Cho đến tiết thanh minh ấm áp, mười tám cái đầu
nhà Tư Mã vẫn treo lủng lẳng trên giá gỗ ngoài cổng Phúc Sinh
Đường. Chiếc giá gỗ dựng bằng năm cây sam to và thẳng đuột,
trông giống một cây đu. Những cái đầu xâu bằng dây thép, treo
dưới cây gỗ bắc ngang. Tuy đã bị lũ quạ, chim sẻ, chim cút mổ
hết thịt, nhưng vẫn rất dễ nhận ra đầu nào là đầu của vợ Tư Mã
Đình; đầu hai đứa con ngơ ngẩn của Tư Mã Đình; của vợ cả, vợ hai
và vợ ba của Tư Mã Khố; chín cái đầu của lũ con trai con gái do
ba người vợ của Tư Mã Khố đẻ ra, đầu của bố mẹ bà Ba đến thăm
con gái và đầu của hai người em của ông bà. Sau trận cướp phá,
thôn xóm sặc mùi chết chóc, những người sống sót thì như hồn ma,
ban ngày rúc vào chỗ tối, ban đêm mới dám mò ra. Chị Hai đi biệt,
không một mẩu tin. Thằng nhỏ chị để lại cho chúng tôi đã gây
biết bao phiền não. Trong những ngày nấp trong hầm tối, vì không
nỡ để nó chết đói mẹ buộc phải cho nó bú sữa. Nó ngoác miệng, mở
to cặp mắt thô lố, mút chùn chụt bầu vú vốn thuộc về tôi. Nó ăn
nhiều kinh khủng, ti đến nỗi hai bầu vú chi còn như hai cái túi
da lép, mà vẫn ngoác miệng ra khóc. Nó khóc như tiếng quạ, như
tiếng ếch, tiếng cú kêu. Ve ngoài của nó giống chó sói, chó
hoang, giống con thỏ rừng. Nó là kẻ thù không đội trời chung của
tôi. Khi nó độc chiếm bầu vú của mẹ, tôi chỉ khóc. Khi tôi giành
lại bầu vú của mẹ, nó cũng khóc. Khi gào khóc, nó vẫn mở to mắt.
Mắt nó như mắt của thằn lằn. Chị Chiêu Đệ chết tiệt đã đem về
một tiểu yêu do thằn lằn đẻ ra. Bị hai tầng xâu xé, mặt mẹ bủng
ra trên người đã thấy những mầm mống của bệnh tật, chẳng khác
những củ cải trải qua một mùa đông dài đặc dưới hầm. Trước tiên
là ở hai bầu vú của mẹ. Sữa ngày một ít đi, trong sữa tôi cảm
thấy mùi vị của củ cải thối. Cái thằng khốn nạn nhà Tư Mã, lẽ
nào mi không cảm thấy mùi vị đáng sợ ấy Của ai thì người ấy tiếc,
nhưng tôi không thể tiếc bầu vú của mẹ được nữa. Tôi không bú
thì nó bú. Hồ lô của tôi, bồ câu non của tôi, lọ sứ của tôi đã
nhăn nheo, thủy phần giảm, gân xanh chằng chịt, đầu vú thâm lại,
rũ rượi chúc đầu xuống.
Vì tính mạng của tôi và của thằng khốn nạn, mẹ mạnh dạn đưa các
chị tôi ra khỏi hầm, về với trần gian đầy ánh nắng. Lúa mạch ở
chái đông không còn một hạt, lừa và la cũng không còn, nồi niêu
bát đĩa vỡ nát, tượng Quan âm trên bàn thờ chỉ còn là cái xác
không đầu. Mẹ quên không dám áo lông chồn xuống hầm, áo chẽn
lông mèo rừng của tôi và chị Tám cũng mất. áo khoác của các chị,
vì bất li thân, nên vẫn còn, nhưng lông rụng từng mảng, các chị
giống như những con thú bị thương khắp người. Bà nội nằm dưới
cái cối xay ở chái tây, ngốn hết hai mươi cân củ cải mẹ để lại,
ị ra một đống phân lổn nhổn như đá cuội. Khi mẹ vào cho bà ăn,
bà ném những cục phân khô vào người mẹ. Mặt bà nội như củ cải
thối, tóc bạc bết lại như sợi thừng, có lọn dựng ngược, lọn thì
rũ xuống lưng. Mắt bà nội có màu xanh lục. Mẹ chẳng còn cách nào,
chỉ lắc đầu, đặt mấy củ cải trước mặt bà nội. Người Nhật, có lẽ
là người Trung Quốc, chỉ để lại cho chúng tôi một phần nhỏ củ
cải đã mọc mầm. Mẹ tuyệt vọng quá, bê ra một cái vại chưa bị đập
vỡ, trong vại có gói bột thạch tín mà bà nội giấu kỹ. Mẹ đổ
thạch tín vào nồi củ cải. Thạch tín tan ra, mặt nồi có váng như
đầu, một mùi tanh bay lên. Mẹ dùng môi khuấy đều, múc lên một
môi rồi rót xuống nồi: một thứ nước đục lờ chảy qua chỗ môi mẻ,
rớt tong tỏng. Hai bên mép mẹ giật giật một cách kỳ quái. Mẹ múc
củ cải ra cái bát mẻ, bảo chị Lãnh Đệ:
- Lãnh Đệ, đem bát củ cải vào cho bà nội.
Chị Ba nói:
- Mẹ cho thuốc độc vào củ cải à?.
Mẹ gật.
- Để bà nội trúng độc mà chết hả mẹ? Chị Ba hỏi.
Mẹ nói:
- Cả nhà cùng chết!
Các chị khóc ầm lên, chị Tám mù cũng khóc theo, tiếng khóc mảnh
như sợi tơ, như tiếng vo ve của con ong mật. Chị Tám là thê thảm
nhất của nỗi thê thảm, đáng thương nhất của sự đáng thương.
- Mẹ ơi, chúng con không muốn chết!
Các chị van xin mẹ. Tôi cũng hùa theo khóc tấm tức:
- Mẹ.. mẹ...
Mẹ nói:
- Khổ thân các con!...
Mẹ khóc òa lên, khóc rất lâu chúng tôi khóc theo. Mẹ hỉ mũi rõ
kêu, quẳng cái bát cùng với thạch tín ra sân, nói:
- Không chết nữa! Chết đã không sợ, thì sống không có gì phải sợ
cả!
Nói xong, mẹ đứng dậy dẫn chúng tôi ra phố tìm cái ăn. Chúng tôi
là những người đầu tiên xuất hiện ngoài đường.
Lúc đầu, khi trông thấy những cái đầu của nhà Tư Mã, các chị còn
có vẻ sợ; vài hôm sau, các chị coi như không có gì xảy ra. Thằng
khốn nhà Tư Mã mẹ bế đằng trước, đối xứng với tôi ở phía sau
lưng. Mẹ có lần chỉ vào những cái đầu treo lủng lẳng đó, khẽ bảo
nó:
- Con ơi, hãy nhớ lấy!
Mẹ và các chị ra khỏi thôn, ra đồng đào rễ cỏ rửa sạch, đem về
giã nhỏ nấu cháo. Chị Ba rất thông minh, chị tìm ra hang chuột
đồng, không những thịt rất thơm, mà còn lấy được lương thực giấu
trong hang. Các chị còn đan lưới bằng chỉ gai, bắt những con cá,
con tôm gầy đét và thâm sì sau một mùa đông nhịn đói. Một hôm,
mẹ thử đút cho tôi một thìa cháo cá, tôi lập tức nhổ ra và cất
tiếng khóc. Mẹ đút thìa cháo vào miệng thằng khốn nhà Tư Mã, nó
nuốt luôn. Mẹ lại đút cho nó thìa nữa, nó lại nuốt. Mẹ phấn khởi,
nói:
- Tốt rồi, thằng oan nghiệt này ăn lấy được rồi!
- Còn con thì sao?
Mẹ nhìn tôi:
- Con cũng đã đến lúc cai sữa rồi!
Tôi kinh hoảng túm chặt bầu vú của mẹ.
Noi gương chúng tôi, những người trong thôn mò ra khỏi nhà. Tai
họa khủng khiếp giáng lên đầu lũ chuột đồng, rồi tiếp theo là
thỏ, cá tôm, ốc, hến, rắn, nhái. Trên những cánh đồng mênh mông,
mọi sinh vật chỉ còn sót lại cóc tía có nhựa độc và loài chim có
cánh. Nếu như rau dại không mọc kịp thời, thì quá nửa người dân
trong thôn đã chết đói. Sau tết thanh minh, hoa đào rụng cánh,
hơi nước lang thang trên mặt ruộng, đất đai đã cựa mình đợi gieo
trồng, nhưng chúng tôi không có gia súc, không có hạt giống. Khi
nước trong đầm đã đầy, những con nòng nọc béo mẫm bơi dày đặc
ven hồ và ao chuôm, dân chúng bắt đầu bỏ quê, tha phương cầu
thực. Đến tháng Tư gần như cả thôn bỏ đi hết, nhưng sang tháng
Năm, phần lớn lại trở về. Ông Ba Phàn nói, dù sao thì nơi đây
còn có rau dại, cỏ dại ăn đỡ đói, những nơi khác, ngay cả rau
dại cỏ dại cũng không còn. Đến tháng Sáu có rất nhiều người nơi
khác đến đây. Lúc đầu, họ ngủ trong nhà thờ, trong cái sân sâu
hun hút của nhà Tư Mã, trong khu vục cối xay bột bỏ hoang. Họ
điên khùng như những con chó đói, cướp giật hết thức ăn của
chúng tôi. Về sau, ông Ba Phàn tập hợp những người đàn ông trong
thôn mở đợt truy đuổi những kẻ ngụ cư. Ông Ba Phàn là lãnh tụ
của chúng tôi. Đám ngụ cư cũng cử ra lãnh tụ của chúng. Đó là
một thanh niên có cặp lông mày rậm. Anh ta là một tay săn chim
cừ khôi, lúc nào cũng có hai cây cung giắt ở thắt lưng, vai đeo
chéo một túi vải, trong đó chứa đầy những viên dạn nặn bằng đất
sét. Chị Ba khi đào rau dại đã chúng kiến tuyệt kỹ của anh ta:
Hai con gà gô đang giao phối trên lưng chừng trời, anh ta rút
cây cung, cũng không thèm ngắm, gần như bắn chơi một viên, con
gà gô rơi thẳng đứng ngay dưới chân chị Ba. Anh ta cầm con gà gô
bước tới chỗ chị Ba. Chị căm thù nhìn anh ta. Ông Ba Phàn đã
tuyên truyền rất nhiều về những kẻ ngụ cư, nhen lên mối hận thù
của chúng tôi với họ. Anh ta không những không nhặt con gà gô
dưới chân chị, mà còn đưa nốt con gà gô trên tay rồi đi luôn,
không nói câu nào.
Chị Ba cầm hai con gà gô về nhà, để mẹ ăn phần thịt, các chị và
thằng khốn húp xương ninh nhừ, còn xương không thì dành cho bà
nội. Bà nhai rôm rốp. Chị Ba giữ bí mật cho riêng mình về chuyện
anh chàng ngụ cư cho chị gà gô. Rất nhanh, gà gô biến thành mùi
vị thơm ngon của sữa, chảy vào dạ dày tôi. Một bận, nhân lúc tôi
ngủ, mẹ thử nhét vú vào miệng thằng khốn Tư Mã, nhưng nó từ
chối. Nó lớn lên nhờ rễ cỏ vỏ cây, ăn khỏe kinh khủng, thứ gì
đưa vào là hắn ăn tuốt. Đúng là một con lừa, mẹ nói vậy, số mi
là số ăn cỏ. Phân của nó thải ra cũng giống như phân lừa, phân
ngựa. Hơn thế, mẹ còn cho rằng nó có những hai dạ dày, biết nhai
lại. Thường trông thấy cỏ dại ợ ra trong miệng nó. Nó lim dim
mắt nhai rào rạo có vẻ rất ngon lành, mép sùi bọt trắng. Nhai kỹ
rồi, nó dưới cổ nuốt ục một cái vào bụng.
Dân làng trong thôn mở cuộc chiến với dân ngụ cư. Trước tiên,
ông Ba Phàn nói lý với bọn chúng, mời chúng đi khỏi địa phận
chúng tôi. Đại biểu dân ngụ cư lại chính là chuyên gia về săn
bắt chim, có biệt hiệu là Hàn Chim, người đã tặng chị Ba hai con
gà gô. Tay giữ chặt cây cung bắn liên châu, anh ta cũng dùng lý
lẽ để bác bỏ, không chút nhân nhượng. Anh ta nói rằng, vùng Cao
Mật vốn là đất vô chủ, đất hoang, mọi người đều là dân từ nơi
khác đến, các ông ở được, tại sao chúng tôi không được ở? Lời đi
tiếng lại, thành ra cãi nhau, cãi hăng quá biến thành xỉa xói,
giằng kéo. Trong thôn có một anh chàng hung hăng biệt hiệu là
Sáu-bạo-phổi, từ phía sau ông Ba Phàn nhảy vọt ra, nhằm đầu bà
mẹ Hàn Chim vụt một gậy sắt. Bà lão vỡ óc, chết tại chỗ. Hàn
Chim rú lên một tiếng như con sói bị thương, rút cây cung bắn
một phát đạn đôi, vỡ tung hai mắt của Sáu-bạo-phổi. Tiếp theo là
một cuộc hỗn chiến. Những người ngụ cư yếu thế. Hàn Chim cõng
xác mẹ, vừa đánh vừa rút lui về dưới chân Bãi-Cát-Dài. Hàn Chim
đặt xác mẹ xuống, đặt đạn vào đây cung nhằm ông Ba Phàn, nói:
- Lão đầu sỏ kia, không nên cạn tàu ráo máng. Con giun xéo lắm
cũng quằn đấy!
Lời chưa dứt, một tiếng phụt, viên đạn xé rách tai trái ông Ba
Phàn. Hàn Chim nói:
- Ta nể lão cũng là người Trung Quốc, tha chết cho lão!
Ba Phàn ôm cái tai rách đôi, lẳng lặng rút lui.
Những người ngụ cư dựng lên mấy chục túp lều từ chân
Bãi-Cát-Dài, giành lấy chỗ đứng cho mình. Mười mấy năm sau, nơi
dây trở thành thôn trang. Lại qua đi mười mấy năm, trở thành một
thị trấn phồn hoa, nhà cửa nối liền với trấn Đại Lan, chỉ một
khoảng trống là cái đầm lớn và một con đường nhỏ. Những năm 90,
Đại Lan trở thành thành phố, thị trấn Bãi-Cát-Dài trở thành khu
Loan Tây của thành phố. Khi ấy, nơi đây xây dụng một Trung tâm
nuôi chim phương Đông; những giống chim quý đã tuyệt chủng ở
nhiều nước, có thể mua được ở đây. Đương nhiên, việc mua bán
chim thú quí phải tiến hành bí mật. Người sáng lập Trung tâm
Chim là con trai Hàn Chim, có biệt hiệu Hàn Vẹt. Hàn Vẹt giàu
lên nhờ nuôi dưỡng, nhân giống và lai tạo giống mới, giống chim
vẹt, và được sự trợ giúp của vợ là Cảnh Liên Liên, anh ta vang
bóng một thời, sau đó bị ngồi tù.
Hàn Chim chôn mẹ trên Bãi-Cát-Dài. Tay xách cung, nói giọng vùng
khác, anh ta đi hai vòng trên phố, miệng thì chửi bới, ý tứ như
sau:
- Tao bây giờ là thằng độc thân, giết một người hòa vốn, giết
hai người lãi một. Mong các người coi như không có chuyện gì xảy
ra.
Tấm gương Sáu-bạo-phổi mù cả hai mắt và lão Ba Phàn đứt đôi vành
tai sờ sờ ra đấy! Những người trong thôn không ai muốn dằn mặt
anh ta. Với lại, chị Ba nói, người ta đã phải trả giá bằng cái
chết của bà mẹ rồi.
Từ đó, dân ngụ cư và dân trong thôn chung sống hòa bình với
nhau, tuy bằng mặt chẳng bằng lòng. Chị Ba và Hàn Chim hầu như
mỗi ngày đều gặp nhau ở nơi lần đầu họ gặp nhau, tặng gà gô cho
nhau, lúc đầu làm ra vẻ ngẫu nhiên, sau đó trở thành hẹn ước nơi
điền dã, chưa gặp mặt thì chưa về. Hai bàn chân chị Ba đã biến
nơi hẹn hò thành một mảnh đất trống trơn, không cỏ nào mọc được.
Mỗi lần gặp, Hàn Chim đều không nói gì, chỉ bỏ chim lại rồi đi,
lúc thì đôi chim gáy, lúc con vịt trời.
Một bận, anh ta bỏ lại một con chim cực lớn, dễ đến ba mươi cân,
chị Ba vất vả lắm mới vác được nó về nhà. Ngay cả ông Ba Phàn là
người hiểu rộng biết nhiều cũng không biết nó là chim gì. Tôi
chỉ biết rằng thịt nó cực ngon, tất nhiên là tôi cảm nhận mùi vị
ấy qua sữa của mẹ.
Ông Ba Phàn cậy vào mối quan hệ thân mật với gia đình tôi, đặc
biệt lưu ý mẹ tôi về mối quan hệ giữa chị Ba với Hàn Chim. Những
lời ông nói rất kém giá trị, thối tha nữa là khác:
- Cô cháu đâu này, con đĩ nhà mình với thằng bắt chim ấy mà...
Hừm, bại hoại luân thường! Mọi người thấy chướng mắt lắm!
Mẹ nói:
- Nhưng nó còn nhỏ mà?
Ông Ba Phàn nói:
- Con gái nhà chị khác con nhà người ta!
Mẹ vặc lại một câu:
- Cái bọn rỗi hơi ấy cho chúng nó xuống địa ngục!
Tuy mẹ cãi lại ông Ba Phàn, nhưng khi chị Ba lễ mễ vác con sếu
đầu đỏ về nhà, mẹ đã nói chuyện nghiêm chỉnh với chị:
- Lãnh Đệ! - Mẹ nói - nhà mình không ăn thịt chim của người ta
nữa?
Chị Ba nhướng mắt hỏi:
- Sao thế, mẹ? Anh ấy bắt chim còn dễ hơn mình bắt rận ở trên
người?
Mẹ nói:
- Dễ mấy cũng là người khác bắt, con không hiểu câu há miệng mắc
quai hay sao?
Chị Ba nói:
- Sau này ta sẽ trả nợ anh ấy?
Mẹ hỏi:
- Lấy gì để trả?
Chị Ba nhẹ như không:
- Con lấy anh ấy.
Mẹ nghiêm sắc mặt:
- Lãnh Đệ, hai chị con đã đủ cho nhà Thượng Quan xấu hổ rồi, đến
lượt con, nói gì thì mẹ cũng không chịu đâu?
Chị Ba vùng vằng:
- Mẹ nói hay nhỉ! Nếu không có anh ấy, liệu nó có được như vậy
không?
Chị Ba chỉ vào tôi, lại chỉ vào thằng khốn nhà Tư Mã:
- Và cả nó nữa!
Mẹ nhìn khuôn mặt hồng hào của tôi và khuôn mặt hồng hồng của
thằng nước nhà Tư Mã, không nói lại được câu nào. Lặng đi một
lúc, mẹ nói:
- Lãnh Đệ, từ nay trở đi không thèm ăn thịt chim của nó nữa!
Hôm sau, chị Ba xách về một xâu chim cu ngói, giận dỗi quẳng
dưới chân mẹ.
Thấm thoát đã sang tháng Tám, từng đàn chim nhạn từ phương xa
bay về, đậu trên vùng đầm phía tây nam thôn tôi. Người trong
thôn và dân ngụ cư dùng lưỡi câu, dùng lưới - những phương thức
cổ lỗ - để bắt chim nhạn. Lúc đầu bắt được rất nhiều, đến nỗi
chỗ nào cũng có lông nhạn, nhưng rồi những con nhạn tinh khôn
ra, không đỗ ở những nơi rất sâu trong đầm lầy, ngay cả những
con cáo cũng không thể đặt chân tới, khiến những mánh lới của
mọi người đều đã tràng xe cát, chỉ có chị Ba mỗi ngày đem về một
con nhạn khi còn sống, lúc đã chết, có trời mới biết Hàn Chim
làm thế nào để bắt được chúng.
Trước sự thực đó, mẹ đành thỏa hiệp, vì rằng nếu không ăn thịt
chim của Hàn Chim cho, chúng tôi sẽ thiếu dinh dưỡng; sẽ như
phần lớn số người trong thôn, phù thũng, thở nặng nhọc, hai mắt
đỏ như lửa cứ nháy liên tục. Mà nhận chim của Hàn Chim thì chắc
chắn là có một con rể chuyên gia về săn bắt chim tiếp theo rể
đội trưởng Đội Hỏa mai và rể chuyên gia phá cầu.
Buổi sáng ngày mười sáu tháng Tám, chị Ba lại ra chỗ cũ để lấy
chim. Chúng tôi ngồi đợi ở nhà. Mọi người đã ngán ăn thịt nhạn
có vị có xanh, hi vọng Hàn Chim đổi khẩu vị, cho chúng tôi loại
chim khác. Chúng tôi không dám mơ ước chị Ba lại đem về một con
chim cực lớn, thịt thơm ngon như ngày nào, nhưng rất có thể chị
đem về đại loại như vịt trời, chim cút, cu gáy, ngỗng trời chăng
hạn.
Chị Ba trở về tay không, hai mắt đỏ như hạt đào vì khóc. Mẹ hỏi
nguyên do, chị nói:
- Hàn Chim đã bị một bọn mặc quân phục đen, đeo súng trường,
cưỡi xe đạp bắt đi rồi... Cùng bị bắt là mười mấy thanh niên
trai tráng. Họ bị trói thành một xâu. Hàn Chim cố vùng ra, bắp
thịt ở vai gồng lên như những quả bóng nhỏ. Bọn lính dùng báng
súng nện vào mông vào lưng, đá vào chân Hàn Chim. Anh ta vằn mắt
lên, đỏ quạch như sắp bật máu hoặc sắp tóe lửa. - Các ông bắt
tôi vì tội gì - Hàn Chim gào lên. Một tên tiểu đầu mục bốc một
nắm bùn ném vào mặt Hàn Chim bịt kín cả hai mắt. anh ta gầm thét
như con thú cùng đường. Chị Ba chạy vượt lên gọi to: Anh Hàn
Chim... Dừng lại! Chị gọi nữa: - Anh Hàn Chim. Bọn lính nhìn
chị, cười đểu cáng. Cuối cùng, chị Ba nói: - Hàn Chim, em đợi
anh! Hàn Chim quát to: Cút mẹ cô đi, ai cần cô đợi?
Bữa trưa, nhìn nồi canh rau dại có thể soi gương, chúng tôi -
tất nhiên trong đó có mẹ tôi - mới thấm thía tầm quan trọng của
Hàn Chim đối với gia đình tôi. Chị Ba nằm sấp trên giường, khóc
hai ngày hai đêm. Mẹ dùng mấy chục cách để chị nín nhưng không
kết quả.
Sau ngày Hàn Chim bị bắt được ba hôm, chị Ba ngồi dậy, chân
trần, chị để hở ngực mà không xấu hổ bước ra sân. Chị trèo lên
ngọn cây thạch lựu, sức nặng uốn cành lựu cong như một cây cung.
Mẹ vội kéo chị xuống, chị nhanh nhẹn chuyền sang cây ngô đồng,
rồi từ cây ngô đồng chuyền sang cây trứng gà, từ cây trứng gà
chị nhảy xuống nóc nhà. Chị nhanh nhẹn đến mức khó tin, như mọc
thêm đôi cánh. Chị cưỡi trên nóc nhà, hai mắt ngây dại, nụ cười
mê hồn nở trên khuôn mặt. Mẹ đứng dưới sân, van vỉ rất đáng
thương:
- Lãnh Đệ, con gái yêu của mẹ! Xuống đi con, từ nay mẹ không bắt
khoan bắt nhặt con nữa, con muốn làm gì thì làm!
Chị Ba không phản ứng gì, hình như chị đã biến thành chim, không
hiểu tiếng người. Mẹ gọi chị Tư, chị Năm, chị Sáu, chị Bảy, chị
Tám và cả thằng nhóc nhà Tư Mã ra sân, bảo các chị cùng gọi chị
Ba. Các chị nước mắt ràn rụa, lên tiếng gọi. Chị Ba vẫn thản
nhiên như không. Chị nghiêng đầu, gặm gặm vào vai như chim rỉa
lông. Đầu chị quay đi, quay lại với một góc khá rộng, cổ linh
hoạt như trục xoay, chị không những có thể gặm vào vai, mà có
thể cúi xuống gặm hai đầu vú nho nhỏ. Tôi không nghi ngờ rằng
chị có thể cúi xuống gặm mông, vào gót chân, hễ muốn là chị có
thể tiếp xúc với bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
Trên thực tế, tôi cho rằng, khi chị Ba ngồi trên nóc nhà, chị đã
nhập vào thế giới của loài chim, suy nghĩ là suy nghĩ của chim,
hành vi là hành vi của chim, thái độ là thái độ của chim. Tôi
cho rằng, nếu như mẹ không gọi một số người cương quyết như ông
Ba Phàn, lấy máu chó đổ lên đâu chị Ba, chắc chắn chị sẽ mọc
thêm đôi cánh tuyệt đẹp, biến thành một con chim đẹp, không là
phượng hoàng thì là khổng tước, không là khổng tước thì là gà
nấm, dù biến thành chim gì thì chị cũng cất cánh bay cao, đi tìm
Hàn Chim của chị. Nhưng cuối cùng lại là một kết quả đáng hổ
thẹn và đáng giận: ông Ba Phàn sai Trương Mao Lâm, một thanh
niên có thân hình nhỏ bé, linh hoạt, có biệt hiệu là Lâm-khỉ,
xách một thùng máu chó, bí mật trèo lên nóc nhà tiếp cận chị Ba
từ phía sau rồi đổ úp lên đầu chị. Chị Ba nhảy dựng lên, giang
rộng hai tay mang đầy ý niệm về bay lượn nhưng thân thể chị thì
lại lăn lông lốc trên mái hiên rồi rơi xuống lối đi đầy gạch vỡ.
Đầu chị thủng một lỗ to bằng hạt hạnh, máu chảy nhiều, chị ngất
đi.
Mẹ vừa khóc vừa bốc một nắm tro đắp vào lỗ thủng trên đầu chị,
rồi cùng với chị Tư chị Năm, rửa sạch máu chó trên người chị,
khênh chị vào giường. Lúc chạng vạng tối, chị Ba tỉnh lại. Mẹ
rưng rung nước mắt, hỏi:
- Lãnh Đệ, con khỏi hẳn chưa?
Chị nhìn mẹ, có vẻ như gật đầu lại hình như không phải là gật.
Nước mắt chị rơi lã chã: Mẹ nói:
- Khổ thân con tôi.
Chị Ba lạnh lùng nói:
- Anh ấy bị bắt sang Nhật rồi, mười tám năm sau mới trở về. Mẹ
lập bàn thờ cho con, con là Tiên Chim đấy!
Nghe chị nói vậy, mẹ như sét đánh ngang tai, lòng rối như tơ vò.
Mẹ nhìn nét mặt đầy yêu khí của chị Ba, có bao nhiêu diều muốn
nói, nhưng rồi mẹ lại thôi. Chỉ trong một giai đoạn lịch sử ngắn
ngủi vùng Cao Mật, từng có sáu người, toàn là nữ, vì tình duyên
trắc trở, vì vợ chồng cơm chẳng lành canh chăng ngọt, đã đội bát
nhang thờ thần cáo, thần chuột xù, thần rắn, thần hoan mặt rằn
ri, thần đợi... sống một cuộc sống bí ẩn, người người kinh sợ.
Nay một nàng Tiên Chim xuất hiện trong nhà tôi, mẹ vô cùng rầu
ruột, một cảm giác nặng nề, nhưng mẹ chưa khi nào nói nửa chữ
không, bởi vì cách đây mười năm đã có bài học xương máu: Cô vợ
trẻ của anh chàng lái lừa Viên Kim Tiêu là Phương Kim Chi tư
tình với một thanh niên kém tuổi hơn ở khu mộ địa. Người nhà họ
Viên đánh chết tươi chàng thanh niên nọ, Phương Kim Chi cũng bị
một trận thừa sống thiếu chết. Vừa thẹn vừa giận, cô uống thạch
tín nhưng bị lộ, người ta đổ phân vào miệng để cô nôn hết ra, cô
được cứu sống. Sau khi tỉnh lại, Phương Kim Chi tự xung là Nàng
Tiên Cáo nhập hồn, đòi lập điện thờ. Nhà họ Viên không chịu. Từ
đó nhà họ Viên thỉnh thoảng lại cháy nhà, nồi niêu xoong chảo vô
cớ bị vỡ nát, cụ cố nhà họ Viên rót rượu uống thì trong be rượu
chui ra một con thạch sùng, cụ bà nhà họ Viên hắt hơi văng ra
hai chiếc răng cửa từ trong lỗ mũi, nhà họ Viên nấu sủi cảo, khi
đổ ra là một chậu cóc chết. Họ Viên đành chịu thua, đặt thần vị
Nàng Tiên Cáo, để Phương Kim Chi sống trong tĩnh thất.
Tĩnh thất của Nàng Tiên Chim đặt tại chái đông. Mẹ cùng chị Tư,
chị Năm loại trừ tất cả chổi cùn rễ rách của Sa Nguyệt Lượng để
lại, quét sạch mạng nhện trên tường, bụi bặm trên xà nhà, dán
lại giấy cửa sổ, bày biện hương án ở góc trong phía bắc, thắp ba
cây đàn hương còn thừa trên bàn thờ Quan âm Bồ Tát của bà nội.
Nhưng còn Nàng Tiên Chim thì hình dáng như thế nào? Mẹ đành hỏi
ý kiến của chị Ba. Mẹ quì trước mặt chị, thành tâm rất mục:
- Thưa Cô, thần tượng bày trên hương án thì thỉnh ở đâu?
Chị Ba ngồi ngay ngắn, mắt nhắm, mặt đỏ hồng, hình như đang trải
qua một giấc mơ đẹp. Mẹ không dám sống sượng, hỏi lại lần nữa
với thái độ chân thành. Chị Ba ngáp một cái thật dài, mắt vẫn
nhắm, bằng một giọng lơ lớ nửa tiếng chim nửa tiếng người, nói:
- Ngày mai sẽ có.
Sáng hôm sau, một người ăn xin có khuôn mặt mũi quạ, mắt diều
vào nhà tôi. Người ấy tay trái cầm gậy xua chó bằng trúc, tay
phải cầm bát tộ mẻ hai chỗ ở miệng, mình lấm lem như từ vũng bùn
chui ra hay mọi trải qua một cuộc hành trình vạn dặm ngay ở lỗ
tai cũng bám đầy bụi đất. Ông ta không nói nửa câu, lừ lừ đi vào
giữa nhà tự nhiên như đi vào nhà mình, mở vung, múc một bát rau
dại húp sùm sụp. Ăn xong, vẫn không nói một tiếng, ông ta đưa
ánh mắt sắc như dao nhìn như lột da mặt mẹ. Mẹ hơi hoảng, nhưng
vẫn làm ra vẻ thản nhiên, nói:
- Thưa ông khách, nhà nghèo chẳng có gì đãi đằng, nếu ông không
chê thì xin mời thứ này. Mẹ dưa cho ông một nắm rau dại, ông ta
không nhận, liếm cặp môi khô nẻ, nhiều chỗ rớm máu, nói:
- Con rể nhà bà có nhờ tôi đem đến hai vật này! Nói rồi, ông ta
cũng không ra ngoài. Chúng tôi nhìn manh áo mỏng rách bươm và
lớp da mốc thếch, sần sùi và bẩn thỉu của ông lộ ra qua lỗ thủng
trên áo, quả thực không hiểu ông cất hai vật đó ở chỗ nào. Mẹ
sốt ruột hỏi:
- Con rể nào.
Mũi diều mắt quạ nói:
- Tôi cũng không rõ anh con rể nào, chỉ biết anh ta câm, biết
chữ, biết sử dụng đao, cứu sống tôi một lần, tôi cũng cứu sống
anh ta một lần, thế là hòa, chẳng ai nợ ai. Do vậy, trước đây
hai phút, tôi còn lưỡng lự, xem có nên trả hai bửu bối cho bà
không? Nếu như lúc nãy tôi tự tiện múc cháo ăn, bà tỏ ra khiếm
nhã thì tôi lờ đi không trả. Nhưng bà không nói gì, lại còn cho
tôi cả mớ rau dại. Tôi đành trả cho bà. Nói rồi ông ta cầm cái
bát sứt đặt lên bếp, nói:
- Đây là cái bát sứ men xanh rạn vừng, nó là kỳ lân phượng hoàng
trong đồ cổ, là của độc trong thiên hạ. Anh con rể bà không biết
giá trị của nó. Anh ta được chia sau một trận vơ vét. Tôi lưu ý
bà về giá trị của nó. Còn cái này... - Ông ta tông đầu gậy xuống
đất, có tiếng kêu của vật rỗng.
- Có cần dao không? - Mẹ đưa con dao thái rau cho ông ta.
Ông ta đón lấy con dao chẻ đôi cây gậy một bức tranh cuộn tròn
rơi ra, bức tranh sơn đầu. Ông ta mở bức tranh, một mùi ẩm mốc
xộc lên mũi. Chúng tôi trông thấy chính giữa bức tranh bằng giấy
quyến đã ngả màu vàng, vẽ một con chim lớn thì sũng người:. rất
giống con chim thịt thơm phức mà có lần chị Ba đã đem về. Con
chim trong tranh ngẩng cao đầu cặp mắt to vô cảm nhìn chúng tôi.
Ông mũi diều mắt quạ không giải thích gì thêm về bức tranh và
con chim. Ông cuộn bức tranh lại, gác nó lên miệng cái bát cổ
rồi bước ra khỏi nhà, không ngoái lại. Hai tay ông đã được tự
do, vung vẩy vụng về theo mỗi bước đi.
Mẹ như cây tùng, tôi như cây tầm gửi. Năm chị em như năm cây
bạch hoa. Thằng nhóc nhà Tư Mã như cây tượng thu nhỏ. Chúng tôi
tụm lại thành một nhóm hỗn hợp, đứng lặng trúc cái bát tộ men
xanh và bức họa sơn dầu đầy bí ẩn. Nếu không có chị Ba cười
khanh khách trên giường, có lẽ chúng tôi đã hóa thành cây.
Lời tiên tri của chị Ba đã ứng nghiệm. Chúng tôi kính cẩn rước
chim vào tịnh thất, treo trên hương án. Cái bát cổ sứt miệng có
một lai lịch không bình thường như vậy, người trần mắt thịt đâu
dám dùng. Mẹ thành tâm dâng cái bát lên hương án, rót đầy nước
trong để chim uống. Cái tin nhà tôi được Nàng Tiên Chim nhập vào
chị Ba không cánh mà bay khắp vùng Cao Mật và còn lan xa hơn.
Người ta nườm nượp đến xin thuốc, xem bói. Nàng Tiên Chim chỉ
tiếp mỗi ngày mười người. Chị tự giam mình trong tịnh thất,
những người đến cầu Tiên đều quì ngoài cửa sổ. Giọng nửa người
nửa chim lọt qua lỗ thủng trên giấy dán cửa sổ, giúp người xem
ra khỏi bến Mê, cho phương thuốc chữa bệnh. Những đơn thuốc của
chị Ba, không, của Nàng Tiên Chim hết súc lạ lùng. Bài thuốc
chữa đau mắt của Tiên như sau: Ong mật một con, dế mèn một cặp,
bọ ngựa năm con, giun đất một con, giã nát đắp vào lòng bàn tay.
Người bệnh cầm lấy mảnh giấy bay ra từ trong cửa sổ, nhìn qua,
nét mặt khinh khỉnh:
- Đúng là Tiên Chim, toàn là những thức ăn của chim.
Anh ta bất mãn ra về. Chúng tôi sợ thay cho chị. Cào cào châu
chấu đều là thức ăn của chim, làm sao chữa được bệnh đau mắt?
Chính lúc đang nghĩ ngợi miên man như vậy, người bệnh kia chạy
trở lại như bay, quì sụp trước cửa sổ, dập đầu lạy như tế sao,
luôn miệng khấn:
- Xin Tiên Cô tha tội! Xin Tiên Cô tha tội!
Chị Ba trong buồng cười nhạt. Về sau tôi nghe kể lại rằng, người
bệnh lắm điều đó vừa ra khỏi cổng liền bị một con diều hâu từ
trên trời lao thẳng xuống đầu, chộp lấy chiếc mũ của ông ta rồi
bay mất. Lại có lần một người đàn ông không đứng đắn, giả vờ bị
viêm niệu đạo, quì trước cửa sổ xin thuốc. Nàng Tiên Chim hỏi
vọng ra:
- Ông bệnh gì?
Anh ta nói:
- Tôi bị bí đái, cứ cương lên!
Trong buồng yên lặng, hình như Tiên Cô đã thăng vì xấu hổ. Người
kia ghé mắt qua lỗ thủng, nhòm vào trong buồng. Bỗng anh ta rú
lên một tiếng thê thảm: một con rết to bự rơi trúng cổ và đợp
cho anh ta một miếng. Thoáng cái, cổ anh ta sưng vù lên, mặt
cũng sung, híp cả hai mắt, trông chẳng khác con cá oa oa, đầu
người mình cá.
Chuyện về Nàng Tiên Chim giở phép thần thông, trừng phạt bọn lưu
manh, khiến những người tử tế thích thú. Tiếng lành đồn xa.
Những ngày tiếp theo, những người đến xin thuốc, xem bói, đầu là
người vùng xa. Mẹ hỏi thăm, được biết người thì quê Đông Hải,
người quê Bắc Hải. Hỏi họ từ đâu mà biết Tiên Cô hiển linh, họ
chỉ mở to mắt, không biết trả lời thế nào. Người họ toát ra mùi
mặn chát, mẹ bảo đó là mùi của biển. Những người ở xa thì ngủ
đêm trong sân nhà tôi, kiên trì đợi đến lượt Nàng Tiên Chim rất
ngang, mỗi ngày chỉ tiếp mười bệnh nhân rồi thăng. Khi Tiên Cô
đã thăng, chái đông im lìm như chết. Mẹ sai chị Tư thay chị Ba
bưng nước vào rồi lại sai chị Năm đem cơm vào thay chị Tư. Cứ
luân phiên như vậy khiến những người hành hương hoa cả mắt,
không sao đoán nổi Tiên Cô là ai.
Sau thời gian xuất thần, chị Ba trở lại con người bình thường,
nhưng cũng không ít những thái độ và cử chỉ khác người. Chị nói
rất ít, mắt lim dim, thích ngồi xổm, uống nước lã, hơn nữa, mỗi
lần nuốt lại vươn dài cổ ra, điển hình cho loài chim khi uống
nước. Chị không ăn lương thực, quả thực chúng tôi cũng không ăn
lương thục. Những người đến xin thuốc xem bói đều thuận theo tập
tính của loài chim, đem đến nào là cào cào châu chấu, nào là
nhộng tằm, sâu đậu, đom đóm, có người còn cung tiến hạt quả gai,
quả thông, hạt hướng dương. Chị Ba ăn không hết, mẹ và các chị
ăn chỗ còn lại. Các chị rất biết nhường nhịn, có khi chỉ một con
nhộng mà cứ đùn đẩy cho nhau. Lượng sữa tiết của mẹ xuống tới
múc thấp nhất, nhưng chất lượng sữa thì rất tốt. Trong thời gian
đó, mẹ đã mấy lần định cai sữa cho tôi, nhưng tôi khóc dữ quá
nên lại thôi.
Để cảm ơn chúng tôi đã cho nước sôi và giúp đỡ trong sinh hoạt,
tất nhiên trước hết cảm ơn Nàng Tiên Chim đã giúp họ giải hạn,
những người miền biển để lại một bao tải cá khô trước khi ra về.
Chúng tôi vô cùng cảm kích, tiễn họ lên tận mặt đê, mới trông
thấy trên dòng Thuồng Luồng êm ả có mấy chiếc thuyền đánh cá
đang đậu cột buồm cao vút. Trong lịch sử sông Thuồng Luồng chỉ
có mấy chiếc thuyền thúng bằng gỗ để dùng khi nước lũ. Nhờ Nàng
Tiên Chim, sông Thuồng Luồng có quan hệ trực tiếp với những miền
biển rộng lớn. Lúc này là đầu tháng Mười, từng đợt ngắn gió tây
bắc thổi mạnh trên sông. Những người miền biển lên thuyền, kéo
lên cánh buồm xám vá những miếng to tướng, nhích dần ra giữa
dòng, bánh lái khuấy bùn đục ngầu. Từng đàn hải âu màu xám đến
theo con thuyền, nay cùng đi. Chúng kêu lên những tiếng lảnh
lót, lúc vọt lên cao lúc sà xuống thấp, có con còn biểu diễn bay
ngửa hoặc dang cánh lượn vòng. Trong thôn có nhiều người lên mặt
đê. Họ lên xem những con thuyền, vô hình trung trở thành những
người đưa tiễn. Những cánh buồm căng gió, mái chèo mềm mại, con
thuyền xa dần. Họ từ sông Thuồng Luồng rẽ sang sông đào, từ sông
đào chuyển sang sông Bạch Mã, từ Bạch Mã ra Bột Hải. Toàn bộ
hành trình là hai mươi mốt ngày. Những kiến thức về địa lý này
là do Hàn Chim bảo tôi mười tám năm sau. Những người khách
phương xa tìm đến vùng Cao Mật, có phần giống như chuyện Trịnh
Hòa, Từ Phúc được tái diễn, là trang sử vẻ vang của vùng Cao
Mật. Mà tất cả những cái đó là do Nàng Tiên Chim của nhà Thượng
Quan mà có. Niềm vinh quang làm vợi nỗi buồn của mẹ, có thể mẹ
còn mong xuất hiện Nàng Tiên Thú, Nàng Tiên Cá trong nhà, mà
cũng có thể chẳng bao giờ mẹ muốn như thế.
Sau khi những người ngư dân ra đi, lại có một vị khách sang đến.
Bà ta đi một chiếc xe du lịch đen bóng, đứng trên bậc lên xuống
ở hai bên thành xe là hai đại hán tay cầm súng tiểu liên. Bụi
tung mù mịt trên đường làng chào đón khách quí. Khổ thân cho hai
đại hán, người bám đầy bụi như con lừa tắm khan ở bãi đất. Chiếc
xe dùng lại trước cổng nhà tôi, vệ sĩ mở cửa xe. Một cái đầu đầy
trâm ngọc chui ra trước rồi đến cái cổ, rồi một cơ thể béo tốt.
Người phụ nữ này từ vóc dáng đến tinh thần, chẳng khác một con
ngỗng cái tắm rửa sạch sẽ. Nghiêm chỉnh mà nói, ngỗng cũng thuộc
loài chim.
Mặc dù thân thế khác người, nhưng khi gặp Nàng Tiên Chim, bà ta
tỏ ra vô cùng cung kính. Tiên Cô chưa bói đã biết, nhìn thấu mọi
sự, trước mặt Cô không được giả dối và kiêu ngạo. Bà quì trước
cửa sổ, nhắm mắt, lẩm bẩm khấn. Khuôn mặt bà tươi như hoa, không
phải người có bệnh, trên người đầy vàng ngọc, không phải đến cầu
tài. Loại người như vậy đến cầu gì ở Tiên Cô? Một lát sau, từ lỗ
hổng trên cửa sổ bay ra một mảnh giấy trắng. Người đàn bà cầm
lên xem, mặt đỏ như mào gà trống. Bà ta để lại vài đồng rồi đi
thẳng. Nàng Tiên Chim viết gì trên mảnh giấy? Chỉ có Tiên Cô và
người đàn bà kia biết. Những ngày ngựa xe nườm nượp qua đi rất
nhanh, bao tải cá khô cũng đã ăn hết. Một mùa đông lạnh giá bắt
đầu. Sữa mẹ toàn một vị rễ cỏ và vỏ cây. Ngày mồng Bảy tháng
Chạp, nghe tin giáo phái Thần Chiêu hội thuộc Cơ Đốc giáo trên
huyện sẽ phát chẩn vào ngày mồng Tám tháng Chạp tại nhà thờ lớn
Quan Bắc, mẹ cùng chúng tôi đem theo bát đũa, nhập vào đoàn
người đói khát, đi suốt đêm về hướng huyện thành. ở nhà chỉ còn
hai người: chị Ba và bà nội, vì một người nửa Người nửa Tiên,
còn một người nửa Người nửa Quỉ, nhịn đói nhịn khát giỏi hơn
chúng tôi. Mẹ quẳng cho bà nội một bó cỏ khô, nói:
- Mẹ ơi, nếu chết được thì mẹ chết nhanh đi, mẹ chịu cực cùng
chúng con làm gì!
Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi trên con đường dẫn tới huyện
lỵ. Cái gọi là con đường chỉ là một lối mòn màu xám được tạo nên
bởi những vết chân người và súc vật, không hiểu người đàn bà
sang trọng kia cho xe chạy bằng cách nào?. Chúng tôi đi dưới
trời sao lạnh. Tôi đứng trong túi trên lưng mẹ, thằng nhóc nhà
Tư Mã trên lưng chị Tư, chị Năm cõng chị Tám, chị Sáu chị Bảy tự
đi. Vào lúc nửa đêm, trên cánh đồng hoang dã, tiếng trẻ khóc
liên miên không dứt. Chị Bảy chị Tám và thằng nhóc nhà Tư Mã
cũng khóc. Mẹ lớn tiếng mắng các chị. Nhưng mẹ cũng lại khóc,
chị Tư chị Năm chị Sáu đều khóc hết. Các chị loạng choạng gục
xuống, mẹ dựng ngược chị này dậy thì chi khác lại gục xuống, kéo
được chị kia dậy thì chị này lai đổ xuống. Về sau, mẹ cũng ngồi
bệt trên mặt đất băng giá. Chúng tôi chụm lại một chỗ sưởi ám
cho nhau. Mẹ xoay tôi ra phía ngực, dùng ngón tay tê cóng quệt
mũi cho tôi. Chắc mẹ nghĩ tôi đã bị chết cóng. Tôi dùng hơi thở
thoi thóp để báo cho mẹ biết là tôi vẫn còn sống. Mẹ nâng mảnh
vải che, nhét đầu vú lạnh như băng vào miệng tôi, tôi tưởng như
cục băng đang tan, miệng tôi mất hết cảm giác. Trong bầu vú của
mẹ không có gì, tôi cố mút cũng chỉ rỉ ra một chất mảnh như tơ
nhện. Rét ơi là rét! Trong giá lạnh, những con người đói khát
tưởng tượng ra bao cảnh hấp dẫn: Lửa rừng rực trong lò, gà vịt
trong nồi bốc hơi nghi ngút, từng mâm bánh bao, lại còn hoa
tươi, lại còn cỏ xanh mượt. Trước mắt tôi lại toàn là những bầu
vú đầy nhựa sống như trái hồ lô, tròn trịa như chim bồ câu bé
nhỏ, nhẵn nhụi bóng bẩy như bình sứ. Mùi thơm của chúng, vẻ đẹp
của chúng, nước cam lồ mà chúng tự động tiết ra rót đầy bụng
tôi, thấm đẫm toàn thân tôi, tôi ôm lấy bầu vú, tôi bơi trong
dòng sữa... Trên đầu, hàng tỉ tỉ ngôi sao đang xoay vần, xoay
mãi, xoay tròn thành những bầu vú Bầu vú Thiên Lang, bầu vú Bắc
Đẩu, bầu vú Người Đi Săn, bầu vú Chức Nữ, bầu vú Ngưu Lang, báu
vú của Hằng Nga trong vầng trăng, bầu vú của mẹ... Tôi nhả vú mẹ
ra, nhìn thấy phía trước không xa, một người giơ ngọn được bằng
da dê rách bó lại, nhảy như ngựa đến chỗ chúng tôi. Đó là ông Ba
Phàn. Ông cởi trần, hét to, giọng khản đặc, trong mùi khét tức
thở của da dê, dưới ánh sáng của ngọn được:
- Bà con ơi, đừng ngồi xuống... Đừng ngồi xuống? Ngồi xuống là
chết cóng... Đứng dậy cả đi bà con ơi! Đi tiếp đi, bà con ơi!...
Đi tiếp là sống, ngồi lại là chết!...
Lời kêu gọi cảm động của ông Ba Phàn khiến nhiều người cố thoát
khỏi sự ấm áp giả tạo dẫn đến tử vong, trở lại cái rét khắc
nghiệt nhưng là để sống. Mẹ đứng lên, xoay tôi ra sau lưng, ôm
thằng nhỏ đáng thương nhà Tư Mã trước ngực, dắt tay chị Tám, rồi
như một con ngựa điên, mẹ đá lia lịa vào chị Tư chị Năm chị Sáu
chí Bảy, bắt các chị đứng lên. Chúng tôi đi theo ông Ba Phàn;
người đã dùng trái tim mình làm ngọn được soi đường, không phải
đi bằng chân, mà là bằng ý thúc, bằng tấm lòng, nhằm hướng huyện
lỵ, nhằm nhà thờ lớn Bác Quan, hướng về Âm trạch của Thượng đế,
hướng về bát cháo bố thí, đi tới.
Trong cuộc hành trình bi tráng đó, để lại dọc đường mấy chục xác
chết, có xác vén áo lên, khuôn mặt ngời ngời hạnh phúc như được
ngọn lửa sưởi ấm lồng ngực. Ông Ba Phàn chết giữa lúc vừng hồng
vừa ló lên. Chúng tôi được ăn cháo bố thí của Thượng đế. Tôi
được ăn qua bầu vú mẹ. Suốt đời tôi không thể quên cảnh húp
cháo. Nhà thờ cao to sừng sũng. Lũ quạ đậu trên cây thánh giá.
Xe lửa thở phì phò trên đường sắt. Hai cái chảo lớn có thể luộc
cả con trâu, bốc hơi nghi ngút. Ông mục sư mặc áo chùng đen đứng
bên cầu nguyện. Vài trăm người đói xếp hàng. Người hội viên hội
Thần chiêu dùng cái muỗng có cán dài chia cháo, mỗi người một
muỗng không kể bát lớn bát bé. Tiếng húp cháo soạn soạt, mùi
cháo thơm phức. Bao nhiêu giọt nước mắt rơi xuống bát cháo. Hàng
trăm cái lưỡi liếm sạch cháo trong bát. Húp xong một bát lại xếp
hàng. Vài bao gạo, vài thùng nước lại đổ vào chảo. Lúc này, qua
sữa mẹ, tôi biết rằng, bát cháo từ bi này được nấu bằng gạo
tâms, cao lương mốc, đậu ủng và lúa mạch còn nguyên cả trấu. |
|