COI THIEN THAI ENTERTAINMENT NETWORK

Coi Thien Thai - Vietnamese Entertainment Network

Please click the banner to support Coi Thien Thai !

Please click to support Coi Thien Thai!

TÌNH CA MÙA THU

Tác giả: Quỳnh Dao

[Chương 1][Chương 2][Chương 3][Chương 4][Chương 5][Chương 6][Chương 7][Chương 8][Chương 9][Chương 10]
[Chương 11][Chương 12][Chương 13][Chương 14][Chương 15][Chương 16][Chương 17][Chương 18]
[Chương 19][Chương 20]

Chương 19

flower

Trong cái hôm lễ tang giáo sư Khưu, Thạch thật là bận rộn.
Thầy Khưu mặc dù không có thân nhân, nhưng đồng nghiệp và học trò khá đông. Trương Bình Thiên và vợ cũng có đến.
Sau buổi tang lễ, Thạch còn phụ giúp giáo sư chủ nhiệm khoa, thu dọn sách vở và tư liệu trong phòng giáo sư Khưu. Công việc tiến hành đến ba hôm mới xong. Khi đã hoàn tất, căn phòng chỉ còn là khoảng không gian trống trải. Thạch đã bước ra sau ký túc xá với một chút cảm hoài!... Bấy giờ trời đã ngả về chiều. Bãi cỏ sau nhà nhuộm đỏ ráng hoàng hôn. Thạch tựa người vào thân cây, nhìn lên bầu trời. Cái màu sắc mùa thu làm Thạch nhớ đến hôm nào ở Boston. Thạch sợ nhất là cái cảnh sắc của mùa thu. Cái ảm đạm nặng nề đè nặng trên vai. Vậy mà có một lần Gia Lợi đã nói:
- Em thích nhất là cái mùa này. Bởi vì mùa xuân thì trời tươi quá, làm cho con người dễ say đắm. Mùa hạ lại nóng quá, làm cho con người dễ bực dọc. Mùa đông thì lại quá lạnh, làm cho con người co ro chỉ muốn ngủ. Trong khi mùa thu lại ngập đầy ý thơ, bắt con người phải nghĩ ngợi. Anh có đồng ý không? Mặc dù nó hơi thê lương, nhưng con người mà có chút buồn buồn thì mới thích suy nghĩ.
Một con người khi thấy buồn mới thích suy nghĩ, mới hiểu được thế nào là cuộc đời ư? Thạch nhìn ra ngoài đường. Xe cộ đang chạy một cách liên tục. Có ai ở không mà nghĩ ngợi.
Men theo con đường trải đá. Thạch đi về phía nhà trường. Chàng đã gặp giáo sư chủ nhiệm khoa.
- Chào cậu Thạch, cậu cũng đến đây đấy à?
- Tôi chỉ đi ngang qua đây thôi.
Giáo sư chủ nhiệm khoa ngập ngừng một chút nói:
- Cậu Thạch, tôi định nói với cậu thế này. Như cậu biết đấy, giáo sư Khưu đã không còn. Thành thử tôi nghĩ nếu cậu không còn thấy thích, cậu cứ nói một tiếng, tôi sẽ không giữ cậu lại đâu.
Thạch lắc đầu:
- Không, chính vì thầy Khưu không còn, nên tôi quyết định ở lại.
- Thật chứ?
- Vâng! Tôi chỉ mới quyết định đây thôi.
Thạch nói và giáo sư chủ nhiệm bước tới xiết chặt vai chàng:
- Vậy thì tuyệt quá! Tôi không dám tin điều này. Tôi không ngờ cậu lại nhiệt huyết như thế!
- Tôi sẽ làm tất cả những điều đã thảo luận với giáo sư Khưu. Ngoài chuyện mở phân khoa báo chí, tôi cũng sẽ cố gắng xúc tiến chuyện cho ra một tập san văn học.
Trên đường về nhà, Thạch thấy nhẹ phần nào. Vừa bước vào cửa Thạch đã nói với cha mẹ:
- Con có việc cần thưa với cha mẹ.
- Có quan trọng lắm không?
- Cũng không quan trọng lắm. Con định là tạm thời con ở lại, không về Mỹ.
Cha của Thạch đã ngơ ngác nhìn Thạch:
- Con nói sao?
- Trước khi về đây, con đã xin phép nhà trường bên ấy tạm nghỉ một năm. Bây giờ về đây, con thấy cái quyết định của con rất thích hợp. Bởi vì mỗi lần về là một khó khăn. Không về thì thôi, mà đã về thì phải ở lại lâu một chút. Trường đại học ở đây, họ cũng đã mời con ở lại diễn giảng cái môn ma con ưa thích. Con định thử xem sao. Một điểm khác nữa là ở nước ngoài hơn mười năm qua, con thấy nhớ nhà quá. Về đây được rồi, bỏ đi không đành. Con ở lại đây mà vẫn lãnh năm mươi phần trăm lương bên kia rồi còn có tiền dạy học ở đây nữa. Như vậy, sống cũng thoải mái.
Cha của Thạch không dằn được, đứng dậy nói:
- Con đừng nói thêm gì nữa. Cha chỉ cần biết chuyện con ở lại là đã có sự thỏa thuận của Ức San chưa?
Thiên Thạch nhìn lên:
- Dạ, chưa.
- Con thử nghĩ xem, nếu bây giờ mà con không quay lại nước Mỹ, liệu Ức San có chịu làm lễ cưới với con không?
- Con nghĩ là cô ấy sẽ đồng ý.
- Con đừng có nằm mơ.
Cha của Thiên Thạch nói, và quay về chỗ cũ ngồi xuống:
- Thiên Thạch, con nghĩ sao mà làm vậy? Đã quyết định là tháng chín lấy nhau, rồi sau đấy sẽ trở về Mỹ. Vậy mà bây giờ lại thay đổi, con có ý gì chứ? Phải chăng vì ảnh hưởng cái chết của giáo sư Khưu. Nếu vậy thì trẻ con quá! Con người sống chết có số mạng kia mà.
- Chuyện này không có dính dáng gì đến cái chết của giáo sư Khưu cả.
- Vậy thì vì lý do gì?
- Trước kia con đã muốn như vậy. Nhưng chưa dám quyết định. Con nghĩ là sống ở đời thì cũng nên làm một cái gì mà mình ưa thích. Hiện nay, con chưa muốn trở về lại Mỹ. Con muốn được dạy học ở đây. Nhưng con cũng rất rõ là cha mẹ không muốn con ở lại. Có nhiều lý do, trước nhất là cha mẹ sợ Ức San sẽ không chịu làm lễ cưới với con. Thứ hai là cha mẹ sợ bạn bè cười. Nghĩ là con của ông bà Ái ở Mỹ, hẳn không làm được việc gì, nên mới ở lại đất nước này. Nhưng đâu phải ở lại tổ quốc mà tương lai mờ mịt đâu? Con cũng không nghĩ là Ức San sẽ từ chối lấy con vì con ở lại. Vì nếu thật sự yêu nhau, thì chuyện đó khôeng thành vấn đề, còn bằng không thì phải chịu thôi. Với con, ở lại mới thấy tâm hồn mình yên ổn, thoải mái, con có thể làm được điều mình mơ ước.
- Thiên Thạch! Con hết sức là vô lý. Nếu cuộc sống bên Mỹ của con là ngập đầy buồn chán là bởi vì con không có một mái ấm gia đình. Chuyện này có thể giải quyết được khi có Ức San. Còn đời sống vật chất thì cha chắc chắn là nó phải hơn hẳn ở đây.
- Nhưng con nào có nói là con không trở về nước Mỹ đâu. Để con thuyết phục Ức San cho.
Cha của Thạch đã lắc đầu:
- Đừng hòng, cha hiểu rõ tâm lý của gia đình bác Trần lắm!
Mẹ của Thạch chen vào:
- Anh Thành Dân à! Hay là chúng ta sang đấy thăm dò trước, coi họ sẽ phản ứng thế nào?
Cha của Thạch quay sang Thạch:
- Con bảo là chuyện con ở lại chỉ có tính cách tạm thời thôi chứ?
- Vâng!
Ông Thành Dân suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Cha cũng không biết phải làm thế nào? Chuyện cưới xin thì đang xúc tiến mà làm thế này hẳn họ không hài lòng. Mà con đã lần nào nói cho Ức San biết ý định chưa?
- Con đã nhiều lần đề cập nhưng cô ấy ngỏ ý không chịu. Ức San bảo là cô ấy muốn sang đó, không phải vì muốn hưởng thụ vật chất mà chỉ vì chán cái cảnh sống ở đây.
- Con thấy sao?
- Con chỉ thấy là cái ước muốn của Ức San chẳng qua là vì tò mò, chứ nơi nào thì cũng vậy thôi.
- Thế con định thuyết phục Ức San thế nào?
- Con cũng chưa biết, nhưng cứ để con thử xem.
- Nếu Ức San không chịu? Nghĩa là nếu con không quay về Mỹ ngay thì hủy bỏ lễ cưới? Con định thế nào?
Thạch chỉ ngồi ôm đầu không đáp. Cha Thạch quay sang mẹ chàng, hỏi:
- Đức Phương, em đã phân phát thiệp mời chưa?
Bà Đức Phương chưa kịp trả lời, thì cô Thúy đã vào mời dùng cơm. Bữa cơm hôm ấy thật nhạt nhẽo. Ăn xong Thạch về phòng ngay. Nằm trên giường chàng không làm sao dỗ được giấc ngủ. Thạch biết chuyện ý định muốn ở lại của chàng không những không được Ức San đồng ý mà cả cha mẹ mình cũng không muốn. Phải làm sao đây, nhưng cũng không thể bỏ đi trong lúc này. Thạch trằn trọc như vậy thật lâu mới chợp mắt được. Khi giật mình tỉnh dậy thì bên ngoài trời đã tối. Thạch bước ra phòng khách, thấy mẹ ngồi một mình:
- Mẹ, từ chiều đến giờ Ức San có đến không?
- Có. Lúc con ngủ say. San nó ngồi một chút rồi đi về.
Bà Đức Phương nói mà không ngửng đầu lên, Thạch bước đến quỳ dưới chân mẹ:
- Có phải chuyện con không quay về Mỹ làm mẹ buồn không?
Mẹ Thạch không trả lời câu hỏi của chàng, người chăm chú nhìn Thạch rồi nói:
- Thiên Thạch! Hãy cho mẹ biết nếu bây giờ Ức San không chịu làm lễ cưới thì con có buồn không?
Thạch ngồi thẳng lưng:
- Ức San đã nói với mẹ như vậy à?
- Ban nãy cha con có đề cập đến chuyện này. Ức San không có nói gì cả. Và cha con đã cùng với nó qua bên ấy rồi.
- Nhưng mà ít ra mẹ cũng thấy được thái độ của Ức San chứ?
- Mẹ cũng không biết nói sao. San chỉ nói là: Trước đó con đã đồng ý là tháng chín sẽ quay về nói Mỹ.
Thạch ngồi thừ người ra, chàng nhớ lại cái hôm ấy, khi ở cạnh Ức San, chàng đã có một buổi tối rất hạnh phúc.
- Con đã thay đổi nhiều lắm. Thiên Thạch ạ! Mẹ nhớ ngày xưa khi con còn nhỏ, con lúc nào cũng giữ lời. Vậy mà lần trở về này, con làm cái gì cũng bất nhất. Cái gì mình không chắc làm được thì hứa làm chi?
Thạch chợt giật mình. Đúng rồi! Tại sao ta lại yếu đuối như vậy? Mười năm ở nước Mỹ đã mài mòn con người đến độ như vậy ư?
- Con đã hứa là đưa Ức San đi, có phải không?
Thạch gật đầu.
- Vậy mà bây giờ con lại đòi ở lại?
Thạch đứng bật dậy:
- Vâng, nhưng con không hối hận về quyết định đó, ngay bây giờ con sẽ giải thích cho Ức San biết.
- Mẹ thấy thì tốt nhất con không nên đi ngay lúc này. Dù gì Ức San cũng đã biết quyết định của con. Hãy để cho nó có thời gian suy nghĩ. Vả lại cha con cũng đang ở bên ấy. À, mà quên nữa, ban nãy mẹ mới gọi điện thoại cho Thiên Mỹ, cho nó biết là con quyết định ở lại. Nó nói là ngày mai nó sẽ lên gặp con ngay.
 

Xin các bạn vui lòng nhấn chuột vào quảng cáo để ủng hộ Cõi Thiên Thai!

Please click to visit Coi Thien Thai's sponsor

(TRUYỆN QUỲNH DAO)

Join Cõi Thiên Thai's Mailing List To Receive Updates & News - (Recommended for people who live in Viet Nam)

Subscribe Unsubscribe

Last Update: July 12, 2005
This story has been read (Since July 12, 2005):

flower

This page is using Unicode font - Please download Unicode Font here to read
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail: [email protected]

Please click on the banners to visit our sponsors! Thank you!

Please click the banner to visit CoiThienThai.com's sponsors! Click here!

Please click the banner to visit CoiThienThai.com's sponsors! Click here!

Please click the banner to visit CoiThienThai.com's sponsors! Click here!

Please click the banner to visit CoiThienThai.com's sponsors! Click here!

Please click the banner to visit CoiThienThai.com's sponsors! Click here!
Advertise here! Click here!
(This window will be closed in 20 seconds)