ký” bắt đầu thần thoạI hóa từ lúc nào?

Sau bộ “ĐạI Đường Tây Vức Ký” và bộ “ĐạI Đường Từ Âm Tự Pháp sư truyện” thì bẳng đi một thờI gian dài, ngườI ta không thấy một quyển sách nào nói thêm về truyện Tây Du nữa.

Tuy nhiên, trong khoảng thờI gian đó, chuyện Tây Du vẫn được truyền tụng mạnh trong dân gian.

Mãi đến đờI Nguyên, ngườI ta mớI thấy xuất hiện thêm tập: “Tạp kịch Đường Tam Tạng Tây thiên thụ kinh” của Ngô xương Linh. Theo Lỗ Tấn tiên sinh thì có lẽ Tây Du Ký được thần thoại hóa bắt đầu từ đó.

Qua đến đờI Minh, chuyện Tam Tạng thỉnh kinh được Dương chí Hòa đúc lạI thành một bộ truyện truyền kỳ, nhan đề “Tây Du Ký truyện” gồm có 41 hồI.

Tuy nhiên, bộ Tây Du Ký truyện của Dương chí Hòa cũng chưa được mạch lạc lắm, sau đó Ngô thừa Ân lấy tài liệu trong “Tây Du Ký truyện” của Dương chí Hòa chép lạI, viết thành bộ truyện của mình, nhan đề “Tây Du diển nghĩa” lưu loát nội dung sâu sắt, ý nghĩa thâm trầm. Vì vậy “Tây Du diển nghĩa” được phổ biến rộng rãi, và chiếm một địa vị khá quan trọng trên văn đàn.

Bộ “Tây Du diển nghĩa” của Ngô thừa Ân có nhiều ấn bản.

Bản tương đốI tốt hơn hết là bản “Tân khắc xuất tượng quan bản đạI tự Tây Du Ký” của Kim Lăng Thế đức Đường Thư quán, ấn hành vào đờI Minh, năm thứ 20 vạn lịch.

ĐờI Thanh cũng có nhiều ấn bản, như:

- Tây Du Ký Châu Toàn (in năm Bính tý đời Khanh Hy)
- Tân Thuyết Tây Du Ký (in năm thứ 14 đời Càn Long)
- Tây Du Ký Nguyên chỉ (in năm thứ 15 đời Qua Khánh)
- Thông dịch Tây Du chách chỉ (in năm kỷ hợi đời Đạo Quang)
- Tây Du Ký bình chú (do Hàm tinh Tử bình chú)

Mấy bản sau đều có nhiều chỗ không giống vớI bản của Thư quán Thế đức Đường.

Việc thần thoại hóa có lợI hạI như thế nào?

ĐốI vớI xả hộI, bộ truyện Tây Du là một bộ truyện cổ động về Phật giáo, có mục đích phổ biến sâu rộng trong dân chúng đi đến chỗ sung đạo vớI hai mục đích: lánh ác, làm lành, dùng lý trí điều khiển bản năng tiến tớI một con đường tận thiện, tận mỹ.

Nếu cứ đem lý lẽ triết học ra phổ biến, đem cái việc Huyền Trang đi thỉnh kinh một cách khó khăn ra mà nói, thì độc giả làm gì thấy hứng thú được.

Thần thoạI hóa Tây Du Ký làm cho độc giả say sưa vớI câu chuyện vui vẻ, dí dỏm, lạ lùnh của thần thánh, đọc không thấy chán, càng đọc càng thấy thích.

Đến như việc tai hạI, phản khoa học thì chúng tôi không thấy có gì. Vì ai cũng biết Tây Du là cốt truyện bị thần thoạI hóa các nhân vật như Tề Thiên, Bát Giái … chỉ là những nhân vật của tưởng tượng mà thôi! Những chuyện cổ Đông phương, A rập, biết bao chuyện đã viết trên lãnh tượng đó.

Ấy vậy, đọc Tây Du, chúng ta sẽ thấy không phảI say mê ở các phép tắc nhiệm mầu, đánh yêu, trừ quỷ, mà thích thú về những tâm trạng sâu xa của các nhân vật như Tề Thiên, Bát Giái … hành động theo từng bản tánh riêng biệt từng phần trong con ngườI trước mọI hoàng cảnh xúc động.

PHAN QUÂN

____________________________________________________

HỒI THỨ NHẤT

Khí thiêng kết tụ sanh khỉ đá
Tâm thành tu niệm đạo nhân gian

Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh, Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế.

Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : Ðông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu, Bắc Cư Lư châu.

Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn1 đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn, bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!

Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất, hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.

Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá, giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.

Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu.

Gặp lúc Ngọc Hoàng đang ngự nơi Linh Tiêu điện, thấy hào quang từ địa giới chói lên lấy làm lạ, sai thiên thần đến hỏi :

- Vì cớ gì lúc nầy nơi trần gian lại có hào quang chói sáng ?

Thiên thần không ai biết.

Ngọc Hoàng liền sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ ra cửa trời xem thử.

Hai thần tuân lệnh đi do xét một lúc, trở về báo :

- Tâu Thiên Hoàng ! Hào quang đó là đôi mắt của một con Khỉ đá !

Ngọc hoàng ngạc nhiên nói :

- Cõi trần gian, sao có loài khỉ phi thường ?

Hai thần tâu :

- Nơi Ðông Thắng Thần Châu có một hòn đá trên núi Hoa Quả, cảm khí âm dương, chứa hơi nhật nguyệt, nứt ra một trứng đá. Trứng ấy nở ra một con Khỉ, đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.

Ngọc Hoàng hỏi :

- Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó ?

Hai thần tâu :

- Chẳng hề chi ! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi.

Ngọc Hoàng an lòng bỏ qua câu chuyện đó.

Thời gian qua trong cánh núi rừng hoang vắng, Khỉ đá đói ăn trái cây khát uống nước suối, ngày dạo khắp núi non, tối tìm hang động ẩn thân, làm bạn với loài hươu nai, khỉ, vượn khác.

Cái thời gian ấy cũng chẳng ai biết là bao lâu, người ta chỉ thấy Khỉ đá lúc ẩn, lúc hiện, Từ nơi nầy đến nơi khác, lúc ở nơi thanh vắng, lúc lại đến gần những vùng lân cận làng mạc xa xôi, để bắt chước lối sanh hoạt và tiếng nói của loài người.

Cũng trong thời gian đó, Khỉ đá gần gũi với bầy khỉ bạn, tập tành nhau lối ăn nói, xử sự trong có vẻ giống người.

Ngày kia, gặp lúc khí trời nóng bức, Khỉ đá dẫn cả đoàn ra hóng mát nơi bóng cội tùng.

Gió rừng ào ạc, trộn lẩn vối tiếng róc rách của dòng suối chảy xa xa.

Khỉ đá bảo bầy khỉ nhỏ :

- Chúng ta hãy tìm suối nước tắm cho mát.

Bầy khỉ nhỏ tán thành, tung tăng nhảy nhót về phía khe sâu. Ðó là một con khe lớn, nước trong vắt, uốn quanh theo rặng núi.

Bầy khỉ nhỏ nhìn làn nước nhăn mặt bảo nhau :

- Chưa biết khe sâu cạn, sao dám xuống tắm ?

Khỉ đá nói :

- Ðứa nào dám xuống trước ta sẽ tôn làm vua.

Cả bầy khỉ đều lắc đầu kinh sợ.

Khỉ đá nói :

- Ðể ta xuống đó cho mà xem.

Dứt lời, co chân nhảy ùm xuống nước.

Nhưng lạ làm sao, vừa lặn khỏi làn nước, Khỉ đá mở mắt ra trông thấy dưới đó là một khoảng không gian trống rỗng. Gần đó có một chiếc cầu ẩn khuất trong kẹt đá. Bên cầu cũng cây cũng trái xanh tươi, dưới cầu cũng nước trong veo chảy nghe róc rách. Cảnh lạ đó gợi vào tánh tò mò, Khỉ đá uốn mình nhảy vọt lên cầu, chạy ngược vào trong. Càng vào sâu, phong cảnh càng thêm u nhã.

Bên trong, sừng sững một toà nhà rộng lớn, trước cửa cổ một tấm biển, khắc mấy dòng chữ :

" Hoa Quả Sơn phước địa

Thủy Liêm động, động thiên "

Nghĩa là :

" Núi hoa qua đất phước

động Thủy Liêm hang trời "

Vừa bở ngỡ vừa mừng thầm, Khỉ đá trở lại cầu, tung mình nhảy lên mặt nước, mặt mày hân hoan, nhìn lũ khỉ nhỏ khịt mấy cái.

Lũ khỉ nhỏ thấy Khỉ đá ló đầu lên, đã vội xúm đến, quấn quít hỏi :

- Suối nước sâu cạn ? Có gì lạ chăng ?

Khỉ đá nói :

- Không sâu, không cạn, vì dưới đó không phải nước mà là một cảnh phi thường.

Lũ khỉ nhỏ ngạc nhiên, nhao nhao hỏi :

- Cảnh thế nào mà phi thường ?

Khỉ đá vừa đưa tay ra dấu vừa giảng giải :

- Có một cái cầu rất đẹp, bên cầu cỏ một tòa nhà uy nghi, lộng lẩy.

Một con trong lũ khỉ nhỏ hỏi :

- Trong ngôi nhà ấy có giêng gì chiếm cứ chăng ?

Khỉ đá nói :

- Không có gì cả ! Chỉ có lò, chén, nói, chảo, giường, ghế. Tất cả đều bằng đá.

Nghe chuyện lạ, bầy khỉ nhỏ hớn hở nói :

- Thế thì chúng ta đem nhau xuống đó làm chổ dung thân tránh cơn mưa gió phủ phàng nơi núi rừng hoang lạnh.

Khỉ đá gật đầu :

- Ðúng vậy ! Trời đã dành riêng chổ đó cho chúng ta, bỏ qua uổng lắm.

Bầy khỉ nhỏ nói :

- Vậy anh nhảy xuống trước, chúng tôi theo sau.

Khỉ đá co chân nhảy ùm xuống, lũ khỉ con răm rắp nhảy theo.

Chúng vừa nhảy xuống hang, vội vã lên cầu, chạy qua toà nhà lớn.

Rồi cùng nhau vào, đùa bưng nồi, đứa lấy chén, đứa lên giường, đứa xuống bếp, lăn xăn..phá phách một hồi rồi ngồi lại rung đùi, nhịp vế.

Khi ấy Khỉ đá mới gọi cả lũ vào hỏi :

- Lúc còn ở trên núi, chúng ta có hứa nhau, ai xuống trước sẽ tôn làm vua, bây giờ bây quên lời đó sao ?

Lũ khỉ nhớ trực lại, vội vàng đến trước mặt Khỉ đá quì xuống, tôn làm đại vương.

Khỉ đá mỉm cười truyền rằng :

- Từ nay, ta làm vua lấy hiệu là Mỹ Hầu Vương, phong cho Vượn và Khỉ Ðột làm tả, hữu Thừa Tướng.

Khỉ đá cùng ở với các khỉ con, sống trong cảnh thanh nhàn, sáng lên chơi núi Hoa Quả, chiều về ngủ động Thủy Liêm, không còn chung chạ với các thú nơi rừng núi hoang lạnh. Hưởng phước lạc gần ba trăm năm.

Một hôm trời trong gió mát, lũ khỉ bày tiệc linh đình, vui chơi hỉ hả. Nhưng Khỉ đá không vui, đôi mắt lờ đờ nhìn mây gió rồi hai dòng lệ tuôn ròng. Lũ khỉ con ngạc nhiên hỏi :

- Tiệc vui này, có điều gì làm cho Ðại vương buồn chán ?

Khỉ đá gạt lệ nói :

- Ta nay tuy sung sướng nhưng còn lo nghĩ nhiều về mai hậu

Bọn khỉ cười nói:

- Thế này là chúng ta diễm phúc lắm rồi, có nhà cao cửa rộng, có hoa quả bốn mùa, ấm no đầy đủ, còn đòi gì hơn?

Khỉ đá nói :

- Các ngươi thấy sao mừng vậy, đâu nghĩ gì đến ngày mai ! Tuy ta sống ẩn náu nơi động, không vướng phép vua, không sợ loài thú dữ, nhưng rồi chúng ta có thể sống mãi không già chăng ? Chừng đó tử thần chờ trước cửa, làm sao giữ lại những ngày vui như vậœy ?

Bầy khỉ nghe hỏi, đứa nào cũng sợ chết ngồi khoanh tay rầu rĩ !

Giữa lúc ấy, một con vượn già ngồi phắt dậy nói lớn :

- Ðại vương biết trước lo xa, quả là phi phàm vậy ! Trên đời ai tránh khỏi chết, trừ ba bậc : Tiên, Phật, Thánh Thần, có phép trường sanh bất tử kia.

Hầu vương nghe nói, hỏi :

- Ba bậc ấy ở đâu, nhà ngươi có biết chăng ?

Vượn tâu :

- Bậc siêu phàm ấy thường ở nơi non tiên, động đá.

Hầu Vương như nhẹ cơn buồn, khoan khoái nói với các khỉ nhỏ :

- Mai nầy ta từ giả các ngươi, thả bước phiêu lưu nơi chân trời, góc biển, tìm cho kỳ được thuốc trường sanh bất tử.

Bầy khỉ rú lên khen :

- Hay lắm ! Ðại vương đi thành công, chúng ta sẽ được sống mãi, an hưỡng nơi động nầy.

Một khỉ đột nói :

- Chúng ta hãy cùng lên núi Hoa Quả tìm nhiều trái quý về thết tiệc tiễn hành Ðại vương.

Lũ khỉ nhỏ gật đầu hy vọng vị Ðại vương của chúng sẽ tìm ra thuốc trường sanh bất tử, cứu cho cả loài tránh khỏi cái chết.

Sáng hôm ấy chúng rủ nhau lên núi Hoa Quả hái trái đem về, nào là bàn đào, quả mận, nào là hạ lê, hoài sơn, huỳnh tính đặt tiệc ê hề.

Hầu vương ngồi trước, dưới là quan chức, tiếp đến là khỉ con vừa ăn vừa đàm luận suốt ngày, không qua câu chuyện trường sanh bất tử.

Hôm sau, Hầu vương dậy sớm, bảo lũ khỉ bẻ nhiều tre kết làm bè. Rồi từ giả, chống bè ra biển cả, mặc cho gió dập sóng dồi, đêm sương ngày nắng !

Trót mấy ngày bơ vơ trên mặt biển, Hầu vương nhìn chân trời bát ngát bao la, không biết đến nơi nào, đành nhắm mắt ngồi liều, phó mặc cho trời đất ! Gió ngàn vi vút thổi, khiến bè tre tấp vào bến Nam Thiện Bộ Châu. Nghe tiếng chim kêu lẩn với tiếng người văng vẳng, Hầu vương mở bừng mắt, xem thấy đất bằng, làng mạc lưa thưa, lòng mừng khắp khởi.

Hầu vương bỏ bè bước lên bờ, mấy ngư phủ vừa thấy, ngỡ là loài yêu quái rùng rùng bỏ chạy ! Một ông lão khiếp đảm, quýnh chân nằm chết điếng trên bải biển. Hầu vương chạy tới lột hết quần áo mặc vào, giả người đồng nội, lần mò đến tỉnh thành, học thêm tiếng người xứ ấœy.

Rồi Hầu vương lại tiếp tục cuộc hành trình ngày đi, đêm nghĩ cố tìm cho được động Tiên, cửa Phật.

Nhưng than ôi ! Ði mãi chỉ gặp bọn đồ đanh, mưu lợi, không hề biết đạo là gì !

Hầu vương lưu lạc chín năm vất vả, vượt núi băng ngàn mà chưa đem lại một kết quả nào ! Lòng buồn chán ngán !

Mấy tháng sau, đi đến Tây Dương biển cả. Hầu vương nhìn ra khơi mây nước bao la, lòng thầm nghĩ :

- Ta đi khắp bốn phương trời, sá gì mặt biển này ?

Nghĩ vậy, Hầu vương tìm cây kết bè chống ra ngoài khơi, phó mặc cho mưa gào gió thét.

Sóng vỗ bè trôi, Hầu vương ngày nào cũng chỉ thấy mây xanh và nước biếc ! Thĩnh thoảng một vài con cá rựa chạy sóng sượt trên mặt nước. Hầu vương tưởng là Hà thần hiện lên. Có lúc trời chớp lạch, Hầu vương cũng ngỡ là thần tiên hiện đến !

Mấy ngày sau, bè trôi đến miền Tây Ngưu Hạ Châu, Hầu vương lại bõ bè lên bờ, xảy thấy núi cao chót vót, cây cối sum suê, hoa tươi xinh đẹp liền dừng bước lẩm bẩm :

- Núi cao, may ra có " Thánh, Thần, Tiên, Phật "

Hầu vương quay lên núi, thoan thoát chuyển từ cây này qua cây nọ, đu dây vượt suối, không bao lâu đến đĩnh núi.

Nhưng nhìn quanh quất cũng chỉ thấy toàn là cây núi mênh mông, gió rừng rào rạc, không có bóng dáng "thần tiên".

Hầu vương ngồi lên tảng đá, ngước mặt than :

- Thánh thần, Tiên, Phật nào hiểu được lòng ta, lòng của kẻ chân thành đang ngày đêm mơ ước !

Dứt lời, Hầu vương định xuống núi. Bỗng có tiếng hát từ xa vọng lại :

Non xanh rừng rậm,
Gió vàng reo, lấm tấm lá khô bay
Mộng đời, vừng mây bạc
Lòng đời, chung rượu say !
Nghêu ngao vui thú đêm ngày
Búa Tiên củi quế, miễn đầy gánh thôi.
Gặp Tiên thỏ thẻ đôi lời
Ðâu nơi Cực lạc đâu nơi Huỳnh đình

Nghe tiếng người hát, Hầu vương mừng quýnh lên, lảm nhảm :

- Thần tiên đây rồi ! May lắm !

Liền chạy men theo tiếng hát. Ðến nơi, thấy lão tiều đang hái củi, Hầu vương bước tới thi lễ và cung kính thưa :

- Dệ tử đến ra mắt, có điều chi thất lễ xin thần tiên lượng thứ !

Lão tiều vội bỏ búa, nói :

- Chao ôi ! Ông lầm rồi, tôi vốn người nghèo khổ, làm nghề hái củi đổi gạo nuôi thân, có đâu được bậc phi thường ấy !

Hầu vương ngơ-ngác nói :

- Lạ thật, người không phải thần tiên, sao nói chuyện thần tiên lưu loát vậy ?

Tiều phu phì cười, hỏi :

- Tôi nói chuyện thần tiên bao giờ ?

Hầu vương nói :

- Tiếng ca vừa rồi, tôi có nghe ông hát :

Gặp Tiên thỏ thẻ đôi lời

Ðâu nơi Cực lạc đâu nơi Huỳnh đình

Rõ ràng tiều ông là tiên vậy !

Tiều lão cười, đáp :

- Tôi không giấu gì ông, bài ca ấy của Tiên ông dạy tôi để hát cho khuây khỏa trong giờ mệt nhọc, không ngờ lọt đến tai ông, chắc tôi phải chịu lời khiển trách !

Hầu vương hỏi tiếp :

- Vậy thì Tiên ở đâu, xin tiều lão chỉ hộ cho.

Tiều phu nói :

- Tiên ông hiện ở tại xóm tôi. Cáeh đây không xa mấy, có một dãy núi tên là Linh Ðài phương thốn sơn, trong có động Tà Nguyệt Tam Tinh, Tiên ông hiệu là " Cu Bồ Ðề Tổ Sư ", ở đấy thu nhận đồ đệ rất nhiều, song các đồ đệ bị đuổi cũng không ít, hiện nay chỉ còn ước độ ba bốn mươi . Ông muốn đến đó phải theo đường nhỏ qua hướng Nam, chừng bảy tám dậm, là tới động.

Hầu vương nhìn ông tiều năn nỉ :

- Ðường đi đến động ngoằn ngoèo dễ lộn, mong ông thương đến, dẫn tôi cùng đi về xóm, tôi xin hậu tạ.

Tiều lão lắc đầu đáp :

- Giúp ông tôi không nệ công lao, ngặt vì tôi còn cha mẹ già, sớm chiều lo phụng dưỡng, phải ở lại hái củi đổi gạo, không tiện làm vừa lòng ông !

Nghe lão tiều than, Hầu vương cảm động, đành phải bái biệt ra đi.

Núi rừng thăm thẳm, đá cao chồng chất, chông gai hiểm trở. Hầu vương vốn quen miền sơn dã, đi riết một hồi bảy tám dậm, quả thấy một động lớn, cửa đóng kín không có bóng người thấp thoáng. Trước đó, một bia đá lớn đề mấy chữ " Linh Ðài phương thốn sơn Tà Nguyệt tam tinh động "

Hầu vương hớn hở, nhảy nhót tung tăng. Nhìn thấy vườn đào xum trái, liền phóc lên hái mấy quả ăn đở lòng.

Giây lát có tiếng động. Một đồng-tử bước ra hỏi :

- Ai cả gan dám vào đây ăn vụng đào ?

Hầu vương vội vã nhảy xuống nói :

- Tôi từ xa tìm đến đây học đạo, không phải kẻ tộm đào, xin tôn huynh hiễu cho.

Ðồng-tử nghi ngờ Hầu vương, nói :

- Anh thật lòng đến đây, tìm sư học đạo sao ?

Hầu vương thưa :

- Ðường xa ngàn dặm, không ngại gian lao, ngày đêm lặn lội, tôi chỉ mong được làm đệ tử nơi nầy.

Ðồng tử nhìn tướng mạo Hầu vương, mỉm cười, nói :

- Sư phụ vừa thức dậy, sửa soạn giảng kinh, dạy tôi ra rước người tu niệm, có lẽ anh đây là phải ?

Hầu vương mừng thầm, reo lên :

- Tiên ông quả là bậc tiên tri, xin tôn huynh đừng ngần ngại. Chính là tôi vậy.

Ðông tử gật đầu bảo :

- Ngươi cùng tôi vào ra mắt sư phụ.

Hầu vương tươi cười, nhí nhảnh theo đồng tử vào động, nhìn thấy quang cảnh uy nghiêm, nào cung châu, điện ngọc, nào phòng đọc sách, nào chổ giảng kinh, đâu đó trang hoàng rực rở. Thẳng đến trước Ngọc đài, thấy Bồ Ðề Tổ Sư ngồi trên ghế cao, bên dưới đệ tử đứng hầu hơn ba chục .

Hầu vương bước đến sụp lạy lia lịa, và thưa :

- Tiện nhân mộ đạo đến đây , xin ra mắt thầy.

Tổ Sư hỏi :

- Ngươi tên họ là chi ? Từ đâu đến ?

Hầu vương thưa :

- Tôi ở Ðông Thắng Thần Châu, núi Hoa Quả, động Thủy Liêm.

Tổ Sư nạt lớn :

- Kẻ ăn nói trớ trêu, tu hành sao được. Mau đuổi nó đi !

Hầu vương sợ sệt vừa lạy vừa nói :

- Lòng thành thật đâu dám trớ trêu, kính mong thầy thương xót.

Tổ Sư nói :

- Ðường từ Ðông Thắng Thần Châu đến đây cách hai cửa biển, và một cõi Nam Thiên Hạ Châu làm sao nhà ngươi đi được ?

Hầu vương thỏ thẻ thưa :

- Tôi dùng tre kết bè, vượt qua hai cửa biển, trèo non lặn lội hơn chín năm trời mới đến đây, cúi xin thầy đoái tưởng.

Tổ Sư nói :

- Ngươi đi lâu ngày là phải ! Vậy nhà người tên gì ?

- Tôi không có danh tánh. Nhưng ai rầy tôi không giận, ai đánh tôi không hờn.

Tổ Sư cau mày nói :

- Ta muốn biết danh tánh nhà ngươi, ngươi khai chi về tính nết.

Hầu vương thưa :

- Thưa thầy, tôi không cha mẹ !

Tổ Sư nói :

- Người sao không có cha mẹ, không lẽ cây đá sanh ngươi sao ?

Hầu vương thưa :

- Ðúng vậy ! Nguyên nơi núi Hoa Quả có hòn đá lớn, kết tinh nhật nguyệt lâu ngày, rồi một đêm mưa vang lên tiếng nổ, đá ấy nứt hai, sanh ngay tôi từ lúc đó.

Nghe nói, Tổ Sư mừng thầm hỏi :

- Như vậy là thiên địa cấu tạo ra ngươi. Thôi ngươi hãy đi qua lại cho ta xem nào.

Hầu vương đẹp dạ, đứng phắt lên chạy qua lại vài lần, rồi quỳ xuống nghe dạy.

Tổ Sư cười nói :

- Nhà ngươi bộ tịch hệt như khỉ. Ðể ta xét theo diện mạo mà đặt tên cho.

Hầu vương sụp lạy tạ ơn. Tổ Sư nói :

- Ta muốn theo hình dung nhà ngươi, đặt họ Hồ nhưng vì chữ hồ bõ khuyển bằng chỉ còn chữ cổ, chữ nguyệt. Cổ nguyệt có nghĩa là trăng già không tốt. Thôi ta đặt cho ngươi họ Tôn, chữ tôn bõ khuyển bằng còn chữ tử, chữ hệ là còn trẻ, còn lớn, còn khôn, tốt lắm !

Hầu vương mừng rỡ cúi đầu lạy tạ và thưa :

- Mong thầy luôn tiện mở lượng từ bi đặt tên luôn cho tôi, để dễ gọi lúc sai khiến.

Tổ Sư nói :

- Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng " Quảng, Ðại, Trí, Huệ, Chơn, Như, Tánh, Hải, Ðĩnh, Ngộ, Viên, Giác. Trong mười hai chữ đó tính dồn tới ngươi nhằm vào chữ Ngộ .Vậy ta đặt tên ngươi là Tôn Ngộ Không.

Hầu vương khoái ý cười :

- Tốt lắm ! Tốt lắm ! Từ nay tôi mới biết được tên, xin chịu gọi là Ngộ Không.

--------------------------------
1 Núi có nhiều thứ hoa quả lạ
 

[ Trở về TRUYỆN TRUNG HOA ]

Last Update: December 16, 2002
This story has been read (Since December 15, 2002):

flower
CoiThienThai.Com - A Vietnamese Entertainment Network
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail: [email protected]