COI THIEN THAI
ENTERTAINMENT NETWORK |
 |
Please click the banner to support CoiThienThai.Com
|
HẬU LIÊU
TRAI
Tác giả: Hoà Bang Ngạch
Dịch giả: Phạm Xuan Hy
 |
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 |
Chương
16: Thượng Quan Sinh |
 |
Thượng Quan Sinh tự là Ðồng Khanh, tên là Tiêu, người Lạc Dương,
lúc còn bé theo cha đi làm quan ở Tỉnh An Huy, lớn lên tinh
thông học thuyết của Thân Bất Bại và Hàn Phi Tử, được Thái Thú
tỉnh Chung Ly mời đến làm mạc khách trong phủ, phụ trách xét
đoán các vụ án. Hai người rất là tâm đầu ý hợp.
Sinh dung mạo trông bảnh bao đẹp đẽ, lại giỏi tô điểm trang sức,
tính tình hào sảng khẳng khái, thích kết
giao bạn bè, nhưng vì quá kén vợ nên dù đã hai mươi tuổi mà vẫn
ở không, chưa thành gia thất.
Thái thú vốn người họ Kim, thuật giả không nhớ tên gọi là gì,
thấy Sinh như vậy, muốn tặng chàng một người tỳ nữ, nhưng chàng
không nhận.
Chừng xảy ra vụ người nữ tỳ thông gian với một người nam bộc,
việc bại lộ, liên lụy cả đến người vợ Thái
Thú, khiến ông tức giận, đích thân đứng ra điều tra xét xử vụ án.
Sinh phải hết sức hòa giải dàn xếp. Một mặt cấp tiền cho người
nam bộc trốn đị Mặt khác xin lại Thái Thú người tỳ nữ rồi cho đi
lấy chồng khác.
Sau đấy lại xây ra vụ có người con gái nhà đại phú ở trong thành
lấy chồng ba tháng mà sinh con, cha mẹ
chồng xấu hổ uất ức, kiện đến Thái Thú. Thái Thú định dùng những
hình phạt tàn khốc để điều tra vụ án, nhưng Sinh vội vã can ngăn,
rồi âm thầm kín đáo tra hỏi té ra chàng rể trước đó từng leo
trộm tường vào khuê phòng của người con gái ngủ chung với nàng,
có chứng cứ xác thực . Vì thế, vụ án được xếp lạị
Kim thái thú có đứa con trai, thường ngày lêu lổng hung hãn,
nghi ngờ Sinh ăn hối lộ, phao ngôn phỉ báng
chàng. Thái Thú cũng có bụng hoài nghi, thỉnh thoảng buông ra
những lời nói bóng gió hài hước.
Sinh thấy vậy, cũng bực mình dủ áo từ giã bỏ đị
Nhưng trời đất mang mang vô định, Sinh không biết đi đâu ý muốn
đến viên quan Trung Thừa ở Sơn Ðông, trước kia là bạn đồng khoa
với tiên phụ chàng, để nhờ tiến dẫn, tìm đường độ nhật. Khi đến
nơi, chẳng may viên quan Trung đã quá cố. Sinh bất đắc dĩ, đành
bỏ hết tiền trong túi ra làm lộ phí, ngao du sơn thủy, các thắng
cảnh Bồng Lai hải thị, Thái Sơn nhật xuất, Khổng Miếu văn biạ
Không đâu là Sinh không có dấu chân chàng.
Thấm thoát thoi đưa, hai năm phút chốc bay vèo, Sinh theo đường
cũ trở về cố hương, đến vùng Toán Sơn và Qua Bộ, ngầy gặp quan
Thái Sử họ Khấu, vốn là chỗ quen biết của tiên phụ chàng, nay đã
thoái lại hồi hưu, vui cảnh lâm tuyền, trong một tòa biệt dã,
nằm trên bờ Trường Giang, thật vô ưu nhã.
Quan Thái Sử thấy Sinh là người có tài, đem lòng quý mến, mời
chàng về nhà giúp việc chính lý gia phổ.
Chàng được cho ngụ trong một tòa cổ miếu ở phía Ðông thôn, ngày
ngày có đầy tớ cơm nước phục dịch. Nơi đây cây cối đình đài, cửa
không khách tục, đoạn tường ngăn cách, chỉ nghe tiếng ngư phủ
nghêu ngao, Sinh đem ra yêu thích, bèn nhận chốn này làm nơi yên
vui hưởng lạc, không còn nghĩ đến việc học hành tiến thủ nữạ Một
buổi tối, cơm nước xong xuôi, đứa ở đi về, còn lại mình Sinh.
Chàng đem ghế ra ngồi bóng mát. Trên trời, trăng lờ mờ vàng vọt,
tứ phía đom đóm lập lòe, Sinh bỗng thấy một gã thiếu niên, mình
mặc áo trắng, quạt lụa cầm tay, tú mỹ nhà hạ, xinh đẹp như ngọc
thụ lâm phong, tưởng chừng trên đời không còn người thứ hai nữạ
Thiếu niên từ phía bụi trúc ở mé tường phía tây đủng đỉnh bước
ra, bồi hồi đi tới lại lui, mắt trông xa chờ đợi, chốc chốc lại
cúi đầu khe khẽ ngâm một bài từ .
Ngọc lậu sạ đình nhân sạ định.
Trọng tử tường biên, cách trước la phu kinh.
Bạc bạc sa song hà cố tuấn,
y hy thiểm cá nhân nhi ảnh.
Thiếu niên ngâm nga mấy lần mà vẫn không sao hạ nổi câu chót.
Sinh thấy vậy mỉm cười bèn nối vần họa
tiếp:
Lập biến ngân giai thùy ký tín?
Giá đáp thương đài, liệu hạ tiêm tiêm ấn
Mạch địa nhất thanh hoa hạ
Ðầu hồi hảo nguyệt viên như kính.
Thiếu niên nghe thấy Sinh ngâm xong, lập tức tiến lại gần, hỉ
hoan bắt chuyện:
- Thật chẳng ngờ đêm hôm khuya khoắt lại có thể gặp được người
đồng điệu !
Rồi hai người cùng vào trong nhà ngồi, thăm hỏi chuyện trò.
Người thiếu niên tự giới thiệu là người họ Tra,
tự là Cầm Ngân, hàng xóm bên cạnh, cách nhà Sinh bằng một con lộ
nhỏ.
Sinh đích thân đứng dậy đi đun nước pha trà mời khách. Cầm cũng
tự động bẻ những cành khô cho vào bếp.
Suốt đêm hai người chỉ ngồ tán gẫu, nói những truyện vẩn vơ, mãi
đến lúc gà gáy sáng, Cầm mới đứng dậy từ giã ra về Sinh đưa ra
ngoài lộ, ân cần hẹn Cầm ngày hôm sau gặp lạị
Cầm nói:
- Những lời nói quê mùa của đệ thật không đủ trợ hứng cho huynh.
Nhưng đệ có chút tài mọn, ngày mai xin được phép biểu diễn cho
huynh nghe, chẳng hay có làm phiền sự tĩnh mịch của huynh không?
Sinh đáp:
- Thật là vạn hạnh ? Vạn hạnh !
Rồi về phòng, tắt đèn lên giường nằm, đầu óc vẩn vơ tơ tưởng đến
phong thái khả ái Cầm, đâu có thua kém gì nàng mỹ nữ Nam Oai
ngày xưạ
Tối hôm sau, Sinh có ý chờ đợi, một lúc thật lâu mà vẫn không
thấy Cầm tới . . .
Ba bốn hôm sau Cầm mới đến. Sinh từ tốn trách mát Cầm sai hẹn.
Cầm đáp:
- Ðệ phải chờ cho người vợ quê mùa ngủ say mới đi được .
Sinh nói:
- Vậy ra hiền đệ có gia thất rồi, bà xã hẳn cũng thuộc loại
tuyệt đai giai nhân đấy nhỉ.
Cầm đỏ hồng hai má, thẹn thùng :
- Dung nhan thì cũng chỉ như đệ vậy thôị
Rồi rút từ trong áo ra một cây ngọc tiêu hỏi Sinh:
- Huynh có biết thổi tiêu không?
Sinh đáp:
- Không biết!
Cầm đề nghị:
- Vậy xin huynh hãy ngâm lại bài từ bữa nọ để đệ thổi tiêu hòa
theo, có được không?
Sinh hoan hỉ đồng ý. Thế rồi một người ngâm, một người thổi , âm
thanh vi vu như gió thổi, rốn ràng như
tiếng xiêm hài của tiên nữ bước trên không trung.
Sinh bèn tựa sát ghế ngồi của Cầm, nói:
- Hiền đệ trông bảnh bao đẹp đẽ, lại vừa thông minh văn nhã, ta
mà là đàn bà con gái chắc là chết vì tương tư hiền đệ mất.
Cầm cười:
- Nói như huynh, thì khách mày râu nam tử không thể chết vì
tương tư đệ saỏ Thế đâu còn gọi là nòi tình chân chính được nữạ
Sinh tiếp:
- Thú thực với hiền đệ, từ hôm được thấy dung nhan, ta thần hồn
điên đảo, gối chăn xô lệch, hai đêm liền
không sao ngủ được.
Cầm nghe nói thế, bèn ngả người vào lòng Sinh, buông lời lả lơi
trêu cợt:
- Huynh thật là khách nòi tình. Lửa cháy gấp rồi ? Nhưng tiếc
thay, đệ chỉ là một kẻ thiếu của trời ban, không có gì để cứu
huynh được. Biết làm sao bây giờ !
Sinh mừng rỡ như điên, thân mật ôm chặt lấy Cầm, dùng tay vỗ vỗ
phía sau của chàng, tỏ ý cầu hoan.
Cầm thẹn thùng đỏ mặt, vội vã đẩy tay Sinh ra, cự tuyệt nói:
- Thương nhau hà tất phải làm như thế?
Sinh đáp:
- Lưỡng hùng tương ái, không thế, sao có thể đạt đến chỗ phách
tán hồn tiêụ
Cầm nói:
- Nhưng huynh phải kể cho đệ rõ nguồn gốc của cái thú "hậu đình"
ấy ở đâu mà ra mới được.
Sinh kể:
- Theo truyền thuyết thì từ khi đời Hoàng đế đi đánh Sưu Vưu Rồi
đến đời Xuân Thu thì có chuyện vua nước Vệ ăn nửa trái đào từ
miệng người nam sủng là chàng Di Tử Hà. Ðời Hán, Ai Ðế yêu người
nam sủng Ðổng Hiến đến nỗi lấy tay làm gối cho Hiến ngủ say, khi
dậy không nỡ đánh thức Hiến, bèn cắt cả tay áo của mình đị Còn
Hán Văn Ðế, vì yêu Ðổng Hiến mà cho cả núi đồng, trở thành giàu
có. Những truyện như thế đều có ghi trong sách vở rất nhiềụ
Cầm nghe kể, càng cười to, nhưng một mực hết sức đẩy tay Sinh rạ
Sinh khẩn khoản nài nỉ:
- Nếu hiền đệ thương ta, ta nguyện lấy lễ chủ khách phục thị.
Cầm càng cười ngặt nghẽo, gập cả người xuống, nói:
- Vậy thì đệ là khách, huynh là chủ. Huynh hãy lo bổn phận của
đồng đạo chủ đối với khách đi chứ.
Sinh mừng rỡ, đồng ý. Rồi vào trong ngọa thất, buông mùng, cởi
bỏ y phục. Lúc sờ đến người Cầm, Sinh bất giác giật mình đánh
thót. Té ra, cửa đào ngõ hạnh, đậu khấu hàm hương, hoa sen ướt
sương buổi sớm , Cầm vốn chỉ là khách phòng the xử nữ.
Sinh không kịp hỏi han nguyên ủy, bèn cùng Cầm đưa nhau vào cõi
Dương đài, quấn quít mây mưa, cực kỳ hoan lạc .
Việc xong, sinh kê tay cho Cầm gối đầu, bấy giờ mới hỏi đến việc
Cầm đổi lốt nam trang.
Cầm ấm ớ đáp :
- Có viên Thái Sử nọ, lòng ham thích những trò dâm bôn kỳ lạ,
cho con gái ăn mặc nam trang để làm bộc phu, cho con trai ăn mặc
giả gái để làm tỳ nữ, đông đến hơn ba chục ngườị Ðôi người được
ông ta thương yêu nhất là thiếp và người giả làm tỳ nữ là tên là
Bạch Quyên Lang.
Thiếp thấy đây không phải là kế trường cửu được, nên lén giắt
Quyên bỏ đi, trốn đến vùng nàỵ Vì thấy lang quân là người phong
nhã tài hoa, nên nguyện đem thân cát đằng phó thác. Xin chớ tiết
lộ việc này ra ngoài, thì hạnh phúc có thể bền vững được.
Sinh gạn hỏi về tính tình, nhan sắc của Quyên. Cầm lại cười,
trêu trọc:
- Chàng thật đúng là kẻ nòi tình. Ðã được voi, còn đòi tiên .
Sinh đáp:
- Không hẳn là thế? Khanh đến với ta thì bỏ Quyên lạnh lùng. Còn
khanh ở cùng Quyên thì ta cô độc, chi
bằng cả ba ở chung thì không ai cô độc cả.
Cầm nói:
- E rằng tính Quyên cương nghị, không như thiếp tự nguyện phó
thác đâụ Hãy để từ từ, rồi thiếp tính chọ
Chợt nghe bên ngoài có tiếng chuông chùa buổi sớm.
Cầm vội vã mặc quần áo vào người rồi rời khỏi giường.
Sinh nắm tay cố lưu lại, nhng Cầm không chịu, nói:
- Thiếp e Quyên tỉnh dậy không thấy thiếp sợ hãi mà khóc chăng !
Sinh dặn dò Cầm giới thiệu trước về mình. Cầm gật đầu đồng ý,
rồi đị
Ngày hôm sau, Sinh dự bị mua trước ít rau cỏ thịt thà, đồ nhắm,
một bình lục phôi tửu, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng tinh khiết, rồi
cho thằng ở ra về sớm, đóng cửa ngồi chờ hai nàng.
Khoảng quá canh một, quả nhiên Cầm dẫn Quyên cùng đến.
Sinh thấy Quyên dáng điệu uyển chuyển thẹn thùng, tóc mây gọn
ghẽ, hài son nho nhỏ, tay cầm chiếc khăn
hồng che miệng. Lúc thấy Sinh, nàng có ý muốn bước tới, nhưng
lại thoái hồi, thái độ thật là ẻo lả tha thướt đáng yêu
Quyên vừa bước chân lên bậc thềm, rêu xanh trơn tuột làm nàng
suýt bị té. Sinh vội vã tiến tới đỡ Quyên
dậỵ Chàng cảm thấy người Quyên nhẹ còn hơn cánh lá.
Hai người cùng nhau đưa đẩy vài câu thăm hỏi, rồi ngồi vào ghế,
nghiêng nghiêng bên cạnh ngọn đèn. Thỉnh thoảng Sinh buông một
vài lời tán thán, còn Cầm thì vẫn hài hước chọc cười, riêng
Quyên chỉ cười mủm mỉm, chẳng nói năng gì.
Sau vài lần thù tạc, chén anh ché ả, Cầm bèn rút cây ngọc tiêu ở
trong tay , bảo Quyên ca cho nàng họa theo, nhưng Quyên không
chịụ Cầm nói:
Tối qua, chị cũng đã biểu diễn rồi, em hà tất phải giữ ý làm gì.
Chẳng qua giúp lang quân bớt cảnh cô tịch
vậy thôi Sinh cũng nài nỉ khuyên thêm. Bấy giờ Quyên mới nhè nhẹ
nhịp hài, khe khẽ gõ đôi đũa ngọc, cất tiếng ca rằng:
" Song kiệt điệp, song song quá tường đông, tiễn thái thiện khắc
họa, tạo hóa thiên vô công, khinh la tiểu phiên phác nhập nhân
thủ, phiên phi nả hứa biện thư hùng. Thư da hùng hà tất biện.
Hoa tu nhất siếp tinh linh hiện. Khả lân áp biển tiểu thư rùng,
do hướng mỹ nhân đầu thượng đản . "
Hát xong thì nghẹn ngào u uẩn, ngập ngừng hai dòng lệ Sinh phải
ôm chặt nàng vào lòng, vỗ về an ủi:
- Ðêm qua để khanh phải ngủ một mình, đó là lỗi tại tạ Thôi xin
khanh đừng bi sầu trách oán nữạ
Quyên đáp:
- Không phải như vậy đâụ Chị em bọn thiếp được phụng thị lang
quân, dù có chết cũng không mục nát.
Nhưng nghĩ đến chuyện cũ, thì lòng không thể giữ nổi cảm xúc, bi
thương. Thiếp không uống được rượu nhiều, xin để chị Cầm bầu bạn
với lang quân, cho thiếp được cáo từ
Sinh vội vã hoảng hết, nắm tay Quyên cố giữ lại, cơ hồ muốn quỳ
xuống mà van. Thế rồi, cả ba đều lên
giường cùng nằm.
Mãi đến lúc mặt trời sáng bạch mới dậỵ Sinh dấu hai nàng ở chỗ
khuất ánh sáng, sai đứa ở về bảo với Khấu Thái Sử là chàng thích
tĩnh mịch, những việc vặt vãnh thường ngày chàng có thể lo liệu
được, không cần phải phái người sang phục dịch nữạ
Sau khi đã cho đứa ở về, Sinh đóng kín hai cánh cửa chặt chẽ,
rồi cùng hai nàng ngày đêm tận tình hoan lạc, vui đùạ
Sinh viết chữ, còn hai nàng lo mài mực. Khi đói thì cùng nhau
xuống bếp thổi nấụ Lúc mỏi mệt thì nghỉ ngơi đấm bóp, ăn cùng
mâm, ngủ cùng giường. Cầm tỏ ra phóng khoáng tự do, lại giỏi ca
xướng, cái gì cũng tinh thông cả.
Sinh thường sung sướng bảo với hai nàng:
- Trong hai khanh, được một đã là khó rồi, huống hồ nay ta lại
được cả haị
Quyên cười, nói:
- Chàng si tình ? "Nhất tiễn song điêu, " chẳng sợ bị tổn thọ
chết yểu hay saỏ
Cầm cũng cười phụ họa:
- Bọn thiếp chỉ là quỷ chồn cả đâỵ Từ lâu vẫn chờ cho chàng rượu
say, là sẽ ăn tái đấỵ Chàng có sợ chăng?
Sinh đáp:
- Nếu có bị táng thây trong bụng mỹ nhân, cũng còn hơn là phải
chết tanh tưởi ô uế. Ta chẳng những không sợ mà còn sẵn sàng cam
tâm tự nguyện .
Có nhà sư ngụ ở chùa bên cạnh, thỉnh thoảng nghe có những tiếng
cười đùa huyên náo từ thư phòng của Sinh vọng ra ngoài, lén lên
gác chuông rình dòm cho rõ, rồi sang nói cho quan Thái Sử họ
Khấu biết:
Thái Sử hỏi lại Sinh. Sinh bảo đó là vợ con của người đầy tớ cũ
của chàng, đưa vợ con qua sang đó, ngẫu gặp chàng, nên giữ lại
để bầu bạn, hàn huyên cho bớt cô tịch, chứ không có chuyện gì
khác. Từ đấy mọi người đều biết là Sinh có một người đầy tớ
trung thành, nên rất ái mộ chàng.
Phút chốc, Sinh cư ngụ ở ngôi cổ miếu ấy đã được hai năm, bụng
vẫn có ý muốn được chết già ở quê nhà , thường bảo với Cầm và
Quyên rằng: .
- Số tiền bán chữ tích lũy được ít nhiều, nên để dành về quê
sống với nhau lúc tuổi già.
Cầm và Quyên chỉ mỉm cười không đáp. Sinh có hỏi thêm thì hai
nàng hàm lệ sụt sùi, nói:
- Chàng sao si tình hủ lậu thiếp Lúc về già, chị em thiếp sẽ tóc
bạc da mồi, phấn rơi hoa tạ, sẽ giống như
những viên thái giám, thử hỏi còn gì là khả ái yêu kiều nữạ Cái
họa bị chàng bỏ so sẽ ập đến trong nháy mắt mà thôi
Sinh vội vàng vỗ về an ủi, thề thốt với hai nàng:
- Như quả sau này ta mà có lòng phụ dấy hai khanh, thì xin như
dòng nước Trường Giang kia, chết không tìm thấy xác .
Nhưng hai nàng vẫn ấm ức không vuị
Trước đấy, khi Sinh bỏ nhà viên Thái Thú họ Kim ra đi, ông cũng
có phần hối hận. Sau lại điều tra thấy rõ sự tình, thì càng hối
hận thêm. Ông cho người đi tìm tông tích của Sinh, biết được chỗ
cư ngụ của chàng, bèn gửi gấp thư khẩn khoản mời chàng về, lại
còn kèm thêm năm trăm lạng vàng tiền lễ tương kiến.
Cũng may, việc chỉnh đốn gia phổ của quan Thái Sử họ Khấu cũng
vừa hoàn tất, chàng vui mừng báo cho ông biết. Thái Sử sửa soạn
tiệc rượu mời Sinh đến dự, trả tiền thù lao và tiền lộ phí cho
chàng.
Sinh chuẩn bị xe ngựa kỹ càng. Buổi sáng hôm đăng trình , hốt
nhiên Cầm và Quyên biến đều đâu mất. Tìm khắp mọi nơi không thấỵ
Chỉ thấy một lá thư của hai nàng để lại nằm dưới chiếc nghiên
mài mực.
Thơ rằng:
" Tiêu lang yêu dấu chàng ơi! Chị em thiếp chẳng phải người ta,
mà cũng chẳng phải yêu quái mà chỉ là những hồn oan phụ nghiệt.
Tiền sinh kiếp trước, chàng vốn là con một nhà giầu ở đất Tam
Hà, còn chị em thiếp là con nhà bần tiện nghèo khổ, cùng chàng
lai vãng nhiều năm, nên được chàng thương chăm lo chu cấp. Chàng
vì quá đắm say thanh sắc của chị em thiếp mà sinh bệnh, lâu ngày
không khỏi, mới đem con út phó thác chị em thiếp trông coị Chị
em thiếp chẳng những không giữ lời hứa với chàng mà lại dụ đứa
con chàng vào đường bất nghĩa, để cướp lấy tài sản, khiên cho nó
bị khốn cùng rồi chết.
Vì thế chàng kiện đến Diêm Vương, chị em thiếp bị phạt đầu thai
ở Kinh Giang, bán cho nhà quan Thái Sử Vương Mộng Lâu làm nô bộc
tỳ nữ. Vì được Thái Sử họ Vương thương yêu sủng ái, nên chị em
thiếp một lần nữa bị bạn bè ghen ghét đố ky giết, vùi thây ở bên
cạnh hòn giả sơn. Quan Thái Sử có biết chuyện , nhưng không tra
xét đến cùng. Hôm qua chị em thiếp được lệnh của Diêm Vương đi
đầu sinh ở Kim Lăng. Cầm thì làm con trai nhà họ Tôn. Quyên làm
con gái nhà họ Thị Khi lớn sẽ kết thành phu phụ.
Giàu trước, nghèo saụ Chị em thiếp cũng muốn từ biệt chàng,
nhưng lại e làm chàng bi thương đau khổ. Vì thế mới có thơ này
để lại thay lời từ giã. Vận đen của chàng cũng sắp hết rồi ,
hạnh vận cũng sắp tớị Từ nay, chàng sẽ được an nhàn thong thả,
xin hãy bảo trọng, đừng nghĩ gì đến chị em thiếp nữạ "
Bên dưới có thêm một hàng chữ như sau:
" Nhất thập tứ điểm, nhất thập tứ khẩụ Lưỡng đầu nhất chích cước
Lục khẩu lưỡng chích cước, tam khẩu tứ chích cước."
Cuối cùng là câu: Cầm nương và Quyên lang khóc trình .
Sinh đọc xong thơ sợ hãi toát mồ hôi, mất cả hồn lẫn víạ Có
người hỏi chàng đã cho vợ chồng tên gia bộc đi đâu rồi Chàng nói
dối cho xong:
- Ðã sai nó qua đò trước.
Rồi cứ âm thầm sửa soạn gói ghém hành trang, đi đến chỗ hẹn với
viên Thái Thú họ Kim. Thôi thì, cố tri tương ngộ, mừng vui kể
sao cho hết.
Kim thái thú nhờ những chính tích giỏi giang được thăng đến
Giang Lương Ðạọ Sinh đi theo với Thái Thú đến nhiệm sở mớị
Vợ Thái Thú cảm cái ơn ngày trước của Sinh, bèn đem cô em gái họ
Mễ gả cho chàng làm vợ. Còn người nhà giầu cũng tặng cho chàng
một người tỳ nữ họ Ðiền để làm thiếp .
Người vợ Mễ thị không sinh nở gì, nhưng người thiếp họ Ðiền lại
sinh đôị Trước đó Ðiền thị nằm mộng thấy tiên tặng cho hai quyển
sách lạ nhân thế mới đặt tên cho đứa con lớn là Ðiển, còn đứa em
là Sách.
Có lần vô tình Sinh đem chuyện sự gặp gỡ kỳ lạ của chàng với hai
nàng Cầm và Quyên kể cho Kim Thái Thú biết, và nhắc đến câu mê
ngữ của hai nàng.
Kim thái thú thình lình hiểu rạ Và ông đã giải thích cho Sinh về
câu mê ngữ ấy như sau:
- Nhất thập tứ điểm" là chữ nhật , chữ thập (*) và bốn điểm (
....) là chữ "mễ" đó là họ người vợ. "Nhất
thập tứ khẩu là chữ nhật (-), chữ thập (*) và bốn chữ khẩu là
chữ "điền," đó là tên người thiếp. Lục khẩu lưỡng cước là chữ
"điển," và "tam khẩu tứ cước" là chữ "sách."
Sau khi thái thú qua đời, người con phóng túng hưởng lạc, kết
giao với bọn bất lương cờ bạc, tiêu tán tài sản, rồi bị bọn đạo
tặc vu hãm, bị kết án tử hình. Sinh phải hết lòng lo lắng chạy
chọt mới cứu khỏi nhà lao, mang về nuôi dưỡng ở nhà.
Hai người con Sinh là Ðiển và Sách đều được quan tọ
Sinh âm thầm kiếm hai họ Tôn và Thi để xem cái mối duyên tam
sinh của chàng với hai nàng Cầm, Quyên là thực hay giả, nhưng
không có kết quả. Sau lại tìm đến phế viên của quan Thái Sử họ
Vương, mong sẽ kiếm được chỗ chôn cất của hai nàng, cũng không
thấỵ
Từ đấy chàng nhận ra rằng đời người chỉ là ảo mộng, bọt nước
trôi sông. Bèn khắc một chiếc ấn ngọc đeo ở bên vạt áo trên mặt
ấn có đề mấy chữ: "Khán lộ hoạt." Rồi nhặt nhạnh tất cả những
mảnh nữ trang vụn vặn như xuyến gầy, phấn thừa, quạt hư ở trong
phế viên của Vương Thái Sử, góp lại, táng chung một hố, trên
dựng một tấm bia đá đề là:
Nhất đôi khả lân trùng Cầm ngân,
Quyên lang chiêu hồn hợp táng chi mộ.
Viên cựu Tri Huyện Lưu Ðại Vương từng có lần gặp Sinh, nói là
thư pháp của Quyên trông rất giống với thư pháp của quan thái
thú sử họ Vương. |
|
[
Trở về TRUYỆN TRUNG HOA ] |
Last
Update: November 19, 2002
This story has been read (Since November 19, 2002):
|

CoiThienThai.Com - A Vietnamese Entertainment Network
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail:
[email protected] |
|