Tháng mười hai năm dân quốc thứ năm mươi haị
Gió đông đến thật sớm, chưa gì mà đã lạnh cóng. Bắt đầu từ
những ngày đầu tháng, mưa bụi đã lất phất rơi suốt ngàỵ Khí
hậu thành phố Đài Bắc không dễ chịu cho lắm, nhưng đối với
những người ở Mỹ mới về như Khâm và Viễn thì đây quả là một
mùa đông tuyệt diệu nhất. Đứng trước cổng phi trường, nhìn lại
quê hương, Viễn và Khâm lòng vui đến độ quên cả cất bước. Nắm
lấy tay chồng, Khâm bảo:
- Phải chi Tường Vi với Văn biết tụi mình về ...
Năm năm rồi họ không nhận được tin bạn, dù đã gởi đi bao lần,
các thư đều bị trả về. Cách đây một tuần, trước ngày trở về
nước nàng lại theo địa chỉ cũ gửi bức thư khác cho Tường Vi
báo tin ngày trở về, thế mà bây giờ đứng nơi phòng khách phi
trường tìm mãi mà bóng Tường Vi đâu chẳng thấỵ Có lẽ Vi chưa
nhận được thự Bà Nhã Trân đứng bên cạnh, tóc bà đã bạc trắng,
nhưng trông có vẻ tráng kiện hơn lúc ở nhà, da vẫn hồng hào,
đôi mắt vẫn sáng. Chăm chú nhìn quanh một lúc, bà nói:
- Sao chẳng thấy người nào đến đón cả.
Viễn hai tay nắm hai đứa con trai song sinh, đang liến thoắng
trên bực thềm đáp:
- Có lẽ họ đã dọn nhà rồi, mai con đến đấy xem.
Hai thằng bé tên Uy và tên Vũ giống hệt nhau, trông thật khỏe
đẹp.
Một chiếc xe hơi màu đen chạy trờ tới, một người đàn ông
khoảng bốn mươi ngoài tuổi, mập và lùn bước xuống, nhìn quanh,
rồi bước về phía Viễn:
- ông có phải là kỹ sư Viễn không?
- Vâng
- Tôi là Trần, giám đốc hãng, đến đón ông đâỵ
- Dạ phiền ông quá!
Viễn chào ông giám đốc, rồi quay sang giới thiệu Khâm và bà
Nhã Trân với ông Trần và bảo hai con đến chào bác.
Lần này, Viễn về nước là để nhận lời làm giám đốc kỹ thuật cho
một công ty kiến trúc. Sau màn chào hỏi, hành lý được mang ra
xẹ ông giám đốc Trần vui vẻ:
- Công ty sang cho quý vị một căn nhà. Nếu quý vị thấy chẳng
vừa ý, có thể đổi nhà khác. Đồ đạc trong nhà do chính bà xã
tôi mua sắm, không biết có hợp ý quý vị không. Riêng tối nay,
nhà tôi xin được phép mời cả nhà đến dùng cơm với chúng tôị
- Thật làm rộn ông bà quá, tôi không ngờ ông bà đã giúp đỡ
thật hoàn bị như vậỵ
- Tôi biết khi ông mang cả gia đình về nước thế này thì nhất
định việc đầu tiên phải là tìm "tổ" nên tôi lo luôn hộ.
Khâm cười, đây chính là xã hội giàu tình người, giàu sự thân
thiện mà nàng cần. Không nói gì cả, nhưng lời cảm ơn đã hiện
trên môi, trên mắt nàng. Đây quê hương! Quê hương yêu dấu! Ta
đã trở về. Những hàng cây hai bên đường, những ngôi nhà xinh
xắn lùi dần. Con đường sạch và thẳng, phố xá tấp nập. Quê
hương đã thay đổi nhiều quá, xe taxi đã thay gần hết xe xích
lộ Những thuở đất trước kia hoang dã nay đã là những ngôi nhà
cao ngất trời, các cơ sở du lịch mọc lên nhiều như nấm. Ngay
cả các cô gái cũng đẹp hơn ngày trước nhiềụ
Bé Uy thích thú chỉ chiếc xích lô trên đường:
- Mẹ ơi, mẹ, chiếc xe gì vậy mẹ, cái ông ngồi ở trên bị té
không hở mẹ?
Bé Vũ thì chỉ chiếc ba bánh chở hàng, nó hét:
- Còn chiếc này cũng vậy nàỵ
- Chiếc này là xích lô, còn chiếc kia là xe ba bánh.
Lòng Khâm tràn ngập niềm vui, cái gì cũng lạ cũng đẹp, cũng
gần gũi dễ thương hết. Viễn và ông Trần bắt đầu nói về công
chuyện của công ty, về những đổi thay của thành phố và về đời
sống ở nước ngoàị Khâm không để ý đến những chuyện đó, nàng
nghĩ, nếu gặp Tường Vi, câu đầu tiên ta sẽ nói với nó là câu
nàỏ Văn lúc này thay đổi ra saỏ Anh chàng có còn hận chuyện
nàng và Viễn không? Còn ông Đỗ Cân, chuyện tình của mẹ và ông
ấy kết thúc ra saỏ Bé Trân, bé Niệm chắc đẹp lắm, đẹp như cha
với mẹ chúng, không rõ họ có thêm đứa nào nữa không? Năm năm
không có tin tức nhau, năm năm đủ để bao nhiêu điều thay đổị
Xe đỗ lại, hai thằng bé nhảy xuống trước, tò mò quan sát căn
nhà. ông giám đốc mở cổng, và khung cảnh đầu tiên đập vào mắt
họ là khu vườn hoa rực rỡ.
Nhà thật rộng, năm gian phòng ngủ với một phòng khách rộng
thênh thang. Đồ đạc bàn ghế đầy đủ cả chỉ cần sửa đổi cách bài
trí lại là vừa ý hoàn toàn. Khâm cảm ơn ông giám đốc không
ngớt miệng.
ông Trần ngồi một chút rồi xin phép kiếu từ và không quên nhắc
lại bữa cơm tối ở nhà ông.
ông giám đốc đi xong, Viễn cởi áo ra ném vào ghế, thở phàọ Bây
giờ có thể bắt đầu hưởng được không khí gia đình rồị Hai thằng
bé cứ lăng xăng tới lui, mở hết cửa này ra đến cửa khác để
"thám hiểm". Bà Nhã Trân cũng đi xem hết các phòng. Khâm thấy
chiếc máy điện thoại, bước đến cầm ống nghe lên, nàng do dự,
Viễn hỏi:
- Em muốn gọi điện thoại cho Vi phải không? Chắc họ không còn
xài số cũ nữa đâu, em thử mở niên giám điện thoại ra xem.
Khâm tra suốt buổi vẫn không thấy:
- Sao chẳng có tên anh Văn cũng chẳng có tên bác Cân. Hay là
cứ gọi thử số điện thoại cũ xem sao anh nhé?
Viễn mỉm cười, vì đã mấy năm rồi mà nàng vẫn nhớ rõ số điện
thoại của Văn quá vậỷ Khâm hiểu ý cười theọ Đầu dây vừa có
tiếng "A lô" là đã nghe xưng danh:
- Hãng taxi đây, bà muốn gọi xe à?
- ông là aỉ Có ông nào tên Văn ở đấy không?
- Không!
Điện thoại đã cắt ngang, Khâm nói với Viễn:
- Không phải số điện thoại của bác Cân mà là của hãng taxị
- Có lẽ bác ấy đã dọn nhà và thay số điện thoại rồị Anh có
cách này hay lắm để thử xem.
Viễn lật quyển niên giám ra, quay số đến ngân hàng. Viễn hỏi:
- Cho tôi được nói chuyện với ông giám đốc Đỗ Cân.
Cô tiếp viên điện thoại bên kia đầu giây ngạc nhiên:
- ông giám đốc Đỗ Cân à? Ở đây chúng tôi chỉ có ông giám đốc
họ Tạ chứ chẳng có ông nào họ Đỗ cả.
Viễn chau mày, sao có chuyện lạ vậỷ
- Thế còn ông giám đốc cũ họ Đỗ đâủ
- Tôi không biết.
Điện thoại đã cắt, Viễn nhìn Khâm nhún vai:
- Có lẽ bác Cân đã rời khỏi chức vụ giám đốc rồị
Bà Nhã Trân bước đến, suốt cuộc nói chuyện vừa qua bà đã nghe
hết, ngồi xuống ghế bà nói:
- Mình đi đã bảy năm, trong bảy năm đó chắc chắn có nhiều
chuyện thay đổị Hai ngày rày, không hiểu sao tao cứ thấy khó
chịu trong người, tao linh cảm như họ đã gặp chuyện không may
...
Khâm cắt lời mẹ:
- Mẹ, không bao giờ có chuyện đó đâu, mẹ đừng lo lắng quá. Có
lẽ bác Cân đã về hưu, Gia Linh thì đi lấy chồng. Tường Vi vì
bận rộn chăm sóc con cái, nhà cửa nên không rảnh viết thư cho
mình đấy thôị
- Đỗ Cân chẳng thể nào lại chẳng có thì giờ viết thư cho tạ
Bà Nhã Trân nói thật nhỏ, như nói chỉ để cho chính mình nghẹ
Khâm dại mồm:
- Biết đâu bác ấy đã lấy vợ rồi nên khó viết thư cho tả
Nói xong, Khâm chợt hối hận, nàng quay lưng về phía khác. Bà
Nhã Trân nhìn con cười:
- Cũng dám có chuyện đó lắm chứ.
Bà đứng dậy mở va-li ra, thầm nhủ, sáu mươi ngoài tuổi rồi,
con cháu đã đầy đàn thế này mà còn đa tình thật là hổ thẹn. Bà
Nhã Trân tự ngượng và khỏa lấp bằng cách lo thu xếp đồ đạc cho
đời sống mớị
Viễn đứng dậy:
- Thôi thông qua đi, nghĩ vẩn vơ chẳng ích lợi gì, bây giờ
chúng ta phải xắp xếp cho đâu vào đấy, rồi ngày mai đến địa
chỉ cũ của Văn hỏi thì biết ngaỵ Nếu hỏi mà vẫn không biết thì
đến ngân hàng hỏi thăm mấy người bạn đồng nghiệp của bác Cân.
Tóm lại làm thế nào rồi ta cũng tìm rạ Bao nhiêu năm rồi xa
được thì gấp gì phải gặp ngay, phải không?
Nhà cửa sắp đặt đã xong xuôị Ba ngày liên tiếp, vợ chồng Viễn
bận rộn với những bữa tiệc đón mừng, thù tạc. Mãi đến ngày thứ
tư khi đã được giới thiệu với hầu hết các nhân vật trong công
ty, và khi cô tớ gái tên Cúc đến nhận việc, Viễn và Khâm mới
rãnh rỗi được. Buổi sáng trước khi ra phố, Viễn nhìn vợ với nụ
cười hàm ý, Khâm hiểu, nàng trề môi đùa chồng:
- Thôi đi ông, đừng có làm bộ, mong rằng tối nay ông đưa được
Tường Vi đến đâỵ
- Không muốn đưa Văn về à?
- Đưa luôn chứ, để cho anh ấy thấy vết sẹo do chậu bông ngày
trước còn lại trên đầu anh.
Viễn bước tới, bấu những ngón tay lên vai vợ kéo mạnh. Khâm
ngã vào lòng. Môi chàng chiếm ngay môi vợ, nụ hôn vẫn nóng
bỏng, vẫn say mê như lúc nàọ
- Trước khi tìm được họ, anh muốn nói cho em nghe câu nàỵ Anh
...
- Anh saỏ
- Anh yêu em.
Một câu nói thật xưa thật cổ nhưng vẫn làm cho Khâm đỏ hồng cả
má. Lâu lắm rồi, không được nghe Viễn thốt lên ba tiếng đó.
Đời sống hôn nhân bảy năm dài, từ một hoàn cảnh xa lạ đến quen
thuộc, từ những cảm xúc mới mẻ đến bình thường, không còn
những rung động bất chợt, những say mê điên cuồng, đời sống
được thay thế bằng những chuỗi ngày bận rộn, máy móc, tình yêu
say đắm đã mòn phai theo tháng năm. Hôm nay ba tiếng đó lại
trở về, lòng Khâm rung động. Nhắm mắt lại, Khâm nũng nịu:
- Nói nữa đi anh!
- Anh yêu em!
- Nữạ
- Thôi đừng có khùng. - Viễn hôn nhẹ trên mặt Khâm, đắm đuối -
Em đẹp như cô dâu mới về nhà chồng, nhìn em không ai tin rằng
em là gái hai con. Khâm, em nghĩ xem bây giờ anh vẫn còn ghen,
anh sợ một ngày nào em hối hận rồi em trở về ...
- Nói bậy không à.
Khâm cắt ngang, cười với chồng.
Viễn đi rồi, đầu óc Khâm cứ quanh quẩn chuyện Tường Vị Bà Nhã
Trân trái lại thật bình tĩnh, chăm chú dạy hai đứa cháu ngoại
môn quốc văn. Trong lòng bà việc ông Cân chẳng thư từ nhất
định là phải có sự thay đổi, nhưng điều có thể nhất là ông Cân
đã lấy vợ, Ừ, thì già rồi chớ trẻ trung gì đâu mà còn lòng si
dạị Bao nhiêu phong sương tuổi đời không để ông chờ đợị Bà Nhã
Trân chẳng hy vọng nơi lời hứa, bà an phận, an phận với niềm
vui gia đình, với mối tình ấp ủ bấy lâu naỵ
Khoảng bốn giờ chiều, Viễn gọi về cho biết là không về dùng
cơm tốị Giọng chàng hơi xúc động, Khâm hỏi:
- Có tìm thấy địa chỉ mới của Văn chưa anh?
- Chưa, nhưng anh đã hỏi chủ nhà mới và những người lân cận
thì bác Cân đã dọn đi từ cách đây bốn, năm năm rồi, anh cũng
có đến thăm ông Lý bạn của bác Cân, ông ấy bây giờ cũng đã lên
chức giám đốc thương mãi rồi, anh nói chuyện với ông ấy rất
nhiềụ
- Sao, ông ấy bảo sao anh?
- Để rồi anh kể lại hết cho em nghe, anh phải hỏi lại vài chi
tiết đã.
- Anh đã được tin gì?
- Anh sẽ nói sau, bây giờ anh còn phải ... à này Khâm, em có
nhớ địa chỉ nhà anh Tường Vi không? Anh muốn tìm ông ấỵ
- Em nhớ không rõ, nhưng hình như ông ấy làm ở đường Hạ Môn.
- Thôi được, để anh tìm thử.
- Về sớm nhé, em mong lắm đó.
- Anh biết.
Bỏ ống nghe xuống, Khâm hồi hộp vô cùng, chuyện gì xảy ra đâỷ
Tại sao giọng nói của Viễn lại âu lo thế? Hay là ... Văn với
Tường Vi đã ly dị nhau rồỉ Vi đã lấy chồng khác nên Viễn phải
đến nhà ông anh nàng hỏi thăm? Dù sao chuyện cũng có vẻ không
êm đẹp lắm.
- Con làm gì mà đi tới đi lui mãi thế, chuyện gì thì rồi đâu
cũng vào đó.
Bà Nhã Trân lên tiếng.
Cơm tối xong Viễn vẫn chưa về. Uy và Vũ la hét điếc taị Nếu
chúng là con gái chắc chẳng bao giờ có những trò nàỵ Khâm vừa
nhặt những đồ chơi con trẻ làm rơi rải dưới đất vừa nhủ thầm.
Đột nhiên nàng nghĩ đến bé Trân và bé Niệm.
Khi hai đứa con đã yên giấc, Viễn vẫn chưa về, và cũng không
gọi cho nàng. Hai mẹ con đối diện trong lo âụ Hàng trăm hàng
ngàn ý nghĩ quay tròn trong đầu, nhưng chẳng ai dám nói ra cả.
Thời gian càng dài, sự lo lắng càng nặng, sau cùng Khâm bực
mình lên tiếng:
- Anh Viễn sao lạ vậy, không về mà cũng không gọi điện thoại
cho người ta biết.
- Đừng hấp tấp, thế nào nó cũng trở về ngay mà.
Khâm tựa người vào ghế, nàng không ngớt nghĩ đến Tường Vi, còn
Văn thì saỏ Đám bạn bè vui vẻ hôm nào hiện ra trước mắt, buổi
săn bắn ở Kha Bảo Sơn. Kha Bảo Sơn trái núi đầy lá đỏ vẫn trơ
gan cùng tuế nguyệt? Mong rằng sẽ có một ngày, đám bạn bè mười
năm trước có dịp họp lại để tổ chức đi săn mấy ngàỵ Mười năm?
Vâng, nhưng cái đêm kỷ niệm ấy vẫn không khác gì mới xảy ra
ngày quạ Hình ảnh Viễn cõng Văn trên vai, băng qua thác nước,
băng qua vách núi cao ... Một lần săn bắn cũng đã làm thay đổi
bao nhiêu đời người ... Nhưng dù sao cũng mong rằng Văn và
Tường Vi sẽ hạnh phúc hơn mình với Viễn.
Mười hai giờ khuya Viễn trở về, mặt mày bơ phờ. Nắm tay Khâm,
anh nhỏ nhẹ nhưng chẳng kém phần nghiêm nghị:
- Anh muốn nói chuyện riêng với em một chút.
Bà Nhã Trân nhìn họ, bà biết chắc chắn có chuyện chẳng lành
xảy ra rồi, nhưng bà không hỏi, chỉ lẳng lặng bỏ về phòng
riêng.
Viễn ngồi xuống ghế, kéo Khâm đến sát mình hơn:
- Khâm, em có đủ can đảm để chịu đựng không?
Khâm tái mặt, nhưng nàng vẫn nén lòng:
- Anh cứ cho em biết đi!
Viễn móc bên trong áo ra một mảnh giấy báo cũ đưa cho Khâm
xem. Khâm nhìn vào phần giấy đóng khung bằng bút chì đỏ, hàng
chữ lớn đậm nét làm nàng hãi hùng.
"Đường cùng của những tay đánh bạc.
án mạng đổ máu xảy ra trong hẻm nhỏ, con nhà triệu phú thiệt
mạng.
Kẻ tình nghi Triệu đã sa lưới cảnh sát và nhân đó cảnh sát đã
khám phá được một sòng bạc vĩ đại".
Bề ngoài của Khâm thật điềm tĩnh. Đọc hết bài báo nàng mới
ngẩng đầu lên nhìn chồng. Viễn lại lấy thêm một mảnh giấy báo
khác, đó là bài tường thuật phiên xử. Tên Triệu bị kết án
chung thân khổ sai, còn những tên tòng phạm đều bị ngồi tù từ
mười đến hai mươi năm cả. Cái tít khiến người đọc phải xúc
động:
"Đỗ Gia Văn sa chân một lần hận nghìn đờị
Tên họ Triệu hối cải thì đã lãnh án chung thân"
Buông tờ báo xuống, Khâm hỏi nhỏ:
- Thế còn Tường Vi đâủ
- Cũng chết rồi, chết trước Văn bốn tháng.
Khâm cúi đầu nhìn xuống. Viễn ôm ngang người vợ, chàng thấy
Khâm đang xúc động, nhưng không nói thì thôi, đã nói thì phải
nói cho hết.
- Bác Cân còn chết sớm hơn nữa, ông ấy bị trúng gió mà chết.
Hai tay Khâm ôm đầu im lặng. Tan nát hết rồi! Cả một gia đình
họ Đỗ. Tất cả những mơ ước ngày trùng phùng, ngày đoàn tụ của
cả đám bạn cũ, ngày tái ngộ tại Kha Bảo Sơn đã hết! Bạn bè
thân nhất đã không còn.
Bàn tay ấm áp của Viễn xoa xoa vợ, chàng nói:
- Nếu em muốn khóc, cứ khóc đi!
Khâm chậm rãi lắc đầu, lý trí tuy đã đối diện với sự thật
nhưng tình cảm vẫn chưa dám nhận. Một lúc thật lâu, Khâm mới
cố gắng hỏi:
- Còn Gia Linh?
- Sau ngày bác Cân chết là Gia Linh bỏ đi ngaỵ Theo những tin
tức mà anh thu thập được, thì sau khi bán nhà xong, gia đình
Văn lâm vào cảnh túng bấn, ba bữa cơm lo cũng không nổị Văn
đánh bạc thua cả gia tài khiến Tường Vi phải tự tử chết, và
sau khi Vi nằm xuống rồi, thì Văn nợ như chúa chổm. Riêng hai
đứa con của Văn, anh cũng không biết chúng bây giờ ra saỏ Anh
của Tường Vi cũng đã dọn nhà đi mất rồị Có lẽ bé Trân và bé
Niệm hiện được nuôi giữ trong cô nhi viện, để mai anh đến cô
nhi viện hỏi thử xem.
Khâm không ngờ gia đình họ Đỗ lại sa vào tình cảnh bi thiết
nàỵ Không khí nặng nề vây quanh. Khi ngẩn lên, mặc dù gương
mặt buồn, nhưng không một giọt nước mắt, nhìn Viễn, nàng hỏi:
- Họ chỉ có hai đứa con thôi hả anh?
- Vâng, bé Trân và bé Niệm
- Chúng ta nên tìm rước nó về, đã từ lâu rồi em ao ước có được
hai đứa con gáị Gia Linh, cô ấy năm nay hai mươi tám tuổi rồi,
làm thế nào chúng ta cũng nên cố gắng tìm cô ấy về đâỵ
Đứng lên Khâm hỏi ý kiến chồng:
- Bây giờ em có thể cho mẹ biết được rồi chứ?
Viễn nhiều lúc cảm thấy nàng cứng cỏi đến độ lạ lùng. Đôi vai
gầy của nàng có thể chịu đựng được mọi biến cố của cuộc đờị
Viễn đột nhiên cảm động, chàng không hiểu mình cảm động vì saỏ
Vì cảnh bi đát của nhà họ Đỗ hay vì nghị lực của vợ?
Sau cùng rồi Viễn cũng thăm dò được địa chỉ mới của ông anh
Tường Vị Tường Bình đã lên chức trưởng phòng nên được cấp một
ngôi nhà khang trang hơn. Nhưng chị Lý trong bảy năm qua lại
sinh thêm ba đứa nữa, vì vậy việc quán xuyến nhà cửa cũng khó
khăn hơn.
Tại đây, Viễn được kể lại đầy đủ về sự suy sụp của nhà họ Đỗ.
Và Tường Bình kết luận:
- Văn chết rồi thấy hai đứa nhỏ tội nghiệp quá. Đúng lý ra
chúng tôi đã lãnh về nuôi nhưng anh cũng biết là con tôi đông
quá nuôi không xuể làm sao dám mang nó về, thôi thì đành cắt
ruột mà giao tụi nó cho cô nhi viện vậỵ Hai đứa bé coi cũng dễ
thương và đẹp lắm.
Viễn biết Tường Bình nói thật, hoàn cảnh của họ không cho họ
nhận thêm hai đứa con. Viễn cáo từ. Khi tiễn Viễn, Tường Bình
nói:
- ông Viễn, tôi biết ông là bạn thân của Văn, ông có muốn giữ
nhật ký của Tường Vi và mấy di bảo của ông Cân không?
- à, hay lắm.
Viễn lấy di vật, và đi ngay đến cô nhi viện.
Cô nhi viện rất dễ tìm. Ở đây tiện nghi cũng tạm có, kỷ luật
rất nghiêm ngặt. Bé Trân và bé Niệm được đưa ra gặp Viễn.
Trong phút đầu, Viễn không biết phải nói saọ Trân trông thông
minh và có sức chịu đựng, nó nhìn chàng với cặp mắt thờ ơ chen
lẫn ít nét thù hận ganh ghét. Bé Niệm đẹp hơn chị, dưới đôi
mày cong là cặp mắt dễ thương giống mẹ, Viễn đặt hai tay lên
hai chiếc vai bé bỏng:
- Cha đưa hai con về nhé? - Quay sang ông giám đốc cô nhi viện
chàng nói - Tôi muốn mang hai đứa bé này về nhà nuôi nấng.
Chúng tôi có thể đi ngay bây giờ được không thưa ông?
ông giám đốc lắc đầu:
- Chúng tôi rất hoan nghênh những ai có thiện chí đến nhận
nuôi trẻ mồ côi, nhưng cần phải điều tra gia cảnh ông trước và
làm những thủ tục hành chánh xong mới được.
- ông sẽ biết rõ gia cảnh tôi ngay!
Viễn lập tức gọi dây nói cho vợ chồng ông Giám đốc rồi gọi
điện thoại cho Khâm bảo nàng mang đầy đủ giấy tờ đến. Tường
Bình cũng được mời đến để làm chứng. Chỉ trong vòng ba tiếng
đồng hồ là mọi thủ tục đã hoàn tất.. Xong xuôi, ông giám đốc
cô nhi viện gật gù bảo:
- Lòng sốt sắng của ông làm chúng tôi cảm động, nhất là khi
biết ông mới về nước
- ông làm sao hiểu được mối liên hệ của chúng tôi với cha mẹ
hai đứa bé nàỵ
Khâm nói nhỏ. Nàng dùng chiếc áo lớn của mình bọc lấy vai hai
cô bé gái, ôm vào lòng. Nhìn Trân rồi nhìn sang bé Niệm nàng
nói nhỏ:
- Các con sẽ là con của mẹ, mẹ sẽ dùng hết đời mình để bảo bọc
các con!
Vuốt lấy mái tóc ngắn của bé Trân, rồi ngắm gương mặt thông
minh của con bé, Khâm nói thầm:
- Ngày con ra đời, ngoài bác sĩ và y tá ra, mẹ là người đầu
tiên bế con, con có biết không?
Xiết chặt hai đứa bé vào lòng, Khâm không ngờ lời khẩn cầu
ngày nào của Tường Vi bây giờ đã trở thành sự thật.
Dẫn hai đứa con Văn ra xe, Khâm thở dài:
- Gia Linh! Gia Linh! Bây giờ cô ở đâủ
Trở về nhà hai cậu bé song sinh của Viễn ùa ra vây quanh hai
chị em mới của mình với ánh mắt hiếu kỳ. Bà Nhã Trân có vẻ
chịu đựng giỏi hơn cả Khâm. Biết được tất cả bi thảm của gia
đình họ Đỗ bà vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh. Nhưng khi nhìn thấy bé
Trân và Niệm trở về, nước mắt không còn cầm được. Buổi tối yên
tĩnh, lục trong đống di vật của ông Cân bà vẫn tìm thấy bài
thơ:
Cảnh vẫn đẹp, bóng thuyền vẫn tỏ
Đợi người về cho thỏa ước mong
Yêu ai yêu cả cõi lòng
Buồn vì trong mộng bóng nàng chẳng phai
Những giọt nước mắt tuôn tràn theo lời thơ để lại |
|