Ðến nơi Trương Thuận tằng hắng một tiếng, thì
các thuyền câu đều chống lại.
Trương Thuận hỏi rằng :
- Thuyền nào có lý ngư vàng ?
Hỏi vừa dứt lời, thì có một người đáp rằng :
- Thuyền tôi có mười mấy con.
Trương Thuận liền lựa bốn con cá lớn, bẻ một nhánh dương mà xỏ
mang, rồi liền đưa Lý Quì đem đi trước, còn Trương Thuận thì
điểm soạn và dặn dò giá cả cho mấy người ấy bán, rồi mới đi
thẳng lại Tỳ Bà đình đặng có trò chuyện với Tống Giang.
Tống Giang tạ rằng :
- B làm chi nhiều lắm vậy, chừng một con cũng đủ rồi.
Trương Thuận nói :
- Vật nhỏ chút đỉnh chẳng đáng bao nhiêu, nếu huynh trưởng ăn
chưa no, thì trở lại tiệm tôi mà ăn cơm.
Bèn lấy tuổi tác phân chổ ngồi mà ăn uống với nhau.
Lý Quì nói :
- Tôi lớn tuổi hơn Trương Thuận, vậy tôi phải ngồi vị thứ ba.
Trương Thuận cũng chịu ngồi vị thứ tư.
Lại khiến tửu bảo lấy hai ve rượu Ngọc Xuân và các món hải vi
đặng dưa cay.
Trương Thuận dặn tửu bảo nấu canh hai con, nấu rượu một con, còn
một con thì làm gỏi.
Rồi đó bốn người ngồi lại ăn uống và đàm đạo cùng nhau.
Khi đương đàm đạo, thì thấy có một người con gái mặc áo the,
bước đến trước mặt bốn người ấy mà thi lễ rồi hát ó lên.
Lúc ấy Lý Quì đương nói chuyện mà tỏ chí anh hùng của mình cho
ba người ấy nghe, bị đứa con gái ấy hát ó lên làm cho đứt khúc
chuyện ấy.
Lý Quì nổi giận nhãy dựng lên rồi đứa hai ngón tay ra mà chỉ
trên trán con gái ấy.
Người con gái ấy kinh hải hét lên một tiếng, liền nhào xuống đất.
Các người ấy đều bước lại xem, thì thấy con gái ấy má đào như
đất , ngậm miệng không nói chi đặng.
Chủ tiệm bước lại cản trở mà ng :
- Các ông ôi ! Bây giờ biết liệu làm sao ?
Nói rồi lại khiến tửu bão và tài phú xúm lại , kẻ thì đổ thuốc,
người thì ngậm nước phun vào mặt người con gái ấy.
Giây lâu người con gái ấy tĩnh lại, đở dậy xem thì thấy nơi trán
có trầy hết một miếng da cũng bằng hai ngón tay của Lý Quì vậy.
Vì đó cho nên người con gái ấy mới bất tĩnh nhơn sự.
Khi ấy cha mẹ nó hay đặng Hắc Triền Phong đánh con mình như vậy
thì mẹ nó cả kinh chạy tới thấy vậy sững sốt, không dám nói chi
tới Lý Quì.
Ðến chừng người con gái ấy tỉnh lại và nói chuyện đặng thì mẹ nó
bới tóc và lượm nĩa lên cho nó.
Tống Giang hỏi rằng :
- Vậy chớ thiếm tên họ chi, quê quán ở đâu ?
Người đàn là ấy nói :
- Chồng tôi họ Tống quê ở Kinh sư, duy có mọt đứa con gái đây
tên là Ngọc Liên, cha nó cũng có dạy hát đặng ít bài nên sai nó
đến đây hát kiếm tiền, đặng có chi độ, còn như cớ sự vầy là cũng
tại nó có tánh vội, không biết coi dèo, cho nên vị quan nhơn ấy
mới nổi giận mà ra chuyện như vậy , song cũng may mà nó tĩnh lại
đặng ,nếu không thì cũng đã liên lụy tới quan nhơn rồi.
Tống Giang thấy người đàn bà ấy ăn nói hiền lành thì khiến rằng
:
- Thiếm cho người theo tôi mà lấy vài chục lượng bạc đặng có làm
vốn nuôi con gái ấy rồi chọn chổ mà gả nó, đừng để nó làm nghề
này nữa.
Người đàn bà cả mừng, kế người chồng chạy lại, nghe đặng chuyện
ấy thì thưa với Tống Giang rằng :
- Tôi đâu dám trông nhiều như vậy.
Tống Giang nói :
- Tôi nói ra thì như rựa chém đất mà thôi.
Hai vợ chồng người ấy tạ rằng :
- Nếu đặng như vậy thì ơn ấy rất dày.
Ðái Tôn trách Lý Quì rằng :
- Cũng tại mi mà ca ca phải tốn bạc rất nhiều.
Lý Quì nói :
- Mới chỉ nó nhè nhẹ, ai dè dâu lại đến nổi như vậy. Con đó làm
sao mà da non quá sức. Mấy người nghe nói đều cười ré.
Trương Thuận khiến tửu bảo tính tiền.
Tiểu bảo nói :
- Chẳng hề gì không hề gì, cứ việc đi đi.
Tống Giang không chịu mà rằng :
- Ta mời anh em ta uống rượu mà lại để cho người chịu tốn sao ?
Trương Thuận cũng đòi trã tiền mà rằng :
- Không mấy thuở nhơn huynh tới một phen, khi nhơn huynh còn ở
Sơn Ðông thì hai anh em tôi cũng đều muốn đến đó, song chưa đi
đặng. Nay may gặp đặng nhau lẽ thì tôi phải tạm dùng lễ bạc mà
thết đãi nhơn huynh có đâu dám để cho nhơn huynh trả.
Ðái Tôn nói :
- Trương nhị ca nói như vậy cũng phải. Thôi, Tống huynh hãy bằng
lòng đi.
Tống Giang nói :
- Nếu Trương hiền đệ chịu trả hôm nay thì ngày khác tôi phải đải
lại một tiệc.
Trương Thuận cả mừng, bèn trả tiền cho tửu bảo rồi xách hai con
cá đi với Tống Giang, Ðái Tôn và Lý Quì.
Còn người họ Tống đó cũng theo Tống Giang lảnh hai mươi lượng
bạc ấy. Lảnh đặng rồi thì cả mừng từ tạ trở về.
Tống Giang lấy thơ của Trương Hoành trao cho Trương Thuận, rồi
lại lấy năm chục lượng bạc trao cho Lý Quì nói rằng :
- Hiền đệ hãy lấy bạc nầy xài.
Lý Quì mừng rỡ, lấy bạc , từ giả ra đi.
Ðái Tôn và Trương Thuận cũng từ giả trở về nhà.
Khi mấy người ấy về rồi thì Tống Giang đem cá cho Quản dinh rồi
trở về phòng an nghĩ.
Ðêm ấy Tống Giang vì lạ miệng ăn cá nhiều lắm , cho nên đau bụng
làm tả cho đến vài chục lần.
Các người trong dinh đều xúm lại lo thang thuốc và săn sóc cho
Tống Giang.
Ngày thứ Trương Thuận vì thấy Tống Giang ưa cá lý ngư vàng, cho
nên đem hai con cá cho Tống Giang.
Té ra tới nơi thấy Tống Giang đau bụng làm tã nằm xuôi xị.
Trương Thuận muốn đi rước thầy Tống Giang nói :
- Vì tôi tham vật lạ miệng ăn lý ngư rất nhiều, cho nên mới đau
bụng và tã như vầy, vậy xin hiền đệ làm ơn ra tiệm mua cho tôi
một thang "Chỉ tã lục hỏa" về cho tôi uống , còn hai con cá ấy,
thì đem cho Quản dinh và Sai phát.
Trương Thuận vâng lời, đem cá cho hai người ấy và đến tiệm hốt
thuốc đem về cho Tống Giang uống, rồi mới từ giả ra về.
Ngày thứ, Ðái Tôn mua rượu thịt rồi đi với Lý Quì, đem đến Sao
sự phòng đặng có ăn uống với Tống Giang.
Té ra Tống Giang mới lành, không dám ăn uống rượu thịt ấy.
Ðái Tôn và Lý Quì dọn ra ăn uống no say, đến chiều mới trở về.
Tống Giang an nghĩ đặng năm sáu ngày, sức đã khôi phục thì có ý
trông Ðái Tôn, song trông trọn ngày ấy cũng không thấy Ðái Tôn
tới.
Ngày thứ, Tống Giang ăn cơm sớm mai rồi, thì lấy bạc bỏ vào túi,
khóa cửa rồi đi thẳng vào thành mà tìm Ðái Tôn.
Ðến nơi thì gia nhơn của Ðái Tôn thưa rằng :
- Viện trưởng không có vợ con nên vào chùa Quan Âm tại trước
miếu Thành hoàng mà ở đở.
Tống Giang nghe nói, tìm đến đó, thấy cửa phòng đã khóa rồi, bèn
trở lại tìm Hắc Triền Phong. thì người ta cũng nói rằng :
- Ối thôi , a chẳng khác chi "Thần không đầu" đụng đâu ở đó
chẳng có sự sản , cũng chẳng có vợ con chi hết ; cho nên bây giờ
không biết va ở đâu mà chỉ.
Tống Giang lại đi tìm kiếm Trương Thuận , té ra hỏi thăm thì họ
nói rằng :
- Trương Thuận trong làng cách thành nầy cũng xa, hễ đến người
bán cá thì va ra đây mà bán, mản giờ rồi thì va đi dạo xóm mà
đòi tiền chịu. Vì vậy cho nên không biết va đi phía nào mà chĩ.
Tống Giang thấy nói như vậy thì đi thẳng ra ngoài thành đặng hỏi
thăm, song hỏi cũng không ra, bèn đi thơ thẩn dựa mé sông mà xem
giang cảnh.
Ði đến một chổ tửu lầu ngước mặt ngó lên xem thì thấy trước cửa
lầu ấy có cặm một cây cờ bằng vãi xanh, cờ ấy có đề năm chữ "Tầm
Dương giang chánh khố". Tên cữa lại có một tấm bảng đề ba chữ
lớn : "Tầm dương lâu".
Tống Giang xem rồi nghỉ thầm rằng:
- Khi ta còn ở bên Huy thành huyện thì nghe thiên hạ đồn rằng :
Tại Giang châu có Tầm Dương lầu là tốt hơn hết. Té ra chổ nầy là
Tầm Dương lầu đây. Ðã biết rằng ăn uống một mình không vui gì ,
song đến đây rồi lẻ nào lại bỏ qua mà không vô, vậy hãy lên lầu
đặng có xem chơi cho biết.
Nghỉ như vậy bèn bước vô tiệm mà đi thẳng lên lầu , thấy có một
đôi liễn như vầy :
Thế gian vô tỷ tữa (rượu thế gian khôn sánh.)
Thiên hạ hữu danh lầu (lầu thiên hạ có danh.)
Khi Tống Giang lên đến lầu rồi, thì bước thẳng lại cửa sổ chiếm
một cái bàn, ngồi day mặt ra sông mà xem giang cảnh.
Tữu bảo lên lầu hỏi rằng :
- Vậy chớ khách quan muốn uống rượu một mình hay là có đãi khách
?
Tống Giang nói :
- Ta muốn chờ hai người khách mà chưa thấy lại, vậy ngươi hãy
đem lên một ve rượu, bánh trái hay là vặt chi cũng đặng ; miễn
là có đó cho ta uống rượu, còn cá thì ta không ăn.
Tửu bảo vâng lời, xuống lầu bưng lên một ve rượu Lam kiều phong
nguyệt, một dĩa thịt dê, một dĩa thịt ngỗng, một dĩa thịt gà và
các thứ bánh trái.
Tống Giang xem thấy như vậy thì mừng thầm mà rằng :
- Tuy mình là người tù tội mặc lòng, nhưng phát phối đến đây ,
xem đặng phong cảnh Giang châu rất đẹp, lại đặng biết mùi ngon
vật lạ trong xứ này thì cũng lấy làm khoái chí lắm. Uỗng thay,
uống rượu có một mình không lấy chi làm vui.
Bèn rót rượu mà uống. Giây lâu cũng đã xoàng xoàng thì lại nghĩ
rằng :
- Khi ta ở bên Sơn Ðông cũng là Lại mục xuất thân, làm bạn toàn
là anh hùng hảo hớn trong giang hồ tuổi đặng trên ba mươi rồi,
mà công bất thành đanh bất toại , duy có một chút tiếng đồn là
người trọng nghĩa khinh tài mà thôi. Ðến nay lại rủi ro bị thích
tự nơi mặt , bị phát phối đến đây, lìa quê quán, cách cha mẹ anh
em như vầy, chưa biết ngày nào mới trùng phùng đặng.
Nghĩ như vậy bèn rơi lụy mà than dài, rồi lại muốn làm một bài
thơ tã cảnh sầu ấy.
Bèn kêu tửu bảo mượn vết mực đặng có làm thơ.
Tửu bão vâng lời xuống lấy viết mực lên.
Tống Giang day mặt ngó vào vách thì thấy có thơ từ của người ta
đã đề trên vách cũng nhiều.
Tống Giang mới nghĩ rằng :
- Vậy thì ta làm một bài Tây Giang nguyệt từ tại vách nầy đặng
làm dấu tích, ngày sau ta có vinh hiển trở lại chốn nầy thì cũng
còn bút tích của ta đây.
Nói vừa dứt lời , kế có tửu bảo đem viết mực lên.
Tống Giang cầm viết đề nơi vách rằng :
Từ trau giồi kinh sữ
Lớn lên cũng có mưu mô
Khác nào cọp mạnh dựa nổng gò
Giấu nhẹm vút nanh mà nhịn nhục
Rủi lại mặt má thích tự
Ra thân phát phối Giang châu
Mai sau nếu trả oán thù
Giòng nước Tầm Giang máu đỏ
Tống Giang viết đi đọc lại thì cả mừng cười lớn lên, rồi lại rót
rượu uống, đến nổi rượu hừng chí mà ngâm nga múa tay múa chơn,
rồi lại làm một bài thơ tứ tuyệt nối theo bài Tây Giang nguyệt
từ ấy
Thơ rằng :
Nghĩa khí ghi lòng chịu án đồ
Dạ thì Ðông địa, thịt thì Ngô
Sau dầu đặng toại thành vân chí
Chê bấy Huỳnh Sào chẳng trượng phu
Tống Giang viết rồi lại để năm chữ lớn nơi sau bài thơ ấy rằng :
Huy thành Tống Giang tác. Viết rồi thì quăng viết nơi bàn ngâm
nga một hồi, rồi lại uống rượu nữa.
Uống cho đến nổi say mèm, mới kêu tửu bảo tính liền, rồi bước
xuống thang lầu đi chơn cheo chơn nai trở về Lao sự phòng , nằm
dụi xuống đó ngủ một giấc cho đến canh năm mới tĩnh, thì đã quên
hết mọi việc nơi Tầm Dương lầu rồi.
Ngày ấy Tống Giang dả dượi không đi đâu đặng.
Nói về phía bên kia sông Giang châu tại có một cái thành kêu là
Vô Vi quán, chổ ấy là một chổ quê mùa song có một người Thông
phán tên là Huỳnh Văn Bĩnh, ăn học thông thái, song có tánh a
dua và ăn ở hẹp hòi lắm, cứ ganh hiền ghét ngõ, mong lòng làm
hại những kẻ hơn mình, vì vậy cho nên những người ở gần lối đó
ai nấy đều gớm mặt, chúng chúng thảy biết danh. Từ khi Tri phủ
Thái cửu đến trấn chổ ấy , Huỳnh Văn Bĩnh biết là con quan Thái
Sư, cho nên thường hay qua sông thăm viếng Tri phủ, kiếm chuyện
phùng nghinh, lựa lời xu phụ, đặng có cậy tiến dẫn cho mình
thăng chức.
Ngày ấy cũng là mạng vận Tống Giang đến cơn thọ khổn cho nên mới
khiến Huỳnh Văn Bĩnh ngồi buồn, không chi tiêu khiển đặng. bèn
khiến gia đinh sắm sanh lễ vật đặng có dọn thuyền qua sông viếng
thăm Tri phủ.
Qua vừa đến dinh, nghe Tri phủ mắc đải tiệc thì không dám lên,
bèn khiến gia đinh dời thuyền lại Tầm Dương lầu mà đậu.
Ðến nơi, Huỳnh Văn Bĩnh lên lầu xem chơi thì thấy trên vách có
nhiều bài thơ rất hay, cũng có nhiều bài thơ rất dở.
Huỳnh Văn Bĩnh vừa xem vừa cười rằng :
- Thiệt là cẩu vỉ thục chiêu đó.
Xem lên đến bài Tây giang nguyệt từ và bài thơ tứ tuyệt của Tống
Giang thì cả kinh mà rằng :
- Thơ nầy thiệt là phản thi mà ai lại dám cả gan đề tại vách này
?
Xem đến phía sau thấy có năm chữ : Huy thành Tống Giang tác, thì
Huỳnh Văn Bĩnh nghĩ rằng : Ta cũng từng nghe tên Tống Giang nầy,
song không cố ý đến làm chi, cho nên chưa biết, chắc là một tên
tiểu lại mà thôi.
Bèn kêu tửu bão lã hỏi rằng :
- Hai bài thơ này là của ai làm ?
Tửu bão thưa rằng :
- Có một người đến đây uống rượu một mình, rồi lại hứng chí làm
bài thơ ấy.
Huỳnh Văn Bĩnh hỏi :
- Người ấy diện mạo ra thể nào ?
Tửu bảo nói :
- Người ấy trên mặt có thích tự , tôi định chắc là tội nhơn
trong Lao thành; da đen, mình lùn và mập mạp.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Phải rồi.
Bèn xin một tờ giấy, mượn viết mực chép lại hai bài thơ ấy bỏ
vào túi rồi dặn tữu bão rằng:
- Ðừng chùi hai bài thơ này nhé !
Bèn bước xuống lầu về thuyền mà nghĩ.
Ngày thứ, ăn cơm sớm mai xong rồi thì Huỳnh Văn Bĩnh khiến gia
đinh gánh lễ vật đi với mình đến dinh Tri phủ vừa lúc Tri phủ
bải hầu, mới vào hậu đường hay đặng Huỳnh Văn Bĩnh đến thì khiến
người mời vào đó mà trò chuyện.
Huỳnh Văn Bĩnh dâng các lễ vật, rồi mới thưa rằng :
- Hôm qua tôi đến viếng ngài, thấy trong dinh đương đải tiệc nên
không dám vào, ngày nay tôi mới đến đây.
Tri phủ nói :
- Thông phán là người tâm phúc , dẫu có vào trong lúc đải tiệc
đi nữa thì cũng chẳng hề gì.
Bèn khiến quân hầu pha trà cho Huỳnh Văn Bĩnh uống.
Uống trà rồi Huỳnh Văn Bĩnh hỏi rằng :
- Hổm rày Thái sư có sai người đến đây chăng ?
Tri phủ nói :
- Người mới gởi lại đây hai phong thơ.
Huỳnh Văn Bĩnh hỏi :
- Người có nói bên Kinh sư có việc gì lạ chăng ?
Tri phủ nói :
- Người có nói trong thơ rằng : Mới đây có quan Tư Thiên Giám
xem sao, thấy sao Cang chiếu nơi Ngô, Sở , chắc có người nào dấy
loạn tại Giang châu. Vậy phải tra xét mà trừ khử. Vả lại con nít
ngoài chợ có hát bốn câu rằng : Hao quốc nhơn gia mộc, đao binh
điểm thủy công, tung hoành tam thập lục, bá loạn tại Giang Ðông.
Vì vậy cho nên cha tôi dặn tôi tra xét trong địa phận cho lắm.
Huỳnh Văn Bĩnh ngẫm nghĩ giây lâu rồi cười rằng :
- Việc nầy cũng là việc tình cờ.
Bèn thò tay vào túi lấy bao thơ của mình đã chép nơi Tầm Dương
lầu, trao cho Tri phủ mà rằng:
- Việc ấy mối tại nơi đây.
Tri phủ xem thơ rồi nói :
- Thơ này là thơ phản, sao Thông phán lại có ?
Huỳnh Văn Bĩnh thưa rằng :
- Hồi hôm tại không dám vào dinh, khiến trẻ chèo thuyền lại đậu
gần Tầm Dương lầu. Khi ấy tôi lên lầu xem chơi thì thì nơi vách
phấn có bài thơ nầy.
Tri phủ hỏi :
- Người nào làm bài thơ ấy ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Phía sau có đề năm chữ : Huy thành Tống Giang tác đó, thì rỏ
ràng là của họ Tống tên Giang, ở tại Huy thành.
Tri phủ nói :
-Họ Tống lên Giang là ai ở đâu kìa ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Ðó, nó có viết rõ ràng rằng : Rủi lại mặt mày thích tự ra thân
phát phối Giang châu. Như vậy đó thì chắc là tội nhơn phát phối
nơi lao thành.
Tri phủ nói :
- Một tên tù phát phối mà làm phản nổi gì ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Tướng công chớ khá khi nó , khi nảy tướng công nói trong thơ
Thừa Tướng có nói câu hát của con nít thì đã hiệp với chuyện là
người nầy rồi.
Tri phủ nói :
- Sao Thông Phán lại biết ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Hao quốc nhơn gia mộc , nghĩa là : Cái người làm hao tổn tiền
lương của nhà nước thì là chữ Gia lại có chữ Mộc. Tướng công hãy
nghĩ đó mà coi trong chữ Gia mà có chữ Mộc thì chưa phải là chữ
Tống sao ? Còn câu thứ hai , đao binh điểm thũy công. Nghĩa là
người ấy lấy việc binh đao , thì là chữ Thủy và chữ Công. Tướng
công hảy nghĩ đó mà coi, chữ Thủy một bên, chữ Công một bên thì
chưa phải là chữ Giang hay sao ? Vả lại trong bài phản thi có ký
tên là Huy thành Tống Giang , thì chắc là người ấy lắm.
Tri phủ lại hỏi rằng :
- Còn câu : Tung hoành tam thập lục, bá loạn tại Giang Ðông đó ,
là nghĩa gì ?
Huỳnh vãn Bĩnh nói :
- Nghĩa là dọc ngang ba mươi sáu, gây loạn tại Giang Ðông, song
không hiểu ba mươi sáu đó là ba mươi sáu người, hay là ba mươi
sáu năm. Còn Huy thành huyện thì ở về địa phận Sơn Ðông, bốn câu
hát ấy thiệt là chỉ quyết cho người làm thơ phãn đó.
Tri phủ nói :
- Không biết người ấy có chắc ở lối này chăng ?
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Hồi hôm tôi có hỏi thăm tửu bảo nơi Tầm Dương lầu, thì nó nói
người ấy mới viết hồi hôm qua đâỵ. Như vậy, thì muốn kiếm nó
cũng không khó , phãi lấy bộ sổ Lao thành ra xem, thì tự nhiên
kiếm đặng.
Tri phủ khen rằng :
- Thông phán là người cao kiến.
Bèn khiến quân hầu mở tũ lấy bộ sổ Lao thành ra xem.
Xem tới sau rốt thì thấy có đề rằng : Tống Giang ở Huy thành
huyện, phát phối lúc tháng năm.
Huỳnh Văn Bĩnh thấy vậy thì vỗ tay cười rằng :
- Thiệt quã y theo câu hát đó. Nếu không tính cho sớm để lậu tin
tức ra, thì nó trốn mất. Vậy phãi mau mau sai người bắt nó giam
vào ngục, rồi sẽ thương nghị.
Tri phủ nói :
- Lời ấy rất phải.
Bèn vội vả ra khách và cho đòi Tiết cấp viện trưởng đến.
Ðái Tôn vâng lời đến hầu.
Tri phủ nói :
- Ngươi phải đem vài mươi tên quân ra nơi Lao thành bắt cho đặng
thằng tội nhơn làm thơ phản là Tống Giang ở Huy thành huyện.
Chuyện nầy gấp lắm , chớ khá diên trì.
Ðái Tôn nghe nói cả kinh, cứ kêu trời thầm hoài , song cũng phải
vâng lời ra điểm quân sĩ , rồi khiến hai mươi tên quân ấy rằng :
- Bây hãy về trại lấy binh khí rồi sẽ tề tựu tại miễu Thành
hoàng mà đi với ta.
Quân sĩ vâng lời về trại hết.
Rồi đó, Ðái Tôn dùng phép thần hành thẳng đến lao thành , vào
Sao sự phòng xô cửa mà vô.
Tống Giang đang nằm trong phòng, thấy Ðái Tôn vào thì lật đật
ngồi dậy nghinh tiếp mà rằng :
- Hôm qua tôi vào thành tìm kiếm hiền đệ khắp hết các nơi mà
không gặp đặng, tôi mới lên Tầm Dương lầu uống hết một ve rượu,
về đây thì đã say mê man , cho đến hôm nay hãy còn ngầy ngật.
Ðái Tôn nói :
- Vậy khi ca ca lên Tầm Dương lầu đó, có làm thơ từ gì chăng ?
Tống Giang nói:
- Trong lúc say mê man có nhớ gì đâu.
Ðái Tôn nói :
- Mới đây Tri phủ kêu tôi đến , khiến tôi đem vài mươi tên quân
thẳng tới lao thành bắt tội nhơn làm thơ phản tại Tầm Dương lầu,
tên là Tống Giang ở Huy thành huyện. Tôi nghe chuyện ấy thì thất
kinh, bèn hẹn với quân sĩ tề tựu tại miếu Thành hoàng, còn tôi
đến đây thông tin cho ca ca hay.
Tống Giang nghe nói gãi đầu mà không biết chổ ngứa , dậm nhơn
kêu trời than rằng :
- Phen nầy ta chắc chết ! Ta chắc chết phen này !
Ðái Tôn nói :
- Tôi có kế nầy, chưa biết nhơn huynh chịu làm hay không?
Tống Giang hỏi :
- Kế ấy thể nào ?
Ðái Tôn nói :
- Hễ tôi ra khỏi đây, thì phải đem binh lại bắt ca ca , chừng ấy
ca ca phải bỏ tóc xã chà cho rối , ỉa đái vấy vá đầy đất đặng có
giả làm bịnh điên. Trong khi tôi và quân sĩ đến, thì ca ca nói
bậy nói bạ làm cho giống tạc đứa điên , như vậy thì lại sẽ đổ
thừa ca ca điên cuồng, xin Tri phủ bỏ qua chuyện ấy.
Tống Giang nói :
- Thiệt là nhờ ơn hiền đệ hết sức.
Ðái Tôn từ giã Tống Giang trở vào thành , thẳng miễu Thành hoàng
, đi với hai mươi tên quân đến bắt Tống Giang.
Ðến nơi, Ðái Tôn giã chước nạt lớn :
- Thằng nào là Tống Giang ở đâu ?
Quân giử cửa lật đật dắt Ðái Tôn và hai mươi tên quân thẳng đến
Lao sự phòng.
Ðến nơi thấy Tống Giang đầu bù tóc xã, nằm quanh dưới đất và chổ
nằm thì tinh là những cứt đái.
Tống Giang thấy Ðái Tôn và hai mươi tên quân vào, thì nạt lớn
hỏi rằng :
- Chúng bây đi đâu đây ?
Ðái Tôn nói lớn rằng :
- Bắt nó trói lại.
Tống Giang nghe nói thì trợn mắt ngồi dậy, tay thì đánh bậy đánh
bạ, miệng thì la lớn rằng :
- Ta là rể của Ngọc hoàng Thượng đế, cha vợ ta đem mười muôn
thiên binh đến giết hết thảy nhơn dân tại Giang châu này, đạo
thiên binh ấy thì để cho Diêm la đại vương đi tiên phuông , Ngũ
đạo tướng quân đi hậu tập. Cha vợ ta có cho ta một cặp ấn vàng,
sức nặng hơn tám trăm cân , mai đây ta sẽ ta sẽ giết hết cả lủ
chúng bây, không chừa một đứa.
Hai mươi tên quân ấy nói :
- Té ra thằng nầy đã điên rồi , chúng ta bắt nó làm gì ?
Ðái Tôn nói :
- Lời ấy rất phải. Vậy chúng ta phãi trở về thưa lại với Tri
phủ, như người dạy bắt thì ta sẽ tới nữa.
Quân sĩ vâng lời , đi với Ðái Tôn trở lại dinh quan Tri phủ.
Lúc ấy Tri phủ đương ngồi chờ Ðái Tôn.
Kế thấy Ðái Tôn bước vào thưa với Tri phủ rằng :
- Thằng Tống Giang đó mang lấy bịnh điên, ĩa đái chẳng biết sạch
dơ, là cho mình mẩy vẩy đầy những phẩn. Vì vậy tôi không dám bắt
về.
Tri phủ vừa muốn hỏi rõ duyên cớ thì Huỳnh Văn Bĩnh ở sau bình
phong bước ra nói với Tri phủ rằng :
- Chớ tin lời ấy. Tuồng chữ của người làm thơ phãn đó đã hay lại
tề chĩnh lắm , chẳng phãi đứa điên viết đặng như vậy. Kỳ trung
cũng có gian trá chi đây chớ chẳng không, xin ngài khiến bắt nó
về đây , như nó đi không đặng, thì khiêng đại nó về.
Tri phủ nói :
- Lời ấy rất phải.
Bèn nói với bọn Ðái Tôn rằng:
- Chúng bây cứ việc bắt nó về đây , điên cùng không điên cũng
thây kệ nó.
Ðái Tôn vâng lời, cứ kêu trời thầm hoài , lại đem quân sĩ đến
Lao thành, rồi đi trước nói với Tống Giang rằng :
- Việc ấy không xong rồi nhơn huynh ôi, thế nầy phải đi mới
được.
Tống Giang làm thinh.
Ðái Tôn mới khiến quân lấy võng mà khiêng Tống Giang về, để nằm
trước mặt Tri phủ.
Tống Giang thấy Tri phủ thì trợn mắt mà rằng :
- Mi là người bậc gì mà lại dám đòi ta. Ta là rễ của Ngọc hoàng
thượng đế , cha vợ ta khiến ta đem mười muôn thiên binh đến đây
giết hết cã quan quân và bá tánh, người lại có sai Diêm la đại
vương đi tiên phuông , Ngủ đạo tướng quân đi hậu tập , có ban
cho ta một cái ấn vàng nặng hơn tám trăm cân, mi phải chạy trốn
cho mau kẻo mà chết.
Tri phủ thấy vậy không biết nghiệm lẻ nào.
Huỳnh Văn Bĩnh lại nói với Tri phủ rằng :
- Phải đòi Sai phát và tên quân Bài đầu đến mà hỏi , hễ nó điên
lâu thì là thiệt , còn mới điên đây thì là giả.
Tri phủ nói rằng :
- Lời ấy rất phải.
Bèn sai người đi đòi Quản dinh và Sai phát đến mà hỏi.
Hai người ấy không dám gian giấu , cứ thiệt khai ngay rằng :
- Tên phạm nầy hồi mới lại thì không có điên, mới phát chứng
điên đây mà thôi.
Tri phủ nghe nói nổi giận khiến quân nọc Tống Giang mà đánh năm
chục roi.
Tống Giang chịu không nổi, túng phải rằng :
- Khi ấy tôi say rượu làm bậy bài thơ phản đó chớ không có ý gì
hết.
Ðái Tôn thấy vậy thì chắc lưỡi than thầm hoài.
Tru phủ lấy khẩu chiêu rồi thì khiến lấy một cái gông lớn mang
cho Tống Giang rồi giam vào khám tối.
Tống Giang bị đòn rất nặng, đi đà không nổi , quân sĩ khiêng vào
khám tối thì cũng nhờ có Ðái Tôn dặn dò ngục tốt, kiếm thuốc
thoa xức cho Tống Giang , rồi lại lo việc cơm nước gởi vào cho
Tống Giang nữa.
Lúc ấy Tri phủ bải hầu , mời Huỳnh Văn Bĩnh vào hậu đường tạ ơn
rằng :
- Nếu không có trí cao minh của Thông phán , thì tôi đã lầm mưu
thằng tù ấy rồi.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Việc này không nên trể nải, phải mau mau làm một phong thơ,
tuốt về Kinh Sư thông báo với Thái Sư , đặng cho rõ mặt tướng
công là người siêng lo việc nước , trong thơ ấy phải hỏi người
lại , như muốn bắt sống thì sắm sẳn tù xa giải về , như không
cần bắt sống, sợ đi đường sá có sơ thất thì chém phứt nó đii mà
trừ đại hại. Việc nầy tướng công cũng đặng gia tăng quờn tước
chớ chẳng không.
Tri phủ nói :
- Lời Thông phán nói rất nên có lý , nội ngày nội ngày nay ta
phải sai người thẳng về Kinh Sư thông báo việc ấy và tiến dẫn
Thông phán , đặng cho cha tôi tâu cùng Thiên tử , xin thăng chức
cho Thông phán, sai ra trấn nhậm một chổ nào đó mà hưởng chữ phú
quí vinh hoa.
Huỳnh Văn Bĩnh tạ ơn nói rằns :
- Nếu đặng như vậy thì tôi cũng nguyện ngậm vành kết cỏ mà đền
ơn ngài.
Bèn thúc hối Tri phủ làm một phong thơ và đóng con dấu vô.
Rồi đó, Huỳnh Văn Bĩnh nói với Tri phủ rằng :
- Thơ này tướng công phải sai người tâm phúc đi mới đặng.
Tri phủ nói :
- Ở đây có một người Viện trưởng, tên là Ðái Tôn, có phép thần
hành, một ngày đi tám trăm dặm từ đây đến Kinh sư, vừa đi về nội
trong mười ngày thôi.
Huỳnh Văn Bĩnh nói :
- Nếu đặng mau như vậy thì lại càng hay.
Tri phủ bèn truyền dọn tiệc thết đải Huỳnh Văn Bĩnh.
Ngày thứ Huỳnh Văn Bĩnh từ giả Tri phủ trở về Vô Vi quán.
Còn Thái cửu Tri phủ sắm sanh đồ châu báu rồi niêm phong lại tử
tế.
Ngày ấy Thái cửu kêu Ðái Tôn đến hậu đường dặn rằng :
- Ta có một gói lễ vật, một phong thơ, nay ta cậy ngươi đem đến
Kinh sư đi lễ khánh hạ cho phụ thân ta. Sao sao cũng đi cho kịp
ngày rằm tháng sáu là ngày sanh thần của phụ thân ta. Ngày giờ
đã gấp tới, không ai đi kịp, nội đây duy có một mình ngươi đi
kịp thôi. Vậy ngươi chớ từ khó nhọc, đến đó một phen, hễ lấy
đặng thơ trả lời về đây thì ta trọng thưởng. Vì ngươi có phép
thần hành, thì đây đến đó ngươi đi mấy ngày thì ta biết rồi.
Ngươi chớ diên trì nơi dọc đường mà làm cho trể nải việc ta.
Ðái Tôn bất đắc dỉ phải lảnh lấy lễ vật và tâm thơ ấy , từ tạ
Tri phủ trở về chổ ngụ , sắm sửa hành lý, rồi đi thẳng vào ngục
nói với Tống Giang rằng :
- Nay Tri phủ sai tôi đem thơ về Kinh sư, trong mười ngày thì
tôi sẽ về. Tôi đi Kinh sư đây thì cũng tùy cơ ứng biến , kiếm
lời kêu nài cùng Thái sư, đặng có giải cứu cho ca ca. Tuy tôi ra
đi mặc lòng, song tôi đã dặn dò Lý Quì mỗi bửa lo cơm nước cấp
dưỡng cho ca ca , vậy xin ca ca an lòng, chịu cực ít ngày mà đợi
tôi về.
Tống giang nói :
- Xin hiền đệ kiếm thế khi cứu tôi với.
Ðái Tôn liền kêu Lý Quì lại giáp mặt dặn rằng :
- Nay ca ca vì viết lỡ bài thơ phản ấy đến nổi làm lụy như vầy ,
chưa biết phép quan xử trị thế nào. Bây giờ ta lại mắc qua Ðông
kinh ít bửa mới về. Vậy mi ở nhà phải chịu khó săn sóc việc ăn
uống cho ca ca.
Lý Quì nói :
- Mới viết bài thơ mà đã bị bắt như vậy , còn như làm phản thiệt
thì lại tới bực nào nữa kìa ? Vậy anh hãy an lòng ra đi, còn
việc trong ngục thì để có mặc tôi, nói thiệt, hễ có thuận thì
tôi thuận với , bằng ai nghịch, tôi cho một búa, ắt là không còn
hồn.
Ðái Tôn ra đi lại dặn Lý Quì rằng :
- Hiền đệ phải ở cho nhỏ nhoi , đừng có tham chén chè chén rượu,
say sưa bỏ ca ca nhịn đói.
Lý Quì nói :
- Nếu anh nghi ngờ lắm vậy thì từ rày sắp tới tôi thề độc bỏ
rượu, chờ đến khi anh về rồi sẽ mở lời thề ấy. Nầy, tôi quyết
chẳng rời ra khỏi ngục nầy, cứ ở hầu hạ ca ca hoài, bằng không
thì tôi phải chết.
Ðái Tôn cả mừng mà rằng :
- Nếu hiền đệ bền lòng giử tặng lời hứa ấy thì tốt biết bao
nhiêu !
Bèn từ giả ra đi.
Từ ấy cũng quả Lý Quì không dám uống rượu, cứ ở lẩn quẩn trong
ngục hầu hạ Tống Giang.
Ðái Tôn về đến phòng ngủ thì cởi giày, cởi vớ , mang đôi giày
gai vào, lại mặc một cái áo vàng, bịt một cái khăn đen, rốt quảy
gói lễ vật lên vai, bỏ bức tâm thơ vào túi, mang hai cái giáp mã
vào hai bên đùi, rồi niệm một câu thần chú đi tợ như gôn.
Ði đến mặt trời chưa lặn, bèn vào tiệm ngủ mà ngủ , lại mở giáp
mã ra, lấy vàng bạc đốt đi mà trả tiền phòng.
Rạng ngày thức dậy mang giáp mả vào , quảy gói ra đi.
Ði đặng hai ba trăm dặm thì đã qua giờ tị.
Lúc ấy nhằm tiết tháng sáu, khi trời nóng nực , mồ hôi ướt đầm ,
lại đói khát nữa.
Ðương khi đói khát thì thấy trước mặt có một tiệm rượu gần một
bên hồ, Ðái Tôn bước vào, thấy trong tiệm sạch sẽ lắm , vừa mới
ngồi lại bàn thì tửu bảo bước lại hỏi rằng :
- Khách quan muốn dùng vật chi và múc bao nhiêu rượu ?
Ðái Tôn nói :
- Có vật chi ăn cơm thì đem ra đây , còn rượu thì đem ít ít, vì
trời nóng nực lắm tôi không dám uống nhiều.
Tửu bảo nói :
- Ở đây có bán rượu, cơm và bột mành thầu.
Ðái Tôn nói :
- Ừ, đặng, như có thì đem lại đây cho tôi, kẻo bửa nay nhằm ngày
tôi ăn chay.
tửu bảo nói :
- Nếu ăn chay thì cũng có tương chao và đậu hủ nữa.
Ðái Tôn nói :
- Nếu có đậu hủ thì đem lại đây.
Tữu bảo vâng lời, bưng ra một dĩa đậu hủ và một ve rượu.
Lúc ấy Ðái Tôn đã đói lại khát, ău đậu hủ uống rượu một hồi, vừa
muốn ăn cơm thì đã chóng mày chóng mặt té xuống đất.
Tửu bảo nói lớn rằng :
- Ngã rồi, ngã rồi !
Kế thấy trong tiệm có một người bước ra nói rằng:
- Mi phải mở gói đồ của nó ra đặng ta xét coi có vật gì trong
gói và xét trong mình nó coi.
nguyên người ấy là Châu Quí , bọn Lương Sơn Bạc).
Tửu bão vâng lời, xét trong mình Ðái Tôn thì gặp đặng một phong
thơ, bèn trao cho Châu Quí xem.
Châu Quí mở ra thì thấy trong thơ có nói rằng : Nay đã bắt đặng
Tống Giang ở Sơn Ðông giam cầm tại ngục, ứng nghiệm theo thì
phản và câu hát ngày trước đó.
Châu Quí cả kinh , sửng sốt không biết toan liệu thể nào.
Tửu bảo lại lấy đặng một cái thơ đem đưa cho Châu Quí xem , thì
thấy thơ ấy có đề chữ : Giang châu Tiết cấp viện trưởng Ðái Tôn.
Châu Quí xem rồi thì trực nhớ lại mà rằng :
- Quân sư thường nói, tại Giang châu có một người bạn hửu tên là
Ðái Tôn, hiệu là Thần hành thái bão, nếu vậy thì Ðái Tôn này
chăng ? Song không biết ý gì người nầy lại đi thơ về việc hại
Tống Giang như vậy , việc nầy cũng là may mà gặp ta đây.
Bèn khiến tửu bảo lấy thuốc giãi độc đổ cho Ðái Tôn.
Giây lâu Ðái Tôn tĩnh dậy thấy Châu Quí xé thơ mình còn cầm trên
tay thì nạt lớn rằng :
- Sao mi dám cả gan cho ta uống thuốc mê, lại xé thư của Tri phủ
ta gởi cho Thái Sư, như vậy tội mi đà đáng chưa ?
Châu Quí cười rằng :
- Dầu có thơ của hoàng đế đi nữa ta cũng dám xé, chẳng những là
thơ của Thái Sư mà thôi.
Ðái Tôn cả kinh nói rằng :
- Vậy chớ hão hớn tên chi, xin nói cho tôi rỏ.
Châu Quí nói :
- Tôi là Châu Quí, ở Lương Sơn Bạc đây.
Ðái Tôn hỏi :
- Ðầu lảnh có biết Ngô Học Cứu chăng ?
Châu Quí nói :
- Ngô Học Cứu là Quân sư nơi Lương Sơn Bạc, còn đương chấp
chưởng binh quyền , sao lại không biết.
Ðái Tôn nói :
- Va là bạn thiết của tôi đó.
Châu Quí hỏi :
- Huynh trưởng có phải là người mà quân sư tôi thường nói là
Thần hành thái bảo Ðái viện trưởng đó chăng ?
Ðái Tôn nói :
- Phải.
Châu Quí lại hỏi rằng :
- Ngày trước Tống Công Minh bị phát phối qua Giang châu, đi
ngang qua đây, thì Quân sư tôi có gởi cho huynh trưởng một phong
thơ mà phú thác Tống Công Minh. Ðến nay chẳng biết ý gì huynh
trưởng lại đem thơ hại Công Minh như vậy ?
Ðái Tôn nói :
- Tôi với Tống Giang thiệt là chí thân chí ái, vì va làm lở bài
thơ phản, tôi không biết phương chi cứu đặng, bây giờ tôi đi đây
là có ý muốn tìm thế cứu va.
Châu Quí nói :
- Nầy, hảy coi thơ của Thái cửu Tri phủ đây.
Ðái Tôn xem rồi thì cả kinh , bèn thuật hết các việc từ khi gặp
Tống Giang cho Châu Quí nghe.
Châu Quí nói :
- Nếu vậy xin mời Viện trưởng lên sơn trại thương nghị cũng quân
sư và các đầu lảnh.
Nói rồi liền khiến tửu bảo dọn tiệc thết đải Ðái Tôn rồi lại ra
thủy đình bắn một mủi tên qua hướng Sơn Bạc ; lâu la lượm đặng
tên ấy cho thuyền ra rước Châu Quí và Ðái Tôn.
Ðến nơi , Ngô Dụng lật đật rước nói rằng :
- Cách mặt nhau đã lâu lắm. Hôm nay cũng nhờ có gió gì đưa đẩy
Viện trưởng đến đây đó ?
Châu Quí mới thuật hết các lời Ðái Tôn đã nói cho Ngô Dụng nghe.
Triệu Cái nghe nói cả kinh, muốn điểm binh mã xuống đến Giang
châu đặng cướp Tống Giang về núi.
Ngô Dụng can rằng :
- Chẳng nên tính vội như vậy. Vả chăng từ đây đến Giang châu
đường xá xa xôi lắm, nếu kéo binh ra đi , tôi e bức mây động
rừng mà Công Minh bị hại chăng ! Việc nầy phải lấy trí , không
nên lấy lực, để tôi lập một kế nhỏ đặng cứu Công Minh cho ; song
mọi việc đều trọn nhờ một tay Ðái viện trưởng mà thôi.
Triệu Cái hỏi :
- Kế ấy thế nào ?
Ngô Dụng nói :
- Thái cửu Tri phũ sai Viện trưởng đem thơ đến cho Thái sư và
dặn phải cho có thơ trả lời, bây giờ ta phải tương kế tựu kế làm
giả một phong thơ trả lời , giao cho Viện trưỡng đem về , trong
thơ ấy phải nói Tống Giang là người trọng phạm chẳng nên thi
hành, phải sai người giãi về Ðông kinh, đặng cho trào đình nghị
xử. Nói như vậy chắc là Tri phủ giải Công Minh về Ðông kinh,
chừng đi ngang qua đây , ta sẽ kéo binh xuống núi mà giựt lại.
Triệu Cái nói :
- E khi nó không đi ngang qua đây chăng ?
Công Tôn Thắng nói :
- Ðiều ấy khó gì, chúng ta phải sai người đi thám cả nơi , coi
thủ nó đi đường nào thì chúng ta đón đường nấy.
Triệu Cái nói :
- Như vậy cũng đặng, nhưng không giả bút tích của Thái Kinh nổi.
Ngô Dụng nói :
- Bây giờ thiên hạ đu ưa điệu chữ của bốn người : một là Tô Ðông
Pha, hai là Huỳnh Lổ Trực , ba là Mễ Nguơn Dương, bốn là Thái
Kinh ; điệu chữ của Tô , Huỳnh , Mễ , Thái hay nhứt trong trào
Tống nầy, tôi lại có quen với một người Tú tài, tên là Tiêu
Nhượng ở tại thành Tế châu. Va viết giống đặng bốn điệu chữ ấy,
cho nên người ta gọi là Thánh thũ thơ sanh, va cũng có võ nghệ
cao cường , như bây giờ Ðái viện trưởng phải đến nhà va mà gạt
va rằng : Tại Nhạc miễu nơi Thái an châu mướn viết bài bia. Rồi
đưa trước cho va năm chục lượng bạc mà gạt va tới đây , lại
khiến người đến gạt đem gia quyến va đến đây luôn đặng khiến va
nhập lỏa với mình, như vậy thì mới có người làm giả thơ ấy.
Triệu Cái nói :
- Như vậy thì có người mạo thơ, nhưng không người mạo ấn thì
biết liệu làm sao ?
Ngô Dụng nói :
- Tôi có quen với một người , tên là Kim Ðại Kiên ở tại Tế châu
khắc ấn rất khéo, cũng có võ nghệ , như bây giờ đem năm chục
lượng bạc đến nói mướn va chạm bia đá đặng gạt tới đây , thì sẽ
có chổ dụng.
Triệu Cái nói :
- Kế hay dữ a !
Bèn khiến lâu la dọn tiệc thết đải Ðái Tôn.
Rạng ngày Ðái Tôn lảnh vài trãm lượng bạc, rồi cũng dùng phép
thần hành thẳng tới Tế châu, hỏi thăm chổ ở của Tiêu Nhượng mà
đến.
Tới nơi, Ðái Tôn đóng trước cửa tằng hắng về hỏi rằng :
- Có tiên sanh ở nhà hay chăng ?
Nói vừa dứt lời thì có một người Tú tài ở trong bước ra, song
cũng không biết Ðái Tôn , bèn hỏi rằng :
- Quí khách đến đây có chuyện chi chăng ?
Ðái Tôn thi lễ mà rằng :
- Tại Nhạc miễu nói Thái An châu, muốn chạm một tấm bia ở trước
cửa, cho nên sai tôi đến đây rước tiên sanh thì đó viết chữ ;
bây giờ đưa trước năm chục lượng bạc cho tiên sanh, còn giá cả
bao nhiêu tới đó tính, xin tiên sanh chịu khó đi với tôi một
phen.
Tiêu Nhượng nói :
- Nếu muốn dựng bia thì phải kêu thợ chạm chữ nữa mới đặng, chớ
tôi thì biết đặt và biết viết mà thôi.
Ðái Tôn nói :
- Phải , tôi cũng còn năm chục lượng bạc, rồi đây tôi cũng đi
rước Kim Ðại Kiên đặng chạm vào bia đá. Ngày giờ đã chọn rồi,
xin tiên sanh chỉ giùm nhà thợ ấy , đặng tôi rước luôn thể.
Tiêu Nhượng đem cất năm chục lượng bạc , rồi đi với Ðái Tôn kiếm
nhà Kim Ðại Kiên.
Ði khỏi Văn miếu rồi Tiêu Nhượng chỉ rằng :
- Nhà Kim Ðại Kiên là chổ có tấm bảng kia kìa , đến chừng tới
nhà Kim Ðại Kiên chào hỏi và mời ngồi xong rồi, Ðái Tôn nói:
- Tại Nhạc miếu nơi Thái an châu, có sùng tu Ngũ nhạc lầu , muốn
dựng một tấm bia cho nên tôi đến rước chú thợ tới đó chạm bia đá
ấy, bây giờ tôi đưa trước năm chục lượng bạc đây, xin chú chịu
khó đi đến đó. rồi giá cả bao nhiêu sẽ tính.
Kim Ðại Kiên thấy năm chục lượng bạc thì trong lòng cả mầng, bèn
mời Ðái Tôn lại tiệm rượu mà thết đải , ăn uống rồi Kim Ðại Kiên
trở về nhà sắm sửa nang thác rồi ba người ra đi Ði khỏi thành Tế
châu đặng mười dặm thì Ðái Tôn nói :
- Nhị vị tiên sanh thủng thỉnh đi sau, để tôi đi trước thông tin
cho anh em tôi hay, đặng có nghinh tiếp.
Nói rồi liền mang giáp mạ vào mà chạy như tên bay.
Còn hai người ấy mang gói mà đi chậm chậm.
Ði đến xế qua thì thấy có một tốp hảo hớn, ước chừng bốn năm
mươi người.
Người đi đầu nhảy ra nạt lớn rằng :
-Hai đứa bây là người gì mà dám cả gan đến chốn nầy ? Lâu la bắt
nó lên núi, đặng có làm thịt lấy gan cho ta uống rượu.
nguyên người ấy là Vương Hoài Hổ )
Tiêu Nhượng thưa rằng :
- Hai đứa tôi đi chạm bia đá nơi Thái An châu , chẳng có tiền
bạc cũng không có quần áo cho xứng đáng.
Vương Hoài Hổ nạt rằng :
- Chẳng phải ta muốn tiền bạc và y phục đâu , ta muốn lấy gan
của hai đứa bây đặng có uống rượu mà thôi.
Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên nổi giận, bèn huơi roi xốc lại đánh
Vương Hoài Hổ.
Ðánh đặng năm sáu hiệp Vương Hoài Hổ trá bại mà chạy.
Hai người đều muốn rượt theo, bỗng nghe trên núi có tiếng đồng
la, bên tả thì có Tống Vạn. bên hữu thì có Ðổ Thiên, sau lưng có
Trịnh Thiên Thọ, mỗi người đều đem ba mươi tên quân áp lại bắt
sống Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên mà khiêng tuốt vào rừng.
Trong khi khiêng đi thì bốn người hảo hớn nói với hai người ấy
rằng :
- Chúng ta vâng lịnh Triệu thiên vương đến rước nhị vị lên núi
nhập lỏa.
Tiêu Nhượng nói :
- Chúng tôi trói gà không chặc, trên sơn trại đem tôi về có ích
gì ?
Ðổ Thiên hói :
- Quân sư tôi đã quen và biết tài lực của nhị vị thế nào, cho
nên mới sai Ðái Tôn đến nhà mà rước.
Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên lấy mắt nhìn nhau, tuy lòng không
muốn song không dám cự.
Ðến chừng đi tới tiệm rượu Châu Quí, thì mấy người ấy vào đó ăn
uống với nhau.
Mản tiệc rồi, Châu Quí kêu thuyền qua rước mấy người ấy về đại
trại.
Triệu Cái , Ngô Dụng và các đầu lảnh đều mừng rỡ , khiến dọn
tiệc thết đãi.
Trong khi ăn uống, Ngô Dụng tỏ ý mình muốn làm thơ trả lời cho
Thái sư.
Hai người ấy nói :
- Hai đứa tôi đều ở đây thì cũng không hại gì, ngặt vì gia quyến
ở nhà, quan quyền hay đặng, ắt là bắt buộc khó lòng !
Ngô Dụng nói :
- Nhị vị chớ lo việc ấy, ngày mai sẽ biết.
Bèn ăn uống với nhau cho đến canh ba mới mản tiệc.
Rạng ngày có lâu la báo rằng:
- Ðã đến rồi.
Ngô Dụng nói với Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên rằng: xin nhị vị
hãy xuống núi nghinh tiếp gia quyến.
Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên nghe nói đều bán tín bán nghi, bèn
xuống giữa chặng núi thì gặp kiệu của gia quyến mình lên tới đó.
Hai người sửng sốt , hỏi hết căn duyên, thì gia quyến đáp rằng :
- Khi tướng công đi rồi thì có một tốp người khiêng kiệu đều nói
với tôi rằng : tướng công đương ở tiệm ngủ ngoài thành , trong
mình cảm mạo phong hàn, mang bịnh cũng nặng, nên sai chúng nó
đến nghinh tiếp. Vì vậy, tôi mới nghe lời, lên kiệu cho mấy
người ấy khiêng thẳng đến đây.
Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên nghe rồi thì rặt có sắc buồn , không
nói chi hết an lòng trở lên tra mà nhập lỏa.
Ðến nơi Ngô Dụng thương nghị cùng Tiêu Nhượng khiến mạo tuồng
chữ của Thái Kinh mà cứu Tống Giang.
Kim Ðại Kiên nói :
- Các ấn của Thái Kinh tôi đều có khắc hết. Miển là làm thơ cho
rồi, thì ấn ấy cũng phải xong.
Triệu Cái và Ngô Dụng đều mừng.
Giây lâu Tiêu Nhượng viết thơ rồi, thì Kim Ðại Kiên khắc ấn cũng
rồi nữa.
Ngô Dụng coi đi coi lại một hồi rồi mới trao cho Ðái Tôn.
Ðái Tôn từ giã các vị hảo hớn xuống núi , tiểu lâu la đưa qua
đến tiệm rượu Châu Quí.
Ðái Tôn lấy giáp mã mang vào, rồi từ biệt Châu Quí mà đi thẳng. |