Gia Linh ở đâu
Bố cáo tìm người đăng trên báo suốt nửa tháng trời mà Gia Linh
vẫn biệt tăm vô tích. Viễn thăm dò khắp đám bạn bè của Gia
Linh và nhờ cả đến các bót cảnh sát, nhưng vẫn vô hiệụ Mùa
giáng sinh sắp đến rồi mà Gia Linh ở đâủ
Mấy ngày liền, Viễn vẫn để mắt vào mấy cô bé choai choai trên
phố, vì vậy hôm nay khi đứng ở trạm đón xe, một cô gái nhìn
chàng đăm đăm làm Viễn giật mình. Nhưng, chắc chắn không phải
là Gia Linh, vì cô bé chưa được hai mươi tuổị Chiếc áo len màu
đen đã cũ, trên tay nàng là chồng sách dầỵ Vừa nghĩ Viễn vưa
định bước đi thì cô gái chợt lên tiếng:
- Xin lỗi ông, ông có phải là anh Viễn không?
Viễn kinh ngạc, cố moi trí nhớ, đột nhiên chàng sực nhớ ra:
- Cô có phải là bé thắt bím không? Trời ơi, sao cô mau lớn quá,
tôi nhìn không ra!
Vuốt lấy mái tóc cắt ngắn, cô bé vui vẻ:
- Bây giờ em đã hết bím rồi! Anh về nước bao giờ thế mà chẳng
có thư từ gì cho ai hay cả, bà nội em nhắc anh mãị
- Sao, bà lúc này thế nàỏ Khoẻ không? Lúc sau này tôi cũng có
viết thư cho cô mà cứ bị trả về.
- Bà em mất đã ba năm nay, bị chứng gan cứng nằm nhà thương
hơn nửa năm mới mất.
- Bây giờ em đi đâu đâỷ Mình tìm một chỗ nào ngồi nói chuyện,
được không?
- Em đi học, em học ở Đại Học Sư Phạm, thôi cúp cua một buổi
vậỵ
Họ gọi hai tách cà phê rồi yên lặng nhìn nhau mỗi người nhớ
lại một hình bóng của quá khứ. Một lúc, Viễn hỏi:
- Cô vẫn còn ở địa chỉ cũ chứ?
Tâm lắc đầu:
- Em đã dọn đi lâu lắm rồi vì nhà ngày xưa cất bất hợp lệ, khi
thành phố chỉnh trang dãy phố đó bị dỡ hết, chánh phủ có bồi
thường. Bây giờ chỗ phố cũ là trung tâm du lịch, đẹp lắm.
- Thế bây giờ cô ở đâủ
- Em và mấy đứa bạn mướn chiếc phòng nhỏ theo đúng tiêu chuẩn
mùa đông thì lạnh mà mùa hè nóng chẳng chịu nổị
- Tình trạng tài chánh của cô ra saỏ
Tâm đỏ mặt, lúng túng:
- Đúng ra thì việc bán nhà và đất cho chánh phủ cũng được ít
nhiều, nhưng lúc nội bị bệnh tiền nhà thương với thuốc thang
tiêu gần hết, sau đó phải lo tang ma nữạ Lúc em thi tú tài,
đời sống chật vật lắm, lên đại học đậu vào sư phạm mới dễ thở
hơn. Bây giờ nhờ tiền học bổng sống cũng qua ngàỵ Dịp nghỉ hè
em kiếm thêm việc kèm trẻ, chắc cũng sống tạm được. Anh Viễn,
bây giờ anh nói chuyện về anh đi, sống ở ngoại quốc thế nàỏ
Thích không? Còn bà xã anh, được mấy cháu rồỉ
Lời tâm sự của Tâm làm chàng suy nghĩ:
- Bây giờ tôi giới thiệu cho cô việc làm cô có chịu không? Chỉ
cần dùng thì giờ rỗi rảnh sau giờ học của mình, được bao ăn
bao ở, mỗi tháng lại có năm trăm chịu không?
- Nhưng việc gì vậy anh?
- Dạy bốn đứa nhỏ, ba đứa học lớp một, một đứa học lớp hai,
hai trai, hai gáị
- Anh muốn nói nghề kèm trẻ.
- Vâng, chịu không?
Tâm do dự:
- Lương bổng hậu lại được đối đãi tử tế như vậy em còn mong
ước gì hơn. Nhưng gia đình đó thế nào anh, sao lại ưu đãi giáo
sư kèm trẻ thế?
Viễn cười, nụ cười thật dịu:
- Gia đình tôi và cô sẽ dạy lũ con tôị
- Anh Viễn!
Viễn khuyến khích:
- Lại nhé, cô bé. Nhà tôi rộng lắm, còn dư cả mấy phòng. Vả
lại mấy đứa nhỏ ở nhà cũng cần cô giáo để dạy chúng học. Vợ
tôi nhất định sẽ thích cộ Nếu cô mà đến nhà tôi ở, thì tôi dám
bảo đảm với cô là sẽ vui lắm chứ không buồn đâu mà sợ.
Tâm cúi người xuống, đến khi ngẩng đầu lên thì nước mắt đã
chan hòa:
- Em biết, việc anh mướn giáo sư kèm trẻ chỉ là một cái cớ,
còn sự thật là anh muốn giúp em có được một đời sống yên ổn,
phải không anh Viễn? Em còn biết nói gì hơn là chấp thuận. Từ
ngày nội mất đi rồi em cô độc biết chừng nàọ Em biết, nếu nội
còn sống, chắc chắn người cũng vui lòng chấp thuận cho em đến
ở nhà anh. Nội rất quý anh, người nói rằng anh rất giống cha
em, dĩ nhiên là nếu so tuổi, anh chỉ bằng anh cả của em.
Và thế là, Tâm đến nhà Khâm ở để trở thành người bạn của Khâm,
và thành cô giáo dễ thương của lũ trẻ. Bé Trân không bao giờ
muốn thân thiện với mọi người, nay nhờ sự khéo léo của Tâm mà
nụ cười bắt đầu hiện trên khuôn mặt thơ ngâỵ Vả lại, Khâm hết
lòng thương yêu chúng như yêu con ruột mình. Cô giáo ngoài giờ
dạy học, còn dạy chúng chơi, dạy chúng thân thiện với nhaụ..
Một hôm, đột nhiên bé Trân đến trước mặt Khâm, nó đặt bàn tay
nhỏ nhắn lên đùi nàng, rồi lần đầu tiên gọi "mẹ" với sự ngạc
nhiên của nàng:
- Mẹ ơi mẹ, con đã biết thằng nào thằng Uy thằng nào thằng Vũ
rồi, Uy bên tóc này có nút ruồị
Khâm sung sướng, lòng tràn ngập xúc động với tiếng "mẹ" vừa
qua:
- Thật vậy sao con?
- Vâng, nút ruồi nó to thế này này mẹ.
- Làm thế nào con tìm thấy được vậỷ
- Con chải tóc cho nó, tóc nó rối bù à mẹ.
Trẻ con dễ gần gũi nhau, nên chẳng bao lâu gia đình tràn ngập
tiếng cười đùa hạnh phúc. Nhưng còn Gia Linh, bây giờ nàng
đang ở đâủ
Tết sắp đến rồi, trời lạnh giá, những cơn gió đông dồn dập với
những trận mưa dài lê thê làm cho bầu trời ảm đạm buồn phát
khóc. Trời thế này mà đi xa thì chẳng vui tí nàọ Nhưng Viễn
phải đi, đây là chuyến đi đầy hy vọng. Chàng nhận được tin Gia
Linh hát cho một phòng trà dưới một biệt danh mới tại Đài
Trung. Chàng đáp xe đến nơị Đài Trung không mưa nhưng rất lạnh.
Buổi tối, Viễn ghé vào khiêu vũ trường Sao Xanh, đây là một vũ
trường rẻ tiền, cách bài trí thô sơ, giữa sàn nhảy mọi người
quay cuồngtrong tiếng nhạc chói taị Viễn kiếm một chỗ ngồi,
hai vũ nữ bước tới mời mọc, chàng khoát tay, và chậm rãi đốt
điếu thuốc.
Bồi đến, Viễn gọi ly nước cam xong kề tai nói nhỏ với gã mấy
câụ Gã ngần ngừ một lúc rồi bỏ vào trong. Một phút sau ông
quản lý bước ra, Viễn đưa danh thiếp và nói:
- Tôi muốn hỏi thăm một ca sĩ tên Ngân Ni, nghe nói cô ấy hát
ở đây phải không ông?
- Vâng, ông thích cô ấy à?
- Cô ấy được khách chuộng không?
- Thật ra cô ấy cũng không được khách ưa chuộng lắm, vì cô ấy
chỉ hát những bản nhạc mình chọn, mặc kệ lời yêu cầu của khách
hàng, làm sao họ thích cho được. Vả lại, cô ấy cũng hơi lớn
tuổi, bây giờ các cô ở đây trẻ đẹp nhiều mà lại dễ bảo nên ...
Người quản lý ngừng lại khi thấy mình tiết lộ quá nhiều, ông
hỏi lại Viễn:
- ông hỏi cô ấy chi vậỷ
- Cô ấy tên thật là gì?
- Hình như cô ấy họ Đỗ, chúng tôi chỉ biết biệt danh của cô ấy
là Ngân Ni, do sự giới thiệu của một vũ trường ở Cao Hùng. Cô
ấy đến đây với hợp đồng một năm.
- Mãn chưả
- à, tôi biết rồi, có phải ông định mời cô ấy hát phải không?
Hợp đồng tuy chưa mãn, nhừng tiền thì cô ấy lấy hết rồị Tôi
không phản đối việc xóa hợp đồng với cô Ngân Ni, nhưng với
điều kiện là cô ấy phải trả hết nợ.
- Ngân Ni thiếu ông tất cả là bao nhiêủ
- Khoảng mười ngàn, để chúng tôi coi lại sổ sách mới rõ.
Viễn lấy tập chi phiếu ra:
- ông mang hợp đồng và giấy nợ của cô ấy ra, tôi muốn thanh
toán xong xuôi, để đưa cô ấy về.
ông quản lý ngạc nhiên, nhưng giả vờ:
- A ... mà, như vậy không được. Cô ấy đi rồi lấy ai thế chỗ
trống đó đâỷ
ông quản lý đánh giá Viễn và không hiểu "con cá mập" này ở đâu
ra mà có vẻ sợp quá. Với Ngân Ni từ lâu ông đã định đuổi cho
xong, nhưng lại tiếc tiền. Ca sĩ mà chẳngchịu ngồi với khách,
chẳng chịu ăn mặc hở hang, lúc nào cũng ca toàn những bản "nghệ
thuật". Chỉ có trời mới hiểu nổị Khách nào đã đến những nơi
như thế này còn "nghệ thuật" cái nỗi gì? Bản tính lại gàn
bướng, lúc nào cũng sẵn sàng gây sự, nếu nàng chẳng thiếu tiền
thì hắm mời đi nơi khác lâu rồị Bây giờ ở đâu rơi xuống ông
khách sẵn sàng chi tiền cho Ngân Ni thì tội gì mà chẳng tống
đi cho rảnh nợ!
Gật gù, gã đứng dậy làm ra vẻ rộng rãi:
- Cô ca sĩ này cũng khó tánh lắm, ông là bạn thân của cô ấy hả?
Viễn mỉm cười:
- ông cứ an tâm.
Người quản lý đi rồi, Viễn yên lặng đốt thuốc ngồi nhìn ra sàn
nhảỵ Người người vẫn quay cuồng theo tiếng nhạc. Bản nhạc dứt,
đèn bật sáng. Trên sân khấu Gia Linh xuất hiện. Gia Linh, dù
nàng có thay đổi Viễn vẫn nhận rạ Mặt nàng bự phấn nhưng vẫn
không dấu nổi vẻ tiều tụỵ Mới hơn hai mươi tuổi mà đã phong
trần! Nét môi héo hon, mỗi nụ cười là cả chuỗi khổ đau ẩn dấụ
Chiếc áo hở ngực màu đen bó sát người, phần vai trần gầy ốm
trông thật lạc lõng. ông quản lý không nói ngoa, tuổi trẻ trôi
mất trên khuôn mặt nhí nhảnh mơn mởn để thay vào đó là nét mệt
mỏi xanh xaọ
Gật đầu chào khách một cách máy móc, Gia Linh bắt đầu hát bản
"Đêm Trên Đảo Xanh". Giọng ca nàng vẫn ngọt, vẫn ấm. Bản nhạc
dứt một vài tiếng vỗ tay rời rạc không có vẻ gì là khích lệ mà
đầy vẻ châm biếm. ông quản lý đến trao cho Viễn bản hợp đồng
và giấy nợ của Gia Linh.
- Cô ấy phải hát thêm bản nữa, để cô ấy hát xong hãy gọi xuống
nhé?
Viễn gật đầụ Nhìn sơ qua giấy nợ và bản hợp đồng, Viễn ký liền
một món tiền to, chàng nói:
- Tôi mong rằng như thế này là xong, không có gì lôi thôi nữa
nhé.
- Vâng, vâng, thưa ông chủ!
Viễn bất ngờ được nâng lên chức ông chủ. Gia Linh qua bản thứ
haị Bản nhạc quá quen thuộc, bản nhạc chàng đã nghe ở phòng
khách nhà họ Đỗ, cũng do nàng hát. Thuở bấy giờ, Gia Linh còn
là con bé trong trắng yêu đời, đôi mắt thật ngây thơ, thật
linh hoạt. Bây giờ, trong quang cảnh vũ trường, lời ca là cả
một bi thảm:
Con thuyền nhỏ lênh đênh trên giòng nước
Thuyền mang theo giấc mộng đẹp như mơ
Qua bao nhiêu bờ bến với sông hồ
Xuân vừa hết thì thu buồn chợt đến
Giấc mơ xưa bỗng tàn theo năm tháng
Thời gian trôi bao giông bão đi qua
Đã bao lâu phiêu bạt khắp sông hồ
Ngày tháng lạnh tàn phai dần mộng ước
Con thuyền vẫn lênh đênh trên sóng nước
Đã bao năm chưa thấy bến bờ đâu
Tiếng hát chìm đần, rồi dứt hẳn, Gia Linh cúi đầu chào khán
giả, xong vội vã bước vào trong. Viễn bỏ rơi ông quản lý bước
theo vàọ Trong bước đi hấp tấp, chàng còn nghe gã phê bình mỉa
mai một câu:
- Đây là bản nhạc ăn ý nhất của cô ấy, nghệ thuật đấy chứ?
Viễn đã đến vừa kịp lúc Gia Linh từ trên sân khấu bước xuống,
nàng có vẻ mệt mỏi vô cùng. Viễn bước tới, trước khi Gia Linh
nghĩ được chuyện gì sắp xảy ra, chàng đã cởi áo ngoài choàng
lên người Gia Linh, đắp ấm phần vai lạnh và nói:
- Em mệt lắm hở Linh, để anh đưa em về nhà, về bến để tránh
cơn giông bãọ
Gia Linh ngẩng đầu lên, thấy Viễn, nàng chợt hiểụ Nàng có đọc
thấy lời nhắn của Viễn và Khâm trên báo, nhưng Gia Linh chẳng
đủ can đảm trở về. Vác thân xác nhơ nhớp và tội lỗi không gột
rửa được. Mấy năm qua, mấy năm xoay vòng trong trụy lạc, tranh
đấu với cuộc sống và cám dỗ, Gia Linh chán ngán lắm rồị Nhìn
Viễn, nàng không biết nói sao, nước mắt lưng tròng rồi âm thầm
rơi xuống má. Viễn siết chặt vai Linh nói:
- Bây giờ chúng ta về, để anh gọi taxi, chỉ bốn tiếng đồng hồ
sau là có thể tới nhà ngaỵ
Gia Linh ấp úng:
- Nhưng em còn kẹp hợp đồng ...
- Em cứ yên tâm, anh đã thanh toán cho em hết rồi
- Còn đồ đạc của em nữa anh ạ.
Gia Linh định xoay người đi, Viễn đã giữ lại:
- Bỏ hết đi, em sẽ có quần áo mới, tất cả những cái gì cũ hãy
chôn nó vào dĩ vãng.
Họ bước lên taxi, Gia Linh thú tội:
- Em đã sa ngã và có một đứa con nhưng nó chết vì bệnh đậu mùạ
- Anh biết, biết hết! - Viễn cắt ngang. Thật ra chàng không
biết gì cả nhưng không muốn khơi lại nỗi khổ tâm của Linh -
Chuyện đó đã qua rồi Linh ạ, ngày mai trời lại sáng.
Xe rồ máy, chạy nhanh về hướng Đài Bắc ...
Câu chuyện đến đây đúng ra nên kết thúc, nhưng chúng ta cứ thử
kéo dài ra thêm một nửa năm nữa xem sao!
Đó là một ngày chủ nhật, ngay từ sáng sớm Gia Linh đã biết
trưa nay nhà có đãi khách. Nàng và Khâm đi chợ mua thức ăn. Về
nhà, chính tay Khâm xuống bếp. Tâm sửa soạn cho bốn cô cậu
thật lịch sự, Viễn đi làm. Mười một giờ, chàng gọi điện thoại
cho Khâm. Khâm nghe xong chỉ mỉm cườị Bà Nhã Trân ngồi bên
cũng thế, tất cả đều giữ vẻ im lặng một cách bí mật. Mười một
giờ rưỡi, Viễn và khách cũng chưa về. Khâm đột nhiên nghĩ đến
bình hoa, nàng nói với Gia Linh:
- Gia Linh, cô làm ơn ra tiệm hoa, mua dùm tôi bó hoa, nhớ lựa
mấy cành hoa bá hạp, mấy cành uất kim hương và vài đóa hồng
nhé!
Gia Linh ra phố, đi suốt mấy tiệm hoa vẫn không tìm được uất
kim hương. Nàng chợt nghi ngờ ý định của Khâm. Phải chăng đây
là một cách để đưa nàng lánh mặt cho một ý đồ nào đó? Sau
cùng, Gia Linh mua được hai đóa uất kim hương. ôm bó hoa về
nhà, vừa bước đến cửa là đã thấy ngay không khí vui vẻ khác
thường. Nàng còn đang lúng túng với bó hoa thì một người bước
tới, đưa tay đỡ hộ và nói:
- Cám ơn Gia Linh nhiều lắm.
Gia Linh ngạc nhiên nhìn người đàn ông trước mặt, nàng lấp
bấp:
- Anh ... anh ... Hồ Ly Tinh!
Cả nhà vang lên tiếng cườị Mọi người bắt đầu nhập tiệc.
Sắp đặt một cuộc gặp bất ngờ như vậy Viễn và Khâm phải phí bao
nhiêu hơi sức. Bây giờ Gia Linh mới hiểu là Hồ như Vy về nước
từ lúc mười giờ sáng. Vy đã đậu bằng tiến sĩ và trở về nước
với chức giáo sư ủy nhiệm. Trông chàng có vẻ già dặn hơn nhiềụ
Khâm hỏi Hồ Như Vy:
- Anh Vy, sao anh chưa lập gia đình?
- Tôi vẫn còn đợị
Hồ Như Vy nói thật nhỏ, không biết để cho ai nghẹ
Cơm xong, mọi người tụ họp trong phòng khách. Những chuyện đã
qua, đã đi vào dĩ vãng, không ai buồn kéo trở lại, bây giờ là
lúc phải gầy dựng cho tương laị Mọi người cùng cười cùng nói,
nhưng khi nhắc đến Văn với Tường Vi, mọi người lại yên lặng.
Chỉ còn tiếng hát của cô Tâm và lũ trẻ con vang vang ngoài
vườn hoạ Đó là bản "Giữ Vững Tay Chèo"
Tiến, tiến tới vững tay ta tiến
Người lái thuyền xin hãy vững tay chèo
Dù sóng to gió nổi chẳng hề nao
Ta phải đến nơi chân trời xa tít ...
- Bản nhạc hay quá! - Viễn phá tan sự yên lặng - Có lẽ cuộc
đời chính là một con thuyền, phải mải miết trên đường dài vô
định và ý chí con người là tay lái, chỉ có tay lái mới đưa
được con thuyền đến nơi mong đợi
Có lẽ là như vậỵ Cả gian phòng không một ai lên tiếng. Mỗi
người theo đuổi một ý nghĩ riêng tự Đời người là con thuyền,
nhưng con thuyền đó sẽ đưa ta đến đâủ Đâu là bến, đâu là bờ?
Đến bao giờ mới được nghỉ ngơỉ Hàng trăm hàng nghìn câu hỏi,
mà con người không thể giải đáp được.
... ...
"Vững tay lái chúng ta tiến tớị
Dù gian nan nguy hiểm cũng không sờn."
Hết |
|