COI THIEN THAI
ENTERTAINMENT NETWORK |
 |
Please click the banner to support CoiThienThai.Com
|
HẬU LIÊU
TRAI
Tác giả: Hoà Bang Ngạch
Dịch giả: Phạm Xuan Hy
 |
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 |
Chương
18: Nghiễm Nhiên Tề Nhân |
 |
Tại huyện Hoài Ninh có người tú tài tên là Uống
Sĩ Nguyên, nhân vì bần hàn nghèo khổ nên vẫn chưa lấy
được vợ phải ngụ cư ở một vùng ngoại ô xa huyện và sống bằng
nghề gõ đầu trẻ.
Có tân Nguyên đến uống rượu tại nhà một người bạn cùng trong văn
xã. Người bạn văn xã của chàng có một người vợ và hai người
thiếp. Vì tranh sủng mà vợ chàng và hai người thiếp thường xảy
ra những chuyện đấu khẩu cãi cọ lẫn nhau, nhiều khi vang dội ra
đến tận nhà khách.
Nguyên thấy vậy, tủm tỉm bảo với người bạn văn xã rằng :
- Sách 'Mạnh Tử ' đã dậy rằng người nước Tề chỉ có một vợ, một
thiếp mà thôi, nay huynh lại hơn hẳn người nước Tê những một
thiếp, thế này thật là đáng đời rồị
Người bạn vừa xấu hổ vừa giận, nói:
- Huynh khỏi cần chê tôi, chỉ sợ sau này huynh gặp hoàn cảnh như
tôi, thì cũng co rúm lại như tôi mà thôị
Nguyên đáp:
- Có được một người vợ đối với đệ cũng là khó, nói chi đến
chuyện được đào thêm liễu nữạ
Có ngời khách cũng ngồi ăn tiệc chung bàn là Lý Vạn Niên nghe
nói thế cũng không nhịn được, phải ôm
bụng mà cười sặc sụạ
Sau đó ít lâu, Nguyên hỏi người con gái của một cựu thân hào họ
Dương, là Tố Lan làm vợ. Tố Lan tuổi vừa đôi tám, lại nổi tiếng
là dẹp, nhan sắc diễm kiềụ Sắp đến ngày đón dâu thì bỗng cả vùng
Qui Giang có lệnh giới nghiêm phòng bị giặc cướp.
Người mẹ của Tố Lan phải đến Hừ Khê để dưỡng bệnh, còn nàng phải
vội vã vào trong thành để thâu nhập các đồ vàng bạc tế nhuyễn.
Giữa lúc nàng đang gói ghém hành trang thì nghe tin cửa phía Bắc
của huyện đã bị giặc phá. Tô Lan hoảng hốt vứt bỏ mọi hành trang
lại, đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc bẩn thỉu, lẩn vào đám
dàn bà con gái hàng xóm, chạy ra cửa phía Nam. Ðường xa lộ dài,
nàng lại bó chân, nên nỗi khổ cực kể chẳng hết.
Những người chạy loạn, chạy được một vài dặm thì gặp một ngọn
núi cao lớn chặn phía trước mặt. Ðàn bà con gái đều ngừng cả lại
ở dưới chân núi để nghỉ ngơi lấy sức Thình lình có một gã kỵ
binh phi ngựa chạy tới như bay, hô lớn báo cho mọi người là quân
giặc đang vòng từ phía Nam núi bọc tớị Mọi người ai nấy nghe
thấy thế đều kinh hoàng sợ hãi, bỏ chạy tứ tán.
Tố Lan chẳng biết chạy đi đâụ Nàng thấy bên hữu của ngọn núi có
một cây hòe già, đã chết khô, thật lớn, thân to bằng cả chục
người ôm mới xuể, bên trong rỗng ruột, nàng bèn chui vào đấy để
nấp.
Quả nhiên, lát sau nàng nghe thấy có tiếng ngựa phi, tiếng người
la hét, tiếng trẻ con khóc lóc, tiếng người già cả kêu gào thảm
thiết, hỗn tạp suất từ giờ ngọ đến giờ thân, thanh âm mới dần
dần biến mất, trả lại cảnh trí yên lặng trầm tịch.
Bấy giờ, Tố Lan mới lén chui ra khỏi hốc cây, tìm đường đị Nàng
thấy có một thiếu niên từ trong bụi cây ló mặt ra ngoài, nhớn
nhác nghe ngóng. Gã thấy đã yên tĩnh, bèn đi ra, tiến tới gần Tố
Lan chắp tay vái chào, hỏi nàng đi đâu
Nàng sót sa sùi sụt hỏi lại:
- Chẳng biết đến Hứ Khê có xa lắm không thầy tú?
Thiếu niên nhìn Tố Lan một hồi lâu suy nghĩ rồi nói:
- Thật ra thì cũng không xa lắm đâụ Cách Lĩnh Nam khoảng năm dặm
mà thôị Nhưng mặt trời đã lặn, đêm khuya hoang dã, đầy những
nguy hiểm, nàng lại bó chân, bước sen mạn hành, e rằng chẳng
chết vì giặc cướp, thì cũng làm mồi cho hổ báo sài lang. Quãng
chỗ suối chảy vòng đằng kia, có mấy gian nhà tranh, chính là nhà
bà con của tôi đấỵ Chỗ ấy yên lặng vắng vẻ, nhà không có đàn ông,
chỉ có một bà lão già trông cửa, sao chẳng đến đó xin ngủ đỡ,
sáng mai dạy nhờ bà ấy đưa về, bất quá tốn mấy quan tiền thù lao
thôị Ðó là cách hay nhất.
Tố Lan cúi đầu suy nghĩ, thấy không còn cách nào khác, đành nuốt
lệ đi theo thiếu niên. Chừng đến nơi, chỉ thấy mấy gian nhà
không to gì lắm, với một bà già tóc đã bạc. Bà lão ngẩng đầu lên
nhìn thấy một đôi trai gái xăm xăm bước vào cửa, lấy làm kỳ lạ
hỏi:
- Tướng công thừa cơ loạn lạc, lấy vợ không báo cho ai biết.
Tiện quá nhỉ?
Thiếu niên đáp:
- Lão đừng có hồ đồ nói ẩụ Người ta là con nhà lương thiện tử tế.
Xin cho ngủ đỡ một đêm rồi mai đị
Bà lão lải nhải hỏi thăm thiếu mền về tình hình giặc dã, rồi thở
ngắn than dài chuyện có thằng con bị sung làm lính phòng ngự ở
trong thành chưa về, nước mắt sụt sùi không dứt.
Thiếu niên nói trá là con bà ta vẫn bình yên vô sự để vỗ về an
ủi rồi dục bà ta đi chuẩn bị thổi cơm ăn. Nhưng Tố Lan vì lo
nghĩ đến thân mẫu, nên chẳng sao nuốt nổị
Ðêm xuống, nhà lại không đèn, tối đen như mực.
Thiếu niên đến ngủ ở một phòng khác, còn bà nằm chung với Tố Lan.
Bà lão tỏ vẻ ân cần hỏi han về họ hàng gia thế của Tố Lan, thì
nàng đáp:
- Cha cháu ngày trước từng làm huyện lệnh huyện Văn Hỉ. Còn cháu
đã được hứa gả cho người tú tài họ
Uổng ở Nam Ðường, chẳng biết chồng cháu bây giờ sống chết ra saọ
Nói xong thì nước mắt hai hàng.
Bà lão an ủi:
- Cái cậu vừa dẫn cô về đây cũng là một vị tú tài, tên là Lý Vạn
Niên, ắt hẳn là người đồng học với chồng cô.
Sao cô không hỏi tin tức cậu ấỵ Cậu ấy là điền chủ cho tôi thuê
khoảnh đất nàỵ Gần đây, cậu ấy có hỏi cô Bốn nhà họ Phan làm vợ.
Cô ấy rất đẹp, tiếc rằng giặc dã nên chưa kết hôn.
Giữa lúc hai người trò chuyện, thì ngoài song cửa có tiếng chân
bồi hồi lui tới của Lý Vạn Niên. Lại cả tiếng hắng dặng. Sau đấy
là tiếng gọi bà lão ra ngoài, Tố Lan chỉ nghe tiếng thì thào nho
nhỏ của Lý và bà lão, không rõ nói những gì.
Lát sau, bà lão trở vào, thở hổn hển phì phò như bò, chân tay
run rẩỵ Chợt có tiếng mõ điểm canh bạ Bà lão dục Tố Lan lên
giường ngủ. Nàng ngoan ngoãn y lờị Sau đấy, thấy bà ta trằn trọc
xoay sở, miệng lẩm bẩm nói một mình:
- "Già cả hồ đồ lú lẫn, chưa đóng cửa bếp, mèo hoang ìân vào
kiếm ăn, e vỡ cả nồi niêụ"
Rồi đứng dậy khoác áo vào người đi rạ
Tố Lan trong bụng cảm thấy sắp có điều bất trắc.
Nàng chỉnh lại y phục cho ngay ngắn gọn gàng, nghiêm trang ngồi
ghế chờ đợị Quả nhiên thấy Lý Vạn Niên len lén đẩy cửa bước vào,
đến bên cạnh nàng dở trò tán tỉnh.
Tố Lan lớn tiếng mắng:
- Sáng nay nhờ ông dẫn đường, đó là cái ơn, nhưng bây giờ cư xử
với nhau thế này, thì còn gì gọi là ơn nghĩa nữả Tôi là gái có
chồng, ông cũng là người có vợ, "ruộng dưa vườn lý" phải biết
tránh điều bị nghi kỵ, hơn nữa lại là kẻ đọc sách thánh hiền,
xin ông chớ phóng túng dằm vào vết xe đổ.
Lý không nghe, hỏa dục cấp bách, tay chân sờ lân thô lỗ Tố Lan
phải hết sức vùng vẫy chống cự, hô hoán, gào khóc thê thảm, âm
thanh vang động, vọng ra ngoài ngõ.
Lý vẫn không chịu buông mồi, cứ ôm ghì chặt lấy Tố Lan.
Trong khi đó, bà lão lại đứng ở ngoài nghe ngóng, canh giữ,
không vào cứụ
Giữa lúc vạn phần nguy cấp, bỗng có tiếng đập cửa ầm ầm. Bà lão
chạy vào bắt Tố Lan im tiếng không cho khóc rồi ra ngoài cổng,
nhìn qua khe hổng, thấy hai người thanh niên, mặc áo chẽn, đầu
quấn khăn đỏ, trông như lính giặc đi tuần đêm.
Bà lão van vỉ nói:
- Trăm lạy các đại vương, thương cho tôi, nhà nghèo trong lu
không còn lấy hột gạọ
Có tiếng người ngoài cổng đáp:
- Muốn sống thì mở cửa ngay, chậm trễ ông cho mồi lửa cháy tiêu
nhà bây giờ.
Bà lão bất đắc dĩ, vừa tháo xong then cửa, thì hai thanh niên ào
ào chạy xộc vào, nhưng Lý Vạn Niên đã
trèo bức tường thấp ở phía sau nhà trốn thoát.
Trước đó, lúc Nguyên đang ngồi dạy học ở ngoại thành thì nghe
tin thành đã bị giặc chiếm. Chàng vốn tính
phóng khoáng tự do, lại có thêm đôi chút võ nghệ, nên lấy khăn
đỏ quấn lên đầu, ăn mặc giả làm lính giặc, đi ra ngoài thành
nghe ngóng và tìm tin tức của Dương phu nhân và Tố Lan, gặp một
người hàng xóm của nàng cho biết là nàng đã bị lạc.
Nguyên buồn bã quay về. Giữa đờng vô tình thấy có người con gái
đứng khóc. Chàng phỏng chừng là Tố Lan.
Gạn hỏi, té ra là Phan Tứ Cô, vợ đã cưới của Lý Vạn Niên, cùng
chạy giặc với người em dâu mà bị thất tán, muốn tìm dện nhà Lý
Vạn Niên nhưng không biết đường, xin Nguyên cho đi cùng. Nguyên
từng có lân được Lý Vạn Niên mời đến nhà để xem đào nở, nên vui
vẻ nhận lời ngaỵ Lại e ngại gái trai bất tiện, đồng hành người
đời dòm ngó, mới nhặt những y phục, hài vớ đàn ông vứt ở dưới
đất, bảo Phan Tứ Cô mặc vào giả làm con trai, rồi cầm lấy một
hòn đá đánh lửa châm đuốc, dẫn Tứ Cô đị
Chừng đến cổng gia trang của Lý Vạn Niên, Nguyên nghe có tiếng
đàn bà kêu khóc, lại thấy bà lão có vẻ hoảng hốt, sợ hãi đến run
rẩy, lòng đâm nghi ngờ, bèn rút đoản đao dấu ở dưới hài, uy hiếp
bà lão, nói:
- Mụ dấu ai ở trong nhà, sao nghe tiếng người la khóc dữ vậỷ
Bà lão đáp:
Ðó là ngời đàn bà được Lý công tử đưa về, nhân chạy loạn thất
tán gia đình mà khóc.
Lại hỏi đến Lý Vạn Niên, thì bà lão đáp:
- Nghe có đại vương đến, Lý công tử trèo tường sau
trốn khỏi rồi
Nguyên nghe nói thế, dậm chân than trời, chỉ vào
Phan Tứ Cô đang mặc giả trai, bảo với bà lão:
Ðây là người vợ đính hôn của Lý. Thế này là lỡ hết.
Biết làm sao đâỷ
Phan Tứ Cô cũng cởi chiếc khăn giả trai đội ở trên
đầu xuống, để lộ một làn tóc mây xinh đẹp, một khuôn
mặt thiếu nữ khả ái thật là kiều diễm.
Lúc bị Nguyên hỏi về người đàn bà do Lý dẫn về thì
bà lão tỏ ra ấp úng không dám trả lờị
Nguyên thấy trời cũng đã khuya, muốn từ biệt ra về,
nhng Phan Tứ Cô một mực quyến luyến không rờị
Chàng cười nói:
- Tôi là Uổng Sĩ Nguyên, tự khi vợ tôi bị thất tán, tôi
còn chưa tìm được, có thì giờ đâu mà quặc vợ người cơ
chứ?
Bà lão nghe thấy thế, kinh ngạc hỏi:
- Vậy công tử có phải là Uổng tú tài không?
Nguyên đáp:
- Chính là tôi đâỵ
Bà lão đáp:
- Vậy phu nhân có phải là con gái quan huyện họ Dương tên là Tố
Lan không?
Nguyên hỏi bà lão sao lại hiểu biết tường tận như thế.
Bà lão đáp:
- Lúc công tử mới đến, làm tôi tưởng là giặc, sợ hết cả hồn. Nay
mà lão kể rõ sự thật, thì e làm cho công tử mừng mà chết mất.
Nguyên cố gạn hỏi, bà lão chỉ chỉ vào trong buồng nói:
- Người gào khóc ở trong buồng kia, công tử hãy vào xem có phải
là phu nhân chăng?
Chừng Nguyên vào gặp, quả đúng là Tố Lan. Ngưu Lang Chức Nữ
không hẹn mà gặp, kể sao cho hết nỗi vui mừng. Bèn gởi gấm Phan
Tứ Cô lại cho bà lão săn sóc chiếu cố, còn Nguyên chờ trời sáng,
ra thôn ngoài thuê một chiếc xe nhỏ đưa Tố Lan trở về Hà Khê.
Khi ấy quân giặc đã lập xong ngụy chính quyền, an ninh trật tự
tại vùng Nguyên ở cũng phần nào tái lập.
Chàng chọn ngày lành tháng tết kết hôn với Tố Lan. Tuy thế, tặc
binh nghiệt đảng vẫn đêm đêm xuất hiện hoành hành, cướp bóc tiền
của, bắt cóc phụ nữ. Bất luận trẻ già, xấu đẹp, đều đem đến giam
ở một nơi gọi là "Tỷ Muội Quán. " Giam giữ một thời gian không
đủ lương thực cung cấp bèn ra bố cáo cho thân nhân mang tiền đến
chuộc, hoặc bán làm nô tỳ, tiểu thiếp.
Riêng về Tố Lan vóc người mảnh khảnh, quá yếu đuối, không làm
nổi hết các việc gia vụ. Còn Dương phu nhân mừng vì được gặp lại
con, cốt nhục đoàn viên, bịnh nhờ thế mà tạm thời thuyên giảm,
nên nhờ một người hàng xóm già làm tiểu lại cho quân giặc ở địa
phương vào trong thành mua một đứa nô tỳ, về làm con nuôi, để
làm việc thay Tố Lan.
Khi mang người nô tỳ về, cả hai vợ chồng Nguyên mới thoạt nhìn
đã vô cùng kinh ngạc. Té ra người nô tỳ ấy không ai khác hơn là
Phan Tứ Cô, mà Nguyên đã gặp cái đêm đến gia trang nhà họ Lý.
Phan Tứ Cô thuật lại cho Nguyên biết:
- Sau khi công tử đưa Tố Lan về được hai ngày, thì quả nhiên Lý
tìm về nhà, nhưng ngồi chưa nóng chỗ, giặc đột nhập thình lình.
Lý không kịp chạy, bị giặc bắt được.
Chúng hạch sách tiền bạc gắt gao, Lý chối không có, nên bị chúng
nổi giận đánh cho vô kể. Bà lão thấy vậy, chạy ra van vỉ xin hộ,
liền bị lôi ra chém đầu cùng với Lý.
Riêng thiếp, bị chúng bắt về giam ở "Tỷ Muội Quán, " lăng nhục
ngược đãi còn hơn cả bọn xướng kỹ hạ tiện. Không ngờ hôm nay lại
được gặp lại công tử.
Cả nhà nghe xong, ai nấy đều nhìn nhau cảm khái thương cho số
phận của nàng. Nàng xin Nguyên cho được làm tiểu thiếp. Nhưng
Nguyên thẳng thắn từ chối, nói:
- Tuy rằng Lý đã chết, nhng nàng cũng nên vì Lý mà thủ tiết.
Chẳng nên có ý như vậy!
Khiến cho Tứ Cô đỏ hồng mặt xấu hổ. Nhưng Tố Lan đã vội vã phất
tay áo đứng dậy, vỗ vào ngực, than thở:
- Trời ơi là trời ? Ðúng là báo ứng rõ ràng không sai chút nàọ
Thiếp không phải kẻ đố ky, ghen sằng. Chàng cũng chẳng phải hủ
lậu câu chấp. Xin chàng hãy nhận lời Tứ Cô cho thuận ý trời và
hợp lòng ngườị
Nguyên hỏi lý do, bấy giờ Tố Lan mới đem chuyện Lý Vạn Niên lập
kế hãm hại nàng, thuật lại đầu đuôị
Phan Tứ Cô nghe thế cũng không dằn được cơn giận, nói:
Làm chồng mà táng tận lương tâm như thế, có xuống âm phủ bị mọi
hình phạt cũng là đáng lắm.
Nguyên khiêm tốn từ tạ lời yêu cầu của Tứ Cô, và tự cảnh giới
mình, nói:
- Làm kẻ đọc sách thánh hiền mà không giữ phạm hạnh, Lý Vạn Niên
chính là cái gương cho mọi người soi đấy
Vài hôm sau, Tố Lan cố ý chuốc rượu Nguyên say, rồi lén cho Tứ
Cô đến ngủ thay chỗ của mình. Nguyên sẵn men rượu, không rõ mận
đào, bèn cùng Tứ Cô hoan lạc
Việc vừa xong, thấy Tố Lan cầm đèn, bưng trà nóng từ nhà ngoài
vào cho hai người uống, khiến cho Nguyên cảm thấy thập phần lúng
túng, bảo với Tố Lan.
- Ta chẳng phải là kẻ ham thích gà đồng mà ghét bỏ gà nhà. Chẳng
ngờ hôm nay lại rơi vào bẫy của khanh!
Tố Lan cười đắc ý, nói:
- Thiếp giỏi sửa sang sạn đạo, ám độ. Trần Thương cho chàng đưa
quân vào cửa Hàm Cốc, chàng còn trách gì nữa ?
Lúc đó, thế giặc còn mạnh, chưa hẳn tiêu diệt, mà Nguyên đã một
thê, một thiếp, sống như người nước trong sách của Mạnh Tử vậỵ |
|
[
Trở về TRUYỆN TRUNG HOA ] |
Last
Update: November 19, 2002
This story has been read (Since November 19, 2002):
|

CoiThienThai.Com - A Vietnamese Entertainment Network
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail:
[email protected] |
|