Dưới sự đồng
ý của một cô bé đáng thương, nạn nhân của
sự cưỡng bức tình dục trong gia đình bởi một
người cha đê hèn, tôi xin được viết ra đây
một câu truyện. Cô bé này hy vọng rằng những
ai có cùng cảnh ngộ như nàng thì hãy mạnh dạn
đứng lên, tố giác cho cảnh sát biết để chúng
bị trừng trị. Số phone để gọi báo cho cảnh sát
có ở những cuốn Phone Book hoặc gọi số
1-800-344-6000 để được chỉ dẫn thêm..
Mùa Hè Cali không như những nơi khác. Hè Cali
có con nắng êm dịu, hòa chút man mát của gió
biển Thái Bình Dương thổi từ phía Tây vào làm
cho bất cứ ai đó cũng có cảm giác dễ chịu,
khoang khoái, thấy yêu đời hơn. Hôm nay cũng là
một ngày bình thường giữa mùa nắng hạ, ngồi
trước màn hình computer với những công việc
hằng ngày, chợt nhìn qua khung cửa sổ ở tầng
hai, Lâm cảm giác được con nắng ban mai đang trải
đều khắp căn phòng nhỏ làm không khí trở nên
ấm cúng lạ thường. Gió vi vu bên ngoài nhẹ
rung rinh nhánh lá của một loài thực vật , một
loại cây liễu có hoa kèn màu tím mà đi tới
đâu ở trong cái đất Cali này cũng thấy. Lòng
Lâm bỗng thấy vui vui chăm chú viết nốt cái
program hốc búa đã chiếm hết thời gian của Lâm
mấy ngày cuối tuần qua . Chợt trên màn hình
computer hiện ra hàng chữ "You have a new mail". Sự
nghi ngờ của Lâm thật chính xác, đó là email
của Phượng. Lâm hớn hở ra mặt vì đã hơn
mấy ngày rồi Lâm chưa được bức điện thư
nào của Phượng hết. Chắc Phượng đã bận lắm,
Lâm đã nghĩ như thế, nên tới nay mới email
cho Lâm được. Một tuần trước Phượng có
email than phiền nhiều bài vỡ quá làm cho cô nàng
bù đầu suốt mấy ngày, xong thì bặt tăm không
tin tức cho tới hôm nay...
Nhận được
email phương xa của em
Giữa một chiều mưa mênh mang thật buồn
Từng dòng tin em nơi đâu gần lại tim tôi xôn
xao
Dù lời yêu kia nghe như vô hồn.
Đợi chờ email trong bao ngổn ngang
Chiều chiều dòng tin trôi qua lạnh lùng
Tìm một dòng thư riêng tư, giữa dòng đời đang
phô trương
Là một tình yêu vô danh lặng lẽ
(trích trong bài hát Email Tình Yêu)
Vội vã mở email, Lâm mỉm
cười với nụ cười hầu như lúc nào cũng để
sẵn trên môi, đó là cái duyên trời ban cho
Lâm ngoài cái mã khá đẹp trai. Khi nhìn thấy
những lời hỏi thăm quen thuộc trong thư :"lúc
này anh ra sao, có khỏe không, hôm qua em nghỉ làm
rãnh mới có dịp gởi thư cho anh", Lâm thấy mát
rượi trong lòng như uống một ly nước dừa tươi
lúc khát. Lướt vội cặp mắt trên màn hình như
nuốt trọn từng lời tâm sự của Phượng vào
một lượt để hiểu rõ hết tình tự của Phượng
mấy ngày qua, với sự nhớ nhung giành cho Lâm,
kể cả sự hài lòng về lần thi này. Đọc xong
thơ, lòng Lâm chợt lắng đọng thầm nghĩ đến
Phượng, đến sự quan hệ của hai người của
những tháng ngày vừa quạ Mới đó thì đã hơn
2 năm rồi, nhớ ngày nào vừa mới quen biết
Phượng trên mạng lưới kết bạn là một cô
bé hồn nhiên nhí nhãnh, được Phượng coi trọng
như một người anh cả, lúc nào cũng muốn tâm
sự buồn vui, kể cả những chuyện riêng tư thầm
kín của Phượng cũng nói ra, trong đó có chuyện
Phượng bị người cha ruột, ông Tân, làm nhục
... mà bây giờ ... nhanh thật! ..., Lâm mơ mộng
...
Phượng là một cô gái
được sinh ra không mấy gì may mắn. Mẹ của Phượng
cũng vậy, là một người đàn bà đảm đan giỏi
dắn nhưng thiếu sự may mắn trong hôn nhân. Đã
lập gia đình với một người đàn ông trước
kia ? không có con - và sau bị đỗ vỡ . Sau đó
vào năm 1972 thì mẹ của Phượng, bà Tâm, tái
giá với ông Tân và sinh ra Tiến, là anh của
Phượng. Năm 1974 thì bà Tâm mang bầu Phượng
nhưng vì chuyện hục hặc và ghen tuông với người
chồng cũ của mẹ Phượng mà ba Phượng dẫn
anh của Phượng giao cho người cô nuôi dùm - lúc
đó Tiến - anh của Phượng chỉ được 2 tuổi
thôi - để khi mẹ Phượng sinh nở xong thì mới
tính chuyện đem Tiến về ở chung.
Là một người đàn bà nhân hậu, mẹ của Phượng
không chấp nhất cũng không hề nghĩ tới chuyện
ích kỹ của ba Phượng, bà hứa suông miệng cho
xong chuyện nhưng hy vọng rằng ba của Phượng không
quá hẹp hòi bỏ bê mẹ con Phượng luôn. Rồi
lúc Phượng được sinh ra thì trời đất nổi cơn
gió loạn, miền Nam bị mất, ba của Phượng bị bắt
và giải đi tù để "học tập" cho tốt. Anh của
Phượng cũng không có dịp về ở chung với mẹ
của Phượng. Thế là chỉ còn có mẹ con Phượng
đùm bọc lẫn nhau suốt những năm gọi là khổ
nhất sau ngày "giải phóng". Và sau đó ba Phượng
được thả, gia đình sum hợp. Nhưng thời thế
đổi thay, con người cũng thay đổi; chẳng
được bao lâu thì xảy nhiều cớ sự dẫn tới
gia đình đã tan nát, ông Tân đổi dạ nhẫn tâm
bỏ mẹ của Phượng để cưới người vợ khác.
Lúc đó Phượng chỉ mới có mấy tuổi thôi và
chỉ gặp lại ba qua vài lần thăm viếng sơ sài
và vài món đồ chơi rẽ tiền. Rồi đùng một
cái ông biến mất giữa chốn Sài Gòn kềm kẹp
với người vợ kế cùng anh của Phượng. Mẹ
Phượng không buồn lắm, bà vẫn một nét mặt
ung dung tự tại như ngày nào từ khi biết
được sự lăng nhăng mèo chuột của ông Tân,
Phượng chỉ thấy mặt bà đanh lại không nói năng
gì ; cũng vì bà đã quá quen thuộc với sự
chia cắt và chay sạn với sự tệ bạc của ông
Tân.
Phượng rất thương mẹ nhất là những lúc mẹ
ngồi một mình ngắm nhìn về phương trời xa xôi,
nhiều lúc Phượng rơi lệ khi thấy mẹ đơn chiếc
trong căn phòng vắng lặng. Tuy thương mẹ nhiều
nhưng Phượng không hề ghét ba vì đã gieo cho mẹ
tình cảnh này, Phượng chỉ không thấy tình cha
con hiện hữu như những đứa trẻ khác có ba
mà thôi. Bà Tâm là một người mẹ hiền từ
luôn thương và lo lắng nghĩ xa cho con, tuy ghét
chồng bạc bẻo nhưng không hề để cho đứa con
gái có hình ảnh xấu xa nào về người cha. Thậm
chí bà còn muốn cha con được sum hợp. Cũng chính
vì thế và nghĩ cho tương lai của Phượng mà bà
phải đành cắt ruột để cho ông Tân bảo lãnh
Phượng sang Mỹ, quyết đơn côi ở lại quê nhà.
Ngày chia tay Phượng khóc như mưa, nhưng bà Tâm
thì ráo hoảnh, bà chỉ không cười. Bà muốn
cho Phượng yên tâm lên đường!
Phượng định cự ở New
York năm 1996 theo diện đoàn tụ, lúc đó nàng vừa
mới 21 tuổi. Ở lứa tuổi này Phượng phát
triễn toàn diện từ dáng người cho tới sắc
diện. Cũng nhờ sự di truyền của mẹ, Phượng
có khuôn mặt khá dễ thương, cộng thêm lời ăn
tiếng nói lịch sự nhã nhặn, làm bất cứ ai
đối diện với nàng sẽ cảm thấy một sự thân
thiện. Hai năm đầu tiên Phượng chỉ biết đi làm
để kiếm chút đĩnh tiền gởi về quê nhà cho
mẹ và để góp tiền chợ búa và điện nước
cho ông Tân và mẹ kế. Dù là con ruột của ông
Tân nhưng Phượng vẫn phải đóng tiền nhà hàng
tháng cho căn phòng vừa đủ một chiếc giường
và cái bàn con. Còn về tình cảm của Phượng
đối với cha thì lúc nào cũng vẫn vậy, không
hơn không kém, vẫn không thương nhưng không ghét,
chỉ tôn trọng ông với một danh nghĩa một người
cha và tự coi mình như đứa con gái ngoan ngoãn
vâng lời, lễ phép. Có lẽ tình thương thực sự
của Phượng đã giành hết cho mẹ ... Những ngày
tháng đầu tiên bên xứ người thật cô đơn
trống trả?, cảnh lạ lạnh lẽo làm cho Phượng
bao đêm phải khóc thầm đến xưng cả mắt. Phượng
thường hay viết thư về thăm mẹ, là một cách
để Phượng vơi đi nổi sầu tha phương cách trở.
Còn tình anh em thì không được thắm thiết cho
lắm dẫu sao cũng hai mươi mấy năm xa cách, mỗi
người có một cái thế giới riêng biệt hẳn
hòi: anh thì Mỹ hóa, em thì Việt hóa ? làm sao
giáp chung thân thiết cho được! Nên lúc nào
Phượng cũng cảm thấy như xa lạ, như bỏ rơi,
như một người khách vãng lai trong căn nhà không
quen biết.
Phượng được cha là ông Tân dẫn vào làm
ở một hãng điện tử với số lương cao hơn mức
thường so với việc công nhân. Cuộc sống của
Phượng cũng bình thường lẳng lặng trôi qua như
từng tờ lịch trên được gỡ bỏ, nhưng cái
ước ao để đi học - vào nghành hành chánh
Management - vẫn canh cánh bên lòng. Phượng hy vọng
rằng sau này sẽ được học, được tốt nghiệp,
được việc làm tốt để có tiền giúp đỡ
mẹ, lo cho mẹ đỡ vất vã ...
Thấm thoát thế là đã hai năm trôi qua, cái năm
Phượng vừa tròn 23 tuổi, thời gian đó ở xứ
người cũng đủ cho Phượng từ từ quen dần với
cuộc sống mới. Quen dần với cái thời tiết
lạnh lẽo đầy băng giá của vùng phía Bắc nước
Mỹ. Nước da ngâm ngâm ngày nào của Phượng
lúc chân ướt chân ráo từ Sài Gòn đem qua,
bây giờ cũng được "tẩy" sạch trở nên sáng
da trắng thịt; còn đôi má đỏ hây hây hồn
nhiên như con nai ngơ ngác , và hai hàm răng xếp
đều như tràng hạt bắp, tất cả gọp chung lại
làm cho Phượng đẹp hơn bao giờ hết. Và thêm
nữa, Phượng đã biết cách ăn mặc - dẫu với
số lương ít ỏi nhưng cũng vừa đủ cho Phượng
sắm một số quần áo tươm tất - Phượng đã tự
biến mình từ một cô gái bình thường trở
thành một nàng kiều nữ duyên dáng... Nhưng đó
có chăng là họa hay phước đang chờ đón nàng,
khi mà vẻ đẹp đó lại ngày ngày nhan nhãn dưới
cặp mắt thèm thuồng của một người cha lúc nào
cũng khao khát dục tình ...
Tiết mùa Xuân hôm nay thật
đẹp, cái lạnh cũng đã tàn dần dưới ánh
mặt trời, làm cho quang cảnh giống như ngày Tết
ở quê nhà. Ngồi bên cánh cửa sổ, Phượng
mông lung ngắm nhìn ra ngoài, vài sợi giây nắng
hắt qua mành cửa sổ se sắt lên tóc Phượng,
nàng chợt nhớ về mẹ, nhớ da diết. Bỗng thấy
ngậm ngùi, Phượng tự hỏi: biết có ngày nào
trở về thăm mẹ ? Ngày đó chắc cũng không
lâu đâu, khi mà Phượng có thể mãn khóa học
năm thứ nhất ở College này. Có lẽ Phượng
sẽ về thăm mẹ cùng với nhỏ bạn thân ? tên
Trâm - suốt một năm qua gắn bó. Tội cho nhỏ bạn
thật! Nó có người yêu ở bên Việt Nam nhưng
không có cách nào để đoàn tụ, Phượng đã
nghĩ ra khá nhiều cách rồi nhưng không giúp gì
được cho nhỏ cả . Cũng kẹt một điều là người
yêu của nhỏ là người cùng phái cùng phái
nên chuyện mới xảy ra rắc rối thế. Nếu không
thì nó đã về Việt Nam làm đám cưới lãnh
người yêu sang đây rồi. Mấy tháng qua, Phượng
nói chuyện với Trâm mà lòng buồn vời vợi.
Bản tánh của Phượng hiền lương thích giúp
đỡ người khác , nhưng trong tình trạng này Phượng
cũng không biết phải giúp cách nào,chỉ đành
an ủi cho Trâm mà thôi.
Gió thổi lao xao qua khung cửa sổ làm cành lá
đung đưa, Phượng chợt nhớ tới Lâm, là một
người bạn mới quen trên Internet, cũng là một
người anh trai kết nghĩa ở Cali - một người
thân mà Phượng có thể gởi gấm những dòng
tâm sự, những sự phiền não, mỗi khi buồn
chán hoặc cần ý kiến giúp đỡ ... Hôm nay Phượng
muốn kể hết cho Lâm nghe về chuyện buồn của
Trâm, cũng là chuyện buồn của Phượng. Mấy
ngày qua thấy Trâm mất ăn mất ngủ, Phượng đau
lòng lắm. Hy vọng rằng anh Lâm sẽ có cách giúp
Trâm được ít nhiều ...
Tiếng đồng hồ trên tường đánh "toong toong" như
đánh thức Phượng trở về từ cõi mơ mộng.
Định bụng sẽ vào phòng gởi email cho Lâm để
kể lể, Phượng kéo rèm cửa lại cho ngay ngắn
rồi xoay người đứng lên, .
Chợt ba của Phượng từ đâu đó lồ lộ xuất
hiện đằng sau lưng Phượng.
Phượng ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, ba đó hả . Ba về hồi nào vậy . Nghe tiếng
xe con tưởng là anh Tiến chứ .
Ba Phượng không nói lời nào chỉ thấy mặt ông
biến sắc từ trắng chuyển sang hồng rồi đỏ bửng
như vừa mới đi nắng về, cứ nhìn chằm vào
mặt của Phượng một cách kỳ lạ.
Không nghe thấy ba Phượng
trả lời, Phượng lách mình tránh né, cũng như
tránh né đôi mắt khó hiểu của ông, rồi đi
thẳng về phòng mình. Đang đi thì cảm giác từ
phía sau là tiếng bước chân của ông Tân. Phượng
hơi thấy lạ, nhưng không dám quay lại nhìn, nghĩ
rằng ba định theo hỏi hay nhờ cậy Phượng về
chuyện gì đó. Phượng thản nhiên bước vào
phòng, đến bên bàn sách mở máy computer và
ngồi lặng lẻ chờ cho máy chạy. Ba Phượng nhẹ
nhàng đi từ phía sau và đứng lại cách Phượng
chừng gang tấc. Dẫu biết rằng có sự hiện diện
của ba, Phượng vẫn tự nhiên như không có gì
dấu diếm, vẫn chờ đợi lời nói đầu tiên
từ ông, xem muốn gì. Có lẽ ông định nhờ Phượng
đi chợ mua chút đồ ?, có lẽ ông định nhờ
Phượng giặt mớ đồ ?, hoặc có lẽ ông định
nhờ Phượng đấm bóp như là những lúc thường
ông hay nhờ vã, Phượng thầm nghĩ trong bụng.
Phượng vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ chờ
đợi câu nhờ vã đó nhưng chưa thấy. Màn hình
computer đã vào Window rồi mà không có sự động
tịnh nào từ ba Phượng. Phượng thấy hơi lạ
nhưng nghĩ rằng ba Phượng đang lén lút quan sát
Phượng đang làm gì, có lẽ dạo này ông đang
nghi ngờ Phượng thay đổi hẳn từ cách ăn mặc
đến lời ăn tiếng nói: chắc đang cặp bồ đây!
Nhưng Phượng thiết nghĩ mình chẳng có bồ bịch
gì cả nên không hề sợ .
(Hết Phần 1 ... Xin xem
tiếp Phần
2) |