Ngọc Lan về làm vợ Dương Thăng được một năm,
năm thứ nhì, nàng sinh cho Dương Thăng một thằng con traị Đối
với Dương Thăng, đó thật sự là một chuyện hết sức vui mừng.
Vào thời đó, quan niệm nối dòng nối dõi vẫn còn là một điều vô
cùng quan trọng, huống chi cha mẹ của Dương Thăng trước lúc
lâm chung, vẫn cứ khăng khăng không quên muốn có một thằng
cháu nộị Chuyện sinh con của Ngọc Lan hoàn toàn không giống
với Mộng Đình, buổi sáng, Dương Thăng vẫn còn đi làm ở mỏ than
đá, buổi chiều khi trở về, thằng bé con đã nằm ngoan ngoãn
trong lòng Ngọc Lan bú sữa một cách ngon lành. Bà ngoại nói,
từ lúc chuyển dạ đau bụng cho đến khi sinh, trước sau không
đầy hai tiếng đồng hồ. Điều này làm cho Dương Thăng vừa cảm
thấy kinh ngạc vừa cảm thấy buồn bực, chàng vĩnh viễn không
thể nào hiểu được chuyện sinh con của đàn bà. Tại sao Mộng
Đình lại vì chuyện sinh con mà bỏ mạng, còn Ngọc Lan lại sinh
con dễ dàng như gà đẻ trứng kiạ Sự thật thì, những người đàn
bà trong xóm đó, ai cũng đều sinh con một cách dễ dàng, có rất
nhiều gia đình, đầu năm một đứa, cuối năm một đứa, nhà nào
cũng con cái đầy đàn, sống mạnh sống khỏe, chỉ có một mình
Mộng Đình bỏ mạng vì sinh con. Có thể, như lời Hứa lão gia đã
nói, nàng đã bị mắc lời nguyền rủạ
Khi thằng con trai của Dương Thăng đầy tháng, thôn xóm nhỏ
cũng ăn mừng hết một chặp, tuy rằng Dương Thăng là "người tỉnh
ngoài", thế nhưng chàng cũng được cảm tình của rất nhiều người
trong xóm. Thằng con trai đầy tháng, chàng mở tiệc ăn mừng,
mời hết tất cả mọi người già trẻ lớn bé, ai nấy đều ăn uống no
say, các ông đàn ông, người nào người nấy cũng say túy lúỵ
Ngọc Lan một tay ẵm con, một tay dắt Hoa Sầu Đông, miệng cười
như hoa nở, đi vòng vòng hết bàn này sang bàn nọ, làm như nàng
là người đàn bà hạnh phúc nhất trên đời nàỵ Lần đãi khách này,
tốn hết một tháng tiền lương của Dương Thăng, thế nhưng, chẳng
hề gì, tháng thứ hai, chàng lại đem về gấp đôi, chàng đã được
lên chức, làm trưởng toán của một nhóm mười một công nhân làm
việc đắc lực nhất của công ty, toán này của chàng, lúc nào
cũng có thể sản xuất gấp đôi số lượng than đá, so với những
toán khác.
Khi chuẩn bị làm giấy khai sinh, ghi tên vào tờ khai gia đình
cho thằng con trai, Dương Thăng mới sực nhớ ra rằng, mình đã
quên không làm giấy khai sinh cho Hoa Sầu Đông, cũng chẳng hề
ghi cô bé vào hộ tịch của gia đình. Điều này, làm cho ông cha
cảm thấy vô cùng ngượng ngùng, áy náỵ Thằng con trai lấy tên
Dương Quang Tông, lấy ý muốn cho nó làm rạng rỡ dòng giống ông
bà. Hoa Sầu Đông cũng phải được khai cho một cái tên, cô bé
sinh ngày 21 tháng 10, Dương Thăng nhớ ngày này, chỉ tại vì đó
cũng là ngày Mộng Đình qua đờị Còn như tên của cô bé, không
thể nào ghi vào tờ giấy khai sinh cái tên "Hoa Sầu Đông", nghe
sao được. Dương Thăng vò đầu bóp trán, cũng không làm sao nhớ
nổi cái tên Mộng Đình lẩm bẩm đặt cho cô bé trước lúc lìa
trần, chàng không thể nào hiểu nổi ý nghĩa của cái tên đó,
càng không nhớ đó là hai chữ gì. Mộng Đình đọc rất nhiều sách,
học rất nhiều chữ, thế giới sách vở của nàng vốn không phải là
cái thế giới mà Dương Thăng có thể hiểu được. Cuối cùng, Ngọc
Lan nói rằng:
- Mẹ của Hoa Sầu Đông xinh đẹp như thế, Hoa Sầu Đông lại giống
mẹ như thế, da con bé ra nắng cũng chẳng đen đúa gì, lúc nào
cũng trắng như bông bưởi, đẹp như là một tiểu mỹ nhân, hay là
mình lấy một chữ trong cái tên của mẹ con bé, đặt cho nó, đặt
tên là Tiểu Đình hay Tiểu Mộng gì cũng được mà!
Đó là chỗ dễ thương của Ngọc Lan, nàng không bao giờ có chút ý
nghĩ ghen tuông với người đã chết, ngược lại, vào những ngày
lễ như Thanh Minh hoặc rằm tháng bảy, nàng vẫn theo như tục
lệ, dẫn Hoa Sầu Đông đi thăm mộ Mộng Đình, thắp cho nàng nén
hương, cúng vái đàng hoàng. Nghĩa địa đó là khu đất của khu
hầm mỏ, bao nhiêu năm nay, những người sinh sống trong thôn
xóm, khi lìa đời, đều được chôn ở đâỵ
Như thế, Hoa Sầu Đông nhờ vào hồng phúc của thằng em trai, rút
cuộc cũng đã có một cái tên cho riêng mình: Dương Tiểu Đình.
Tuy nhiên không có ai gọi cô bé là "Dương Tiểu Đình" hay gì gì
cả, đó chỉ là ba chữ khai báo trong giấy khai sinh, trong tờ
khai gia đình; ngoài đời mọi người vẫn gọi cô bé là Hoa Sầu
Đông.
Năm Hoa Sầu Đông bốn tuổi, cô bé lại có thêm một đứa em gái,
lấy tên là Dương Quang Mỹ. Dù sao, con gái thế nào cũng có cái
tên như Mỹ, Lệ, Tú, Quyên ... Thế là gia đình của Dương Thăng
"to" lên. Căn nhà gỗ nhỏ lại được cất thêm hai phòng nữa, Hoa
Sầu Đông ngủ chung một phòng với thằng em trai, cô em gái nhỏ
mới sinh được ngủ chung phòng với ba mẹ, căn phòng khách nhỏ
phía trước cũng được dựng bàn thờ tổ tiên, đặt bài vị, hương
khói mỗi ngàỵ Gia đình Dương Thăng, bây giờ đã có năm miệng
ăn, cũng sinh hoạt hòa đồng vào với những người dân trong xóm.
o0o
Trong ba năm đó, khu hầm mỏ chỉ xảy ra một chuyện nhỏ, có một
lần, cây cột trong hầm ngã xuống, đè trúng ngay lên chân cha
của Ngọc Lan.
Cha của Ngọc Lan đã ngoài bốn mươi tuổi, nói đúng ra không nên
làm ở khu hầm mỏ nữạ Bao nhiêu năm làm việc ở khu hầm mỏ, suốt
ngày không nhìn thấy ánh mặt trời, khi mới vừa từ trong hầm
ra, da của ông đen như lọ nồi, sau khi tắm rửa xong xuôi, làn
da lại trắng từng bệch, từng bệch. Đó là đặc điểm của phần lớn
công nhân làm việc trong khu hầm mỏ. Chỉ có Dương Thăng, từ
khi còn bé, da chàng đã bị nắng sáng thiên nhiên làm cho đỏ
hồng, nâu sậm, bao nhiêu năm làm việc trong khu hầm mỏ, tuy
rằng cũng có trắng đi dôi chút, nhưng cũng không mất đi nét
tráng kiện, hồng hào, chàng lúc nào cũng là một người trẻ tuổi
khỏe mạnh.
Cha của Ngọc Lan bị thương khi đang làm việc cho hãng, điều
này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cá gia đình. Công ty xuất
tiền ra trị liệu cho ông, chữa lành vết thương. Thế nhưng, cái
chân đó bị tật, ông không thể nào xuống hầm làm việc trở lại
được. Công ty lại phát cho một khoản tiền "an ủi", thật sự đó
là tiền "về hưu non". thế là, cả nhà bà ngoại già quyết định
xuống núi, trở về quê hương của nhà họ Lý ở thôn ô Nhật. Ở đó,
vẫn còn chút ruộng đất của ông bà để lại, hiện do anh em của
ông canh tác. Lúc đầu, cha của Ngọc Lan lên núi làm ở khu hầm
mỏ này, cũng vì được trả lương caọThế là, Ngọc Lan đành phải
từ biệt cha mẹ và anh, chị em nàng, bà ngoại già nắm lấy tay
Dương Thăng, không ngừng dặn dò:
- Phải đối đãi với Ngọc Lan thật tốt nghe không! Không được ăn
hiếp Ngọc Lan nghe chưa! Lúc đầu, chính ngoại đã chủ trương gả
Ngọc Lan cho con, dù con là người tỉnh ngoài đến! Vì vậy, con
phải có lương tâm nghe không! Nếu như ... Nếu như sau này ở
khu hầm mỏ không còn việc làm nữa, con hãy dẫn Ngọc Lan trở về
thôn ô Nhật! ô Nhật tuy là một chỗ nhỏ, tuy nhiên, cũng có đất
cho con làm ruộng!
Địa danh ở Đài loan có nhiều tên nghe thật lạ kỳ, thí dụ như
cái tên ô Nhật đó, Dương Thăng cũng chỉ biết qua lời kể của
Ngọc Lan, biết rằng đó là một khu ở trung bộ Đài Loan mà thôị
Đối với chàng mà nói, chỗ đó cũng xa lắc xa lơ như tận phía
chân trờị Bà ngoại già rời khỏi khu hầm mỏ, chính Dương Thăng
cũng quyến luyến không rời, bao nhiêu năm nay, tình cảm của bà
ngoại già đối với chàng chỉ thua có "mẹ" chàng mà thôị Thế là,
nắm chặt lấy bàn tay nhăn nheo, già nua của bà ngoại, chàng
hứa bằng một giọng trịnh trọng và thành khẩn:
- Ngoại an tâm đi mà! Con hứa đối xử với cô ấy rất đàng hoàng!
Nhất định mà! Ngoại an tâm đi! con chưa bao giờ đối xử không
đẹp với Ngọc Lan cả mà, phải không?
Điều đó quả thật đúng. trong thôn xóm nhỏ này, vợ chồng cãi
nhau như cơm bữạ Nhất là tính tình của những người công nhân
hầm mỏ, vì làm việc cực khổ, lại thường trực ở dưới hầm, khi
chui lên được đất liền, người nào cũng trở thành " ta đây".
Đem vợ ra làm chỗ "xì hơi", xả đi những bực bội trong lòng,
thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ con v.v ... là những
chuyện thường nhật của nhiều gia đình. Chỉ có Dương Thăng, lúc
nào cùng hòa nhã, dịu dàng với Ngọc Lan, đừng nói đến chuyện
đánh lộn, ngay cả đến cãi nhau cũng chưa bao giờ xảy rạ Những
người đàn bà khác trong thôn, người nào người nấy đều xuýt xoa
hâm mộ Ngọc Lan, ai cũng nói rằng nàng có phước, nên mới lấy
được ông chồng trẻ vừa chịu làm việc, vừa đẹp trai, lại hiền
lành như thế. Cũng vì vậy, những năm đó, những "chàng trai
tỉnh ngoài" lên núi làm việc ở khu hầm mỏ, đều rất được lòng
của các cô gái trẻ chưa chồng người bản xứ.
Và như thế, Ngọc Lan lưu luyến giã từ gia đình mình. Những
ngày tháng đầu tiên, khi nhà họ Lý vừa mới dọn đi, Ngọc Lan
vẫn thường khóc thầm, không cho Dương Thăng biết. Hoa Sầu Đông
lúc đó mới lên bốn tuổi, thế nhưng, cô bé bẩm sinh đã là một
người đa tình dễ cảm, mỗi lần nhìn thấy Ngọc Lan rớt nước mắt,
thế nào cô bé cũng dùng đôi vòng tay nhỏ bé, mềm mại của mình,
ôm chặt lấy cổ Ngọc Lan, cùng rớt nước mắt với nàng. Lần nào
cũng làm cho Ngọc Lan không kềm được lòng thương yêu, xót xa,
nàng phải ôm lấy cô bé, hôn lên gương mặt non nớt xinh đẹp của
Hoa Sầu Đông mà kêu lên rằng:
- Ồ, con gái cưng của mẹ!
Đúng vậy, Hoa Sầu Đông luôn luôn là con gái cưng của Dương
Thăng và Ngọc Lan, cho dù Ngọc Lan đã sinh ra Quang Tông và
Quang Mỹ, thế nhưng, địa vị của Hoa Sầu Đông lúc nào cũng cao
hơn hai đứa em. Vì, lúc nào cô bé cũng trắng trong, tinh
khiết, dịu dàng, và có một thứ khí chất bẩm sinh cao quí nào
đó mà không một đứa trẻ nào trong cùng một thôn xóm có được.
Tuy vậy, cô bé không giống với bất cứ một đứa bé nào trong
xóm. Nhất là, cô bé lại có một trái tim cực kỳ dịu dàng, thánh
thiện. Chưa đầy năm tuổi, cô bé đã biết mỗi sáng thức dậy thật
sớm, khi cha cô bé sửa soạn đi xuống hầm mỏ, thế nào cô bé
cũng cùng cha đi ra cổng, bàn tay nhỏ nhắn của cô bé nắm chặt
lấy bàn tay của Dương Thăng, đợi khi Dương Thăng nới lỏng tay
ra, cô bé bèn dùng vòng tay nhỏ bé của mình, câu cổ cha xuống,
nói nhỏ vào tai của cha:
- Ba ơi! Ba phải vô cùng, vô cùng cẩn thận nghe ba!
Cô bé nhớ mãi cảnh tượng sau khi cha của Ngọc Lan bị thương,
được khiêng từ hầm lên. Cô bé có một trí nhớ rất tốt, rất dai
làm cho người khác phải kinh ngạc.
Trước khi đi vào khu hầm mỏ, xuống hầm làm việc, lúc nào Dương
Thăng cũng quay đầu lại, vẫy tay cười với cô bé, cô bé đứng ở
đó, thân hình nho nhỏ, mang theo dáng vẻ kiêu sa như một nàng
công chúa nhỏ, mỉm miệng cười với cha, ánh nắng mặt trời mới
lên buổi sáng, lấp lánh trên mái tóc đen tuyền của cô bé, lung
linh trong đôi tròng mắt long lanh của cô bé, lóng lánh trên
làn da trắng ngần, mịn màng của cô bé ... làm cho cả người cô
bé sáng ngời như một viên ngọc quý tỏa ra ánh sáng lấp lánh,
long lanh.
o0o
Năm 1956 (Dân quốc năm thứ 45).
Ngày 20 tháng 7 âm lịch, là ngày cúng lễ rất lớn của đám công
nhân làm việc trong hầm mỏ. Ngày hôm đó, họ không làm việc,
bắt đầu từ lúc sáng sớm, nhà nhà đều chuẩn bị đồ tế lễ, rượu
và ngũ tính. Ngũ tính ở đây là chỉ năm thứ đồ vật, thịt gà,
thịt vịt, cá, thịt heo, trứng hoặc đậu hũ hoặc nước trái câỵ
Trước đó rất lâu, ngũ tính phải là năm thứ súc vật, thế nhưng,
những người công nhân làm hầm mỏ không phải là những người
giàu có, lương của họ tuy rất cao, thế nhưng, phần lớn đều
thích uống rượu, thích bài bạc, do đó, họ không dành dụm được
bao nhiêụ Thế là, ngũ tính được trở thành năm thứ đồ vật là
cũng đủ rồi, ngay cả chỉ là trái cây, gạo nếp, bánh qui cũng
được. Mọi người chuẩn bị xong đồ tế lễ, ai nấy đều đem đến
ngay miệng hầm, dùng miếng ván kê lên trên chiếc xe đẩy than
đá, sắp thành một hàng dài, để đồ tế lễ lên trên. Bắt đầu từ
lúc đúng ngọ, đám công nhân lần lượt đến thắp hương, thành tâm
khấn váị
Bọn họ cúng đây không phải là cúng vái thần linh, mà là cúng
những người "anh em tốt" của họ. Những người "anh em tốt" đó,
là chỉ những bậc tiền bối đã không may gặp nạn, họ rất kỵ nói
đến những chữ như "ma quỷ" và "chết chóc". Họ khấn vái những
người "anh em tốt" đó phù hộ cho họ, che chở cho họ, để cho họ
mỗi ngày có thể bình an đi xuống hầm mỏ, lại có thể bình an để
trở về nhà.
Công ty khai thác than đá Thụy Tường không thể kể là có quy mô
rất lớn, thế nhưng, cũng không phải là công ty nhỏ, công ty có
tổng cộng hơn hai trăm công nhân làm việc trong hầm. Cá khu
hầm mỏ chia ra làm ba tầng, tầng thứ nhất là đường hầm lớn,
phải đi xe xuống, thông qua đường hầm lớn, có một đoạ đường
dốc nghiêng, là đi đến tầng thứ nhì, là một đường hầm bằng
phẳng, sau đó lại đổ dốc nghiêng nghiêng vào tầng thứ bạ Bắt
đầu từ tầng thứ ba, đường hầm được chia ra rất nhiều nhánh
khác nhau, gọi là đường hầm nhỏ. Đường hầm nhỏ lại được đào
sâu thành vô số những đường hầm nhỏ hơn để lấy than đá, những
đường hầm này nhỏ đến độ bọn công nhân không thể đứng thẳng,
mà chỉ có thể nửa nằm, nửa nghiêng người, dùng cây cào hình
chữ thập cào ngược lên vách để lấy than dá. Tuy rằng trong hầm
cũng có những lỗ thông hơi, thế nhưng, vẫn nóng nực như thể
trong lò lửa, tất cả những công nhân trong hầm mỏ, khi làm
việc đều cởi trần, trên đầu đội nón an toàn, trên nón có đèn
chiếu sáng, bình điện dùng dây nịt cột ngang thắt lưng. Công
nhân của công ty khai thác than đá Thụy Tường được chia làm
từng đội khác nhau, mỗi đội có khi có tám người, mười người
hoặc mười hai người không đềụ Bọn họ phải vào đường hầm nhỏ,
rồi lại vào đường hầm nhỏ hơn. Trong đội có người dùng cây cào
hình chữ thập cào vào vách lấy than đá, những than đá rớt
xuống, được những người khác dùng xuổng xúc vào những giỏ mây,
sau đó, kéo những giỏ mây này đã đầy than đá ra những chiếc xe
kéo đã để sẵn ở đầu đường hầm nhỏ, và như thế, họ đẩy từng xe,
từng xe ra ngoài miệng hầm. Mỗi một đội công nhân đều được trả
lương căn cứ vào số xe đầy than đá được kéo ra ngoài, do đó,
lương của các công nhân không giống nhaụ Đội công nhân của
Dương Thăng có thành tích lớn nhất của công ty, trung bình mỗi
đầu người trong đội, mỗi ngày có thể đào được một xe than đá
hoặc hơn, đó là thành tích được tạo nên bằng mồ hôi và máu của
mỗi ngườị
Ngày mồng một tháng tám năm âm lịch năm đó, chỉ mười ngày sau
khi làm lễ tế những người "anh em tốt", cũng giống như mọi
ngày, Dương Thăng đem theo thức ăn do Ngọc Lan chuẩn bị sẵn,
từ sáng sớm đã dẫn đám công nhân trong đội của mình, xuống hầm
làm việc. Trước khi xuống hầm, Hoa Sầu Đông cũng nhu mọi hôm,
đưa cha ra khỏi cổng, hôn cha, dặn dò cha cẩn thận, rồi đứng ở
đó trong ánh sáng mặt trời buổi sớm mai chiếu rọi vào người cô
bé, lấp lánh như một viên kim cương ngời sáng. Trước khi Dương
Thăng xuống hầm, Hoa Sầu Đông nhìn thấy chiếc nón an toàn của
cha đội lệch sang một bên, cô bé vừa cười vừa đưa tay ra vẫy
cha, Dương Thăng đi ngược trở lạị Hoa Sầu Đông nói:
- Ba cúi xuống đi ba!
Dương Thăng cúi người xuống. Hoa Sầu Đông cẩn thận, tỉ mỉ sửa
chiếc nón an toàn lại cho ngay ngắn, lại cẩn thận sửa sợi dây
điện từ trên cái nón nối xuống bình điên đeo ngang hông cho
đàng hoàng. Sau đó, cô bé dùng hai cánh tay nhỏ bé, ôm lấy cổ
Dương Thăng thật chặt, thật chặt, và thầm thì:
- Về sớm một chút, nghe ba, mẹ nói hôm nay làm bánh cuốn cho
ba ăn đó.
Chàng vò vò mái tóc của Hoa Sầu Đông, mái tóc cô bé đen và mềm
mại, chàng nhìn cô bé thật tỉ mỉ, ánh mắt đong đầy niềm hãnh
diện và thương yêụ Chàng nói nho nhỏ vào tai cô bé:
- Hoa Sầu Đông, ba nói cho con nghe một bí mật.
Cô bé ngước gương mặt sáng rực lên nhìn cha, hỏi bằng một
giọng mừng rỡ:
- Cái gì vậy, bả
Dương Thăng vừa cười vừa kề miệng vào tai cô bé, nói nho nhỏ:
- Con là cô bé xinh đẹp và dễ thương nhất trên cõi đời này!
Hoa Sầu Đông vui biết bao nhiêu! Đôi mắt cô bé lấp lánh ánh
sáng vui mừng, khóe miệng đong đầy nét cười rạng rỡ, cô bé nói
bằng một giọng non nớt:
- Không, còn em bé nữa!
Trái tim nhỏ bé của cô lúc nào cũng nghĩ đến những người khác.
- Ừ há! Còn em bé nữạ..
Dương Thăng nói xuôi theo con gái, lại nhìn cô bé thêm một lần
nữa, chàng không ngăn được lời đính chính thẳng thắn với mình:
- Không, Hoa Sầu Đông, không ai có thể so sánh được với con,
con là cô bé xinh đẹp nhất, dễ thương nhất có một không hai
trên cõi đời này!
Dương Thăng đi theo xe xuống hầm, trên mặt vẫn còn mang theo
nụ cười sung sướng, thương yêu và hãnh diện.
Đó là lần cuối cùng Hoa Sầu Đông thấy mặt chạ
o0o
Hôm đó, tại sao trong hầm lại xảy ra tai nạn, không một ai
biết rõ được. Khoảng hơn 9 giờ sáng, cả thôn xóm nhỏ đều nghe
một tiếng "ầm" thật lớn. Những người công nhân đang làm việc ở
ngay miệng hầm bắt đầu la lên như điên cuồng, họ ùa nhau tuôn
chạy ra ngoàị Từ trong hầm một làn khói bụi mờ mịt bắt đầu
xông thẳng ra, mang theo hơi nóng nồng nặc. Sau tiếng nổ thật
to đó, là những tiếng nổ liên tục, ầm ầm phát ra như tiếng
pháo, những người công nhân chạy thoát được ra ngoài, vừa chạy
vừa la:
- Hầm nổ rồi! Hầm sập rồi! Hầm sập rồi!
Ngọc Lan đang ở trong bếp đổ bánh cuốn, trên lưng đeo cô bé
Quang Mỹ vừa hai tuổị Dưới chân nàng, Hoa Sầu Đông đang cầm
trên tay chiếc muỗng nhỏ, đút cho Quang Tông ăn cơm. Quang
Tông không bao giờ chịu ngồi yên ăn cho xong một buổi cơm, mỗi
bữa ăn, Hoa Sầu Đông phải đi theo, dụ đút cho ăn suốt một hai
tiếng đồng hồ.
Nghe tiếng nổ, cả chén và muỗng trên tay Hoa Sầu Đông đều rớt
xuống đất, bể tan tành. Ngọc Lan vội chạy ra khỏi căn nhà nhỏ,
đưa mắt nhìn quanh, tất cả đàn bà, trẻ con trong thôn xóm nhỏ,
đều đang co chân phóng thẳng về phía miệng hầm. Hoa Sầu Đông
cũng co chân chạy theo mọi người, miệng cô bé kêu lên kinh
hoàng, đau đớn và sợ hãi:
- Ba ơi! Ba ơi! Ba ơi! Ba ơi! ...
Thằng bé Quang Tông, mặt mũi dính đầy cơm, đi chân không, tay
đang nắm chặt vạt áo chị, bị kéo té lăn quay trên mặt đất,
thằng bé nằm lăn ra đó, ngoác miệng ra khóc thậ tọ Hoa Sầu
Đông không lo nổi cho em nữa, cô bé tiếp tục chạy như mê sảng,
miệng kêu lên như điên cuồng:
- Ba ơi! Ba ơi! Ba ơi! ...
o0o
Ngày hôm sau, trên các báo chí xuất hiện một cột tin tức như
thế này:
THáM KỊCH KINH HOàNG CỦA CôNG TY THAN Đá THỤY TƯỜNG: 27 CôNG
NHâN BỊ CHôN SỐNG
Một tiếng nổ to, trời đất lung lay,
Chỉ đào ra được năm tử thi
Trong năm tử thi đó, không có Dương Thăng, những người đào
thoát được ra ngoài cũng không có Dương Thăng, những người bị
thương cũng không có Dương Thăng. Chàng nằm trong đám hai mươi
hai người bị kẹt trong tầm thứ ba của đường hầm, nguyên cả
tầng thứ ba của đường hầm bị sập hoàn toàn.
Ngày thứ ba, trên báo lại xuất hiện một cột tin tức:
TAI BIẾN THỤY TƯỜNG TRỜI SẦU ĐẤT THẢM:
CẤP CỨU BỊ TRỞ NGẠI, HY VỌNG SỐNG CòN MONG MANH
Gia đình thân thuộc kêu khóc thảm thương
Nguyên nhân tai nạn vẫn còn đang điều trạ
Cho dù hy vọng sống còn trong hầm có mong manh đi mấỵ Ngọc Lan
dẫn theo Hoa Sầu Đông, Quang Tông, Quang Mỹ, và hàng trăm thân
nhân của những người gặp nạn, đều ngày đêm chờ chực trên miệng
hầm, khổ sở nhìn những nhân viên cấp cứu, cảnh sát cùng những
nhân công khác không ngừng đào xới, đào xới, đào xới ... Ngọc
Lan khóc đã sưng đôi mắt, Hoa Sầu Đông ngồi chết trân gần đó,
từ lúc tai biến xảy ra, cô bé không hề rời khỏi khu miệng hầm.
Mỗi lần có một tử thi được dào lên, cô bé lại dùng đôi bàn tay
nhỏ bé của mình, ôm lấy mặt khóc nức nở, cho đến khi chứng
thực đó không phải là xác Dương Thăng, cô bé lại lóng lánh
nước mắt kêu lên:
- Ba vẫn còn sống, Ba vẫn còn sống!
Một tuần lễ sau, rút cuộc họ cũng đã đào lên được Dương Thăng,
cả người chàng đã bị cháy đen, chỉ còn mặt mũi là vẫn nhận
dạng được. Dĩ nhiên là chàng không thể nào còn sống được. Hoa
Sầu Đông không hề nhìn thấy tử thi, một bác cảnh sát hảo tâm
đã dùng bịt mắt cô bé lại và bồng đi chỗ khác. Cô bé chỉ nghe
tiếng Ngọc Lan kêu khóc dậy trời dậy đất:
- Dương Thăng ơi! Anh đem cả bốn mẹ con em theo luôn cho rồi!
đem theo luôn cho rồi! đem theo luôn cho rồi! |
|