Để khai khẩn cánh đồng hoang rộng hàng vạn mẫu
ở vùng đông bắc Cao Mật, tất cả thanh niên nam nữ trấn Đại Lan
đều trở thành công nhân nông nghiệp của nông trường quốc doanh
Thuồng Luồng. Hôm phân công, Chủ nhiệm Văn phòng nông trường bộ
hỏi tôi:
- Sở thích của cậu là gì?
Tôi bị đói đến nỗi tai ong ong như tiếng ve kêu, nghe không rõ
ông ta hỏi. Ông ta nhe hàm răng có chiếc răng giữa bọc thép
không gỉ, hỏi lại rất to:
- Biết làm nghề gì?
Tôi nhớ lại vừa rồi gặp cô giáo Hoắc Lệ Na đang gánh phân trên
đường, cô từng khen tôi là thiên tài tiếng Nga. Vậy là tôi trả
lời:
- Tôi giỏi tiếng Nga.
- Tiếng Nga? - Chủ nhiệm Văn phòng cười nhạt, nhếch mép khoe
chiếc răng thép, mỉa mai: - Giỏi đến mức nào? Phiên dịch cho
Khơrútsốp và Micôiăng được không? Dịch được thông cáo chung Hội
đàm Trung-Xô không? Này chú, ở chỗ chúng ta, sinh viên học ở
Liên Xô về đều đi gánh phân, tiếng Nga của cậu có giỏi hơn họ
không?
Những thanh niên đang đợi phân công bật cười.
- Tôi hỏi, cậu ở nhà làm gì? Việc nào cậu làm giỏi hơn cả?
- Tôi biết chăn dê.
Ông ta nói:
- Đúng, vậy đó là sở trường? Tiếng Nga ư, tiếng Pháp ư, tiếng
Anh tiếng Nhật tiếng ý ư, vô dụng tuốt - ông ta viết nguệch
ngoạc mấy chữ, đưa cho tôi - Tìm đội trưởng Mã ở đội chăn nuôi,
chị ấy sẽ phân công cụ thể.
Trên đường, một công nhân già bảo tôi, đội trưởng Mã tên là Mã
Thụy Liên, vợ của giám đốc nông trường Lý Đỗ, tiếng tăm đang nổi
như cồn. Khi tôi cầm mảnh giấy về nhận công tác ở đội, chị ta
đang cho tiến hành một thí nghiệm động trời về lai giống. Trên
bãi phối giống của đội có một con trâu cái, một con lừa cái, một
con cừu cái, một con lợn nái, một con thỏ cái, tất cả đều đang
động đực. Năm nhân viên, hai nam ba nữ, làm công việc phối giống,
đều mặc áo choàng trắng, đeo khẩu trang chỉ hở đôi mắt, tay đeo
găng cao su, dàn thành thế trận lặng lẽ chờ lệnh, công cụ dùng
để thụ tinh lăm lăm trong tay. Mã Thụy Liên tóc ngắn rẽ ngôi
lệch, không ra nam cũng chẳng ra nữ, dựng lên như bờm ngựa. Chị
ta có khuôn mặt tròn xoay đỏ lựng, cặp mắt lươn ti hí, mũi to
nhưng nhúc những thịt, miệng rộng môi dầy, cổ ngắn mà thô, ngực
rộng, cặp vú đồ sộ như hai nấm mồ. Đồ khốn? Kim Đồng rủa thầm,
tưởng ai, té ra là chị Phán Đệ. Vì nhà Thượng Quan chúng tôi
tiếng xấu dồn xa, nên chị ta thay tên đổi họ. Qua đó có thể suy
ra, cái ông Lý Đỗ kia chính là Lỗ Lập Nhân, trước đó vốn tên là
Tưởng Lập Nhân, chưa chừng trước đó nữa còn có tên là X Lập Nhân,
Y Lập Nhân cũng nên. Cặp vợ chồng sau khi đã thay tên đổi họ bị
đày đến chỗ khỉ ho cò gáy này xem ra không gặp may: Chị ta mặc
chiếc áo lót bằng vải bông Nga-la-tư, chiếc quần đen băng vải
nhăn như váng đậu phụ, giày thì là giày thể thao cổ cao, gót cao
su, tay kẹp điếu thuốc lá nhãn hiệu đại nhảy vọt, làn khói xanh
lởn vởn xung quanh những ngón tay nần nẫn như quả dưa chuột.
Chị ta rít một hơi thuốc, hỏi:
- Phóng viên báo nông trường đã đến chưa?
Một ông trung niên đeo kính cận từ sau chỗ buộc ngựa lách ra, lễ
phép trả lời:
- Đến rồi đấy ạ!
Ông ta cầm chiếc bút máy đã mở nắp, mở sổ tay ra, đặt ngòi bút
lên mặt giấy, sẵn sàng ghi chép. Đội trưởng Mã cười khanh khách,
giơ bàn tay mũm mĩm vỗ vai ông trung niên, nói:
- Chủ bút đích thân ra trận hả!
Ông trung niên nói:
- Chỗ chị đây là đầu mối lấy tin, giao cho người khác tôi không
yên tâm?
- Lão Vu nhiệt tình thật đấy - Mã Thụy Liên khen, lại vỗ vai ông
chủ bút lần nữa. Ông ta mặt trắng bệch, rụt cổ lại như bị lạnh.
Sau này tôi mới biết ông chủ bút tờ báo nhỏ in rônêô dày tám
trang này họ Vu tên Chính, từng là Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập
tờ báo của Tỉnh ủy một nhân vật phái hữu vua biết mặt chúa biết
tên.
- Hôm nay - Mã Thụy Liên nói - tôi cung cấp thông tin cấp một
cho anh.
Chị ta ném sang Vu Chính một cái nhìn gợi tình, rít hơi thuốc
cuối cùng đến bỏng môi rồi phụt đầu mẩu ra xa, giấy cuộn một nơi,
những sợi thuốc còn lại một nẻo. Tuyệt chiêu này của Phán Đệ
khiến những người định nhặt mẩu thuốc thừa bầm gan tím ruột. Nhả
nốt chỗ khói cuối cùng, chị ta hỏi:
- Chuẩn bị xong cả chưa?
Các nhân viên giơ cao dụng cụ thụ tinh trong tay, thay cho câu
trả lời. Máu dồn lên mặt, chị ta xoa xoa tay rồi vỗ đánh bốp một
tiếng:
- Tinh ngựa, tinh ngựa đâu?
Nhân viên thụ tinh ngựa bước lên một bước nói:
- Tinh ngựa đây?
Mã Thụy Liên chỉ vào con trâu nói:
- Anh bơm tinh dịch ngựa cho con trâu này! Anh nhân viên chần
chừ nhìn Mã Thụy Liên rồi lại nhìn bốn đồng nghiệp, như dò hỏi.
Mã Thuỵ Liên nói:
- Còn đợi gì nữa? Công việc này phải làm tắp lự mới kết quả!
Anh nhân viên nháy mắt một cái, nói to:
- Xin tuân lệnh đội trưởng Mã!
Rồi anh ta nhanh nhẹn chạy tới chỗ con trâu cái luồn ống thụ
tinh vào âm đạo con trâu. Mã Thụy Liên đứng nhìn, miệng hé mở,
hơi thở gấp, làm như không phải đang thụ tinh cho con trâu mà là
thụ tinh cho chị ta. Tiếp theo, chị ta ra một loạt mệnh lệnh thụ
tinh trâu cho cừu, thụ tinh cừu cho thỏ nhà. Theo lệnh chị ta,
tinh dịch của lừa được đưa vào tử cung của lợn, tinh dịch của
lợn thì lại được đưa vào bộ máy sinh sản của lừa.
Ông Chủ bút báo Nông trường mặt xám như màu đất, môi dưới trễ
ra, không hiểu ông định khóc hay định cười. Cô nhân viên phụ
trách tinh dịch cừu có cặp lông mày cánh cung, mắt đen láy, dứt
khoát không chấp hành lệnh của Mã Thụy Liên. Cô quẳng ống thụ
tinh xuống khay tráng men, tháo găng tay, bỏ khẩu trang, để lộ
môi trên đầy lông tơ, mũi thẳng và chiếc cằm đường nét thanh tú
- Đúng là một trò đùa! - cô phát âm tiếng phổ thông rất chuẩn,
giọng thánh thót như chim.
- Đồ khốn! - Mã Thụy Liên vỗ tay đánh bộp một tiếng, phóng những
tia mắt tóe lửa về phía cô nhân viên, dằn giọng nói - Nếu ta nhớ
không lầm thì cô không phải là phái hữu có thời hạn, mà cái mũ
phái hữu của cô là suốt đời là vĩnh viễn, đúng không nào?
Cô nhân viên cúi mặt, trả lời:
- Bà nói đúng, tôi là phần tử cực hữu. Nhưng tôi nghĩ rằng, khoa
học và chính trị là hai vấn đề khác nhau. Chính trị có thể đảo
lộn trắng đen, sớm Tần tối Sở, nhưng khoa học thì không thể như
vậy!
- Câm mồm! - Mã Thụy Liên nhảy như con choi choi, gầm lên - Ta
không cho phép mi tiếp tục phun nọc độc ở nông trường này. Mi mà
cũng bàn về chính trị à? Mi thì biết gì chính trị? Mi biết chính
trị ăn bằng gì không? Chính trị là thống soái, là linh hồn,
chính trị là mạng sống của tất cả mọi việc. Khoa học tách khỏi
chính trị thì không còn là khoa học, trong từ điển của giai cấp
vô sản, không có khoa học siêu giai cấp. Giai cấp vô sản có khoa
học của giai cấp vô sản, giai cấp tư sản có khoa học của giai
cấp tư sản.
Cô nhân viên cắt ngang lời Mã Thụy Liên:
- Nếu như khoa học của giai cấp vô sản chờ đợi một loại giống
mới qua việc bắt cừu giao phối với thỏ, thì khoa học của giai
cấp vô sản chỉ là một bãi cứt chó?
- Kiều Kỳ Sa, người ngông cuồng quá đấy? - Mã Thụy Liên nghiến
răng nói - Người hãy nhìn trời nhìn đất để biết thế nào là trời
cao đất dày! Người dám bảo khoa học của giai cấp vô sản chỉ là
bãi cứt chó. Phản động đến cùng cực! Chỉ một câu này đã đủ tống
người vào tù, thậm chí bắn bỏ!... Người trẻ như thế, đẹp như
thế... Mã Thụy Liên hạ giọng - Ta tha cho người lần này, nhưng
dứt khoát phải thụ tinh cho xong! Nếu không thì dù người có là
hoa khôi của Viện Y học, hoặc cỏ đẹp của Viện Nông học, thì ta
cũng đưa người vào khuôn phép của ta! Những con ngựa đực vó to
bằng chậu rửa mặt mà ta còn trị được, nữa là ngươi!
Ông chủ bút khuyên:
- Cô Kiều nên nghe lời đội trưởng Mã, đây là thực nghiệm khoa
học! ở Thiên Tân, người ta lai cây bông với cây ngô đồng, ghép
cây lúa nước với cây lau, đều đã thành công, giấy trắng mực đen
trên báo Nhân Dân hẳn hoi. Đây là thời đại bài trừ mê tín, giải
phóng tư tưởng, sáng tạo những kỳ tích trong thiên hạ, đã phối
được ngựa với lừa để đẻ ra con la, thì không ai dám đoán chắc
cừu phối hợp với thỏ sẽ không cho một giống mới! Làm đi cô?
Kiều Kỳ Sa, cô hoa khôi Học viện Y khoa, một phần tử cực hữu
nước mắt vòng quanh, kiên quyết không chịu:
- Không, không, tôi không thể làm trái với kiến thức cơ bản?
Ông chủ bút nói:
- Cô Kiều, cô lú lẫn quá? Có lú lẫn như thế mới là phái cực hữu
chứ?
Sự quan tâm của ông chủ bút đối với Kiều Kỳ Sa khiến Mã Thụy
Liên bục mình, chị ta chêm vào một câu. Ông chủ bút đầu cúi gằm,
không nói gì nữa.
Một nhân viên nam bước tới, nói:
- Đội trưởng để tôi làm thay cô ấy. Nói gì bơm tinh dịch cừu vào
tử cung thỏ, ngay cả bơm tinh dịch của Giám đốc Lý Đỗ vào tử
cung lợn nái, tôi cũng không mảy may băn khoăn!
Các nhân viên cười ré lên. Ông chủ bút giả vờ ho để khỏi bật
cười. Mã Thụy Liên thẹn quá hóa giận, chửi:
- Đồ khốn, Đặng Gia Vinh! Quá trớn đấy!
Đặng Gia Vinh kéo khẩu trang xuống, để lộ khuôn mặt ngựa bất cần
đời, nói:
- Đội trưởng Mã, như tôi đây không phái hữu tạm thời, cũng không
phái hữu vĩnh viễn, bốn nhân ba đời công nhân mỏ, đỏ từ đầu đến
chân, nhà chị đừng có giơ cái giọng dọa cô Kiều ra dọa tôi?
Đặng Gia Vinh nói xong, ngạo nghễ bỏ đi. Mã Thụy Liên trút giận
lên đầu Kiều Kỳ Sa:
- Mi có làm hay không thì bảo? Không làm, ta sẽ không phát phiếu
lương thực tháng này, cắt toàn bộ!
Kiều Kỳ Sa cố nhịn mà không được, hai hàng nước mắt rơi lã chã,
bật khóc thành tiếng. Cô cầm lấy ống thụ tinh, loạng choạng chạy
tới bên con thỏ cái đang động đực đè nó ra. Con thỏ cái giẫy
giụa như điên cuồng. Lúc này, Thượng Quan Phán Đệ đội lốt Mã
Thuỵ Liên mới nhìn thấy tôi - tôi đoán rằng chị ta đã nhìn thấy
tôi từ lâu - hỏi tôi, vẻ lạnh nhạt:
- Cậu đến đây làm gì?
Tôi đưa mảnh giấy, chị ta xem xong, nói:
- Đến trại gà, ở đó đang cần một người làm việc nặng!
Chị ta không thèm nhìn tôi, bảo ông chủ bút:
- Ông Vu về viết bài đi nhé, nhớ viết sao còn có chỗ lui tới
đấy?
Ông chủ bút cúi rạp người:
- Bà sẽ đọc bản dập thử trước khi lên khuôn.
Chị ta lại nói với Kiều Kỳ Sa:
- Kiều Kỳ Sa, thể theo đề nghị của chị, cho chị rút khỏi đội
phối giống, đến nhận việc tại trại gà.
Cuối cùng, chị ta hỏi tôi:
- Sao vẫn chưa đi!
Tôi nói: - Tôi không biết đường đến trại gà.
Chị ta giơ tay nhìn đồng hồ, nói:
- Đi, tôi cũng có việc đến trại gà, nhân thể dẫn cậu đi!
Khi nhìn thấy từ xa bức tường quét vôi trắng xóa của trại gà,
chị ta dừng lại. Chỗ này kề bên bãi pháo, men theo con đường nhỏ
lầy lội là đến trại gà, bên đường là rãnh nước bẩn đầy váng đỏ.
Bãi pháo được rào bằng dây thép gai, những bụi thanh hao dại mọc
trùm lên xích sắt nòng pháo gỉ lốm đốm chĩa lên bầu trời lạnh
giá. Dây khiên ngưu quấn quanh một nòng pháo cao xạ gãy một nửa.
Một con chuồn chuồn đậu trên đầu nòng khẩu trọng liên trên xe
tăng. Lũ chuột chạy lăng xăng trong tháp pháo. Chim sẻ làm tổ,
sinh con đẻ cái trong nòng pháo. Chúng chui ra chui vào, miệng
ngậm những con sâu xanh. Một bé gái đầu buộc nơ bằng lụa đỏ tết
hình con bướm ngồi trên bánh cao su đã lão hóa đen như than,
chăm chú nhìn hai đứa con trai dùng đá cuội gõ côm cốp vào buồng
lái...
Phán Đệ rời mắt khỏi bãi pháo, lúc này chị khác hẳn với chị ở
trại phối giống. Chị hỏi:
- Nhà mình... khỏe cả chứ?
Tôi quay mặt đi, trong lòng trào lên một nỗi căm giận. Ngay cả
tên họ, chị cũng đã đổi, chị còn hỏi thăm làm gì
Tôi thầm nghĩ.
- Lẽ ra tương lai của em rất sáng sủa - Chị nói - Anh chị đã.
rất mừng cho em. Nhưng Lai Đệ đã làm hỏng hết cả. Tất nhiên
không nên chỉ trách Lai Đệ, mẹ cũng lẩm cẩm...
- Nếu chị không còn điều gì chỉ bảo - tôi nói - thì để tôi đi
trại gà!
- Hừm, mới có mấy năm không gặp, tính nết thay đổi rồi! - Chị
nói - Vậy là chị cũng mừng, Kim Đồng đã hai mươi tuổi rồi, không
mặc quần thủng đít nữa, rời vú mẹ được rồi!
Tôi khoác cái bọc lên vai, đi về hướng trại gà.
- Dừng lại đã - Chị nói - em đừng hiểu lầm anh chị. Mấy năm nay
anh chị cũng không thuận, quát tháo đến như vậy mà người ta còn
cho anh chị là hữu khuynh. Chị cũng chẳng còn cách nào khác,
túng thì phải tính thôi.
Chị vận dụng thành thạo câu nói cửa miệng của dân vùng Cao Mật.
Chị lấy ra một mảnh giấy, móc chiếc bút máy cài trong nịt vú,
viết nguệch ngoạc mấy chữ rồi dúi vào tay tôi, nói:
- Gặp trại trưởng Long, đưa giấy này cho chị ấy?
Tôi cầm mảnh giấy, hỏi:
- Chị còn gì nữa thì nói hết đi!
Chị do dự một thoáng, nói:
- Em nên biết rằng, chị và anh Lỗ có được vị trí như hiện nay
không dễ dàng chút nào. Vì vậy, em đừng làm gì phiền đến anh
chị. Chị sẽ ngầm giúp em, trường hợp công khai thì...
- Chị không cần nói nữa - Tôi nói - chị đổi tên đổi họ, vậy là
không còn dính dáng gì đến nhà Thượng Quan. Tôi hoàn toàn không
quen biết chị, vì vậy xin chị đừng giúp ngầm tôi?
- Vậy thì tốt! - Chị nói - Khi nào có dịp, em nói với mẹ là
Thắng Lợi rất khỏe!
Tôi không nói gì thêm, rảo bước về phía trại gà theo hàng rào
dây thép gai mọc đầy những dây khiên ngưu, nhiều chỗ trâu bò
chui lọt, rào một cách tượng trung đống vũ khí phế thải sau
chiến tranh. Tôi rất bằng lòng về cách ứng xử của mình vừa rồi,
tự cảm thấy xử sự như vậy là đúng, như vừa thắng một trận giòn
giã. Quên đi những Mã Thụy Liên và Lý Đỗ, quên đi những bàn đế
súng moóc-chiê, những lá chắn trọng liên, những cánh máy bay ném
bom. Xéo đi cho khuất mắt? Từ một chỗ cỏ cao lút đầu, tôi rẽ
ngang và trông thấy hàng ngàn con gà chen chúc trên bãi đất
trống, phía trên được chắn bởi lưới đánh cá, hai bên là hai dãy
nhà gạch. Một con gà trống mào đỏ tía đậu trên chạc cây cao uy
nghi như bậc quân vương trước đám thê thiếp của mình, cất tiếng
kêu cục cục. Đám gà mái cục ta cục tác ầm ĩ, nghe nẫu cả ruột.
Tôi đưa mảnh giấy của Mã Thụy Liên cho chị trại trưởng cụt một
tay tên là Long. Qua nét mặt khô khan của chị, tôi đoán đây
không phải người phụ nữ bình thường. Chị xem xong, bảo:
- Cậu đến thật đúng lúc. Công việc hàng ngày của cậu như sau:
Buổi sáng, chở phân gà lên trại lợn, rồi lấy thức ăn thô từ tổ
chế biến đem về. Buổi chiều, cậu cùng Kiều Kỳ Sa - cô ấy sắp đến
bây giờ đấy - chở trứng gà đẻ trong ngày lên nông trường bộ rồi
đến kho lương thực lĩnh thức ăn tinh của ngày hôm sau đem về.
Nghe rõ chưa?
- Nghe rõ rồi! - Tôi nhìn chiếc tay áo rỗng của chị, trả lời.
Chị phát hiện ra điều mà tôi chú ý, giọng lạnh nhạt:
- ở đây chúng tôi làm việc trên hai nguyên tắc, một là không
lười nhác, hai là không đưa chuyện đơm đặt!
Đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Tôi nằm trên đống hộp giấy cũ trong
nhà kho của trại gà, mãi không sao ngủ được vì những tiếng rên
rỉ của lũ gà mái. Cách một bức tường là buồng ngủ của mười mấy
nữ công nhân. Tiếng ngáy của họ vọng sang chỗ tôi nằm, đôi khi
xen lẫn tiếng nói mơ. ánh trăng dọi qua cửa kính và khe cửa ra
vào, soi rõ những dòng chữ trên hộp: Vắc xin phòng dịch, chống
ẩm chống nắng, dụng cụ thủy tinh, cẩn thận nhẹ tay, không lật
sấp. ánh trăng lặng lẽ chuyển dịch. Tôi nghe thấy tiếng máy cày
vọng lại. Đó là tổ máy Đông phương hồng làm ca đêm trên cánh
đồng hoang.
... Hôm qua, mẹ bế thằng con của Hàn Chim và Lai Đệ, tiễn tôi
đến đầu thôn. Mẹ nói:
- Kim Đồng, mẹ nhắc lại một câu rất cũ: Càng khổ lại càng phải
sống. Mục sư Malôa nói rằng, lật đi lật lại quyển kinh thánh dày
cộp cũng chỉ nói mỗi điều này! Con đừng lo cho mẹ, mẹ cầm tinh
con giun, nơi nào có đất là sống được.
Tôi nói:
- Con sẽ để dành lương thực gửi về cho mẹ!
Mẹ nói:
- Nhất thiết không được làm thế? Chỉ cần con no bụng là mẹ cũng
no!
Khi đi trên đê Thuồng Luồng, tôi bảo mẹ:
- Con Hoa nó nhiễm cái thói...
Mẹ tỏ ra bất lực, nói:
- Kim Đồng, mấy chục năm trở lại đây, bọn con gái nhà Thượng
Quan có nghe lời khuyên của ai đâu...
Quá nửa đêm, đàn gà nháo nhác, kêu ầm ĩ. Tôi bật dậy, dán mũi
trên cửa kính nhìn ra ngoài: đàn gà trong sân nhấp nhô như sóng
biển, dài ánh trăng vằng vặc, tôi trông thấy một con cáo to lớn
màu đen mốc, nhảy nhót giữa đàn gà, trông như một mảnh lụa lúc
thu ngắn lại lúc run dài ra. Phòng bên, các nữ công nhân la chí
chóe, cứ ăn mặc nửa kín nửa hở như vậy chạy ra ngoài, đi đầu là
trại trưởng Long tay cầm khẩu súng lục. Con cáo ngoạm một con gà
mái bự, nhảy từng bước dọc theo bức tường, chân con gà kéo lê
trên mặt đất. Trại trưởng Long nhằm con cáo nổ một phát súng,
lửa tóe ra từ đầu nòng. Con cáo dừng lại, nhả con gà xuống đất.
- Trúng rồi! - một nữ công nhân kêu lên. Con cáo quay đầu nhìn
đám nữ công nhân, ánh trăng soi rõ trên khuôn mặt choắt của nó
thoáng một nụ cười mỉa mai. Các nữ công nhân lạnh xương sống
trước nụ cười ấy. Cánh tay cầm súng của trại trưởng Long buông
thõng, nhưng vẫn gắng gượng giơ lên nổ một phát nữa. Viên đạn
bắn tung đất ở một nơi rất gần đám nữ công nhân, cách rất xa con
cáo. Con cáo ngoạm lấy con gà, thủng thẳng đến chỗ cửa chuồng,
chui ra ngoài. Các nữ công nhân đứng ngẩn ra nhìn theo. Con cáo
như một làn khói, biến mất trong bãi sắt thép phế thải. Nơi này
cỏ mọc um tùm, dom đóm lập lòe trong bụi cỏ, là vương quốc của
lũ cáo.
Sáng hôm sau, tôi cảm thấy mi mắt nặng chĩu, kéo chiếc xe chất
đầy phân gà lên trai lợn. Vừa đến đầu con đường nhỏ bên cạnh bãi
sắt thép phế thải, tôi nghe có người gọi, ngoảnh nhìn thì ra là
Kiều Kỳ Sa. Chị nhanh nhẹn chạy tới, giọng lạnh nhạt:
- Trại trưởng bảo tôi đẩy xe giúp cậu?
Tôi nói:
- Chị đẩy để tôi kéo?
Đường chật, bánh xe chốc chốc lại thụt sâu trong bùn. Mỗi lần
như vậy, tôi lại đảo tay đi giật lùi để lôi chiếc xe lên khỏi ổ
gà Kiều Kỳ Sa cũng vô cùng vất vả. Mỗi khi chiếc xe thoát hiểm,
tôi đảo tay để quay mặt đi, chị ta lại nhìn tôi. Mắt chị đen đến
lạ lùng, mũi dọc dừa trắng mịn, hàng lông tơ ở trên môi, chiếc
cằm xinh xăn, và thái độ úp mở, khiến tôi buộc phải liên tưởng
đến con cáo đêm qua, đầu óc tôi như được gợi mở điều gì đó.
Từ trại gà đến trại lợn dài năm cây số, phải đi qua hố chế biến
phân của đội chuyên trách trồng rau. Cô giáo Hoắc gánh hai thùng
phân đi tới, thân hình mảnh mai của cô oằn xuống, có cảm giác
như lưng cô sắp bị gãy đôi. Tại trại lợn, cô giáo dạy tôi âm
nhạc Kỷ Quỳnh Chi tiếp nhận phân gà tươi do chúng tôi chở tới.
Cô trộn phân gà vào thức ăn cho lợn, mùi chua loét và thối khắm
xộc mũi. Trong tổ chế biến thức ăn gia súc, có một kiện tướng
nhảy cao. Anh nhảy qua xà một mét tám kiểu úp bụng, kiểu nhảy
tiên tiến đương thời. Tất nhiên, anh cũng là phái hữu. Anh tỏ ra
quan tâm đặc biệt đến Kiều Kỳ Sa, đối xử với tôi cũng rất tốt.
Đây là một con người lạc quan, lúc nào cũng cười cợt, khác hẳn
với bộ mặt đưa đám của những người cũng là phái hữu. Chiếc khăn
mặt quàng trên cổ, mặt đeo kính râm, anh bận rộn suốt ngày bên
chiếc máy nghiền thức ăn gia súc. Tổ trưởng tổ chế biến cũng là
một con người đáng quí. Anh tên là Quách Văn Hào nhưng một chữ
bẻ làm đôi cũng không biết. Mù chữ, nhưng anh có tài xuất khẩu
thành chương, những bài vè do anh sáng tác lưu truyền khắp nông
trường Thuồng Luồng. Hôm đầu tiên chúng tôi đến chở dây khoai
lang nghiền nhỏ, được nghe anh ứng khẩu đọc một đoạn: Giờ xin
nói về đội trưởng Mã Thụy Liên, đầu óc chị ta thật phi thường,
dám làm thí nghiệm ở trại giống, cho cừu cùng thỏ kết nhân
duyên! Cô Kiều nhà ta tức lộn ruột, nhằm bụng bà Mã thoi một
quyền? Ngựa ngủ với lừa sinh ra la, cừu ngủ với thỏ, úm ba la?
Nàng thỏ kết duyên cùng cừu đực. Lợn đực có thể lấy Thụy Liên!
Thụy Liên ức quá tìm Lý Đỗ, Lý Đỗ lựa lời khuyên bảo vợ, thôi
thôi phái hữu chớ coi thường! Con Kiều tốt nghiệp đại học Y, Vu
Chính chủ bút tờ báo tỉnh, Mã Minh lưu học Mêricơn, người ta làm
được bom nguyên tử, ngay cả Vương Mai Tán đâu phải xoàng, có ngu
cũng là vận động viên!...
Quách Văn Hào gọi: - Phái hữu!
Vương Mai Tán đứng nghiêm:
- Phái hữu có mặt!
Quách Văn Hào nói:
- Xúc thức ăn gia súc lên xe cho cô Kiều!
Vương Mai Tán nói:
- Xin tổ trưởng yên tâm!
Vương Mai Tán xúc thức ăn gia súc lên xe cho chúng tôi Trong
tiếng chảy ầm ầm của máy nghiền, Quách Văn Hào hỏi tôi:
- Cậu thuộc gia đình Thượng Quan phải không? Tôi đáp:
- Vâng, tôi là thằng con lai của nhà Thượng Quan?
Quách Văn Hào nói:
- Lai tạp thành hảo hán! Gia đình Thượng Quan nhà cậu cũng kinh
thật, Sa Nguyệt Lượng này, Tư Mã Khố này, Hàn Chim này, Tôn Bất
Ngôn này, Bác-bít này, hơi bị nể đấy!
Trên đường trở về trại gà, Kiều Kỳ Sa bỗng hỏi tôi:
- Cậu tên là gì?
Tôi đáp:
- Thượng Quan Kim Đồng! Chị hỏi tên tôi làm gì?
Kiều Kỳ Sa nói:
- Thuận miệng hỏi thế thôi, lúc lao động thế nào cũng có lúc gọi
nhau. Cậu có mấy chị gái?
- Tám, không phải, bảy chị tất cả.
- Thế bà Mã không phải là chị à?
- Bà ấy là quân phản bội - tôi buồn bã trả lời - Chị đừng hỏi
nữa!
Kim Đồng bắt đầu cuộc sống tự lập, có qui củ, trở thành nhân
viên vận tải chuyên trách của trại, có một cô gái rất xinh giúp
việc. Buổi sáng chở phân gà đi, chở thức ăn gia súc về;. buổi
chiều chở trúng gà đi, chở thức ăn tinh về. Dọc đường, cậu bắt
đầu trò chuyện với Kiều Kỳ Sa, vì chị ta muốn biết rất chi tiết
về thân thế của cậu. Cậu hỏi:
- Chị là người của Cục Công an hay của Đội điều tra?
Kiều Kỳ Sa nói: - Tôi chẳng của ai cả, tôi có cái tật là thích
tìm hiểu mọi chuyện, nếu không đã không thành phái hữu!
Kim Đồng nói:
- Chị gầy đi vì đói đấy?
Chị nói:
- Đói đến mức không thể gầy hơn nữa. Ba lạng lương thực một
ngày, không đủ sống.
Một hôm, trong khi thận trọng chở hai sọt trứng gà lên nông
trường bộ, chị hỏi:
- Kim Đồng, cậu có biết những ai được ăn trứng này không?
Kim Đồng nói:
- Chị hỏi tôi, vậy tôi hỏi ai? Chắc chắn không phải tôi và cũng
không phải chị được ăn.
Chị mân mê quả trứng trong tay, nói:
- Tôi rất muốn...
Kim Đồng hỏi:
- Chị muốn gì?
Chị nói:
- Tôi rất muốn ăn sạch số trúng này! Cậu biết không, theo đông y
thì trứng sống bổ hơn trúng chín.
Kim Đồng nói: Chị bỏ cái ý nghĩ ấy đi! Trại trưởng Long đích
thân cầm cân, chính xác tới ba số lẻ, thiếu một quả là bà ấy
phát hiện ra ngay
- Tôi không để bà ta biết đâu! - Chị nói.
Kim Đồng nói:
- Tôi không dám làm chuyện này, kiếm được công việc như hiện nay
đối với tôi đâu có dễ?
Con cáo đực đêm nào cũng quấy nhiễu trại gà, hơn nữa cứ cách một
đêm lại tha đi một con gà mái. Cái đêm nó không bắt, không phải
vì không bắt được, mà vì nó không muốn bắt. Như vậy, hoạt động
của nó có hai khía cạnh; đêm bắt gà là để ăn, đêm không bắt gà
là để quấy nhiễu. Nó làm cho đám nữ công nhân của trại gà bấn
tinh lên, không đêm nào được yên ổn. Trại trưởng Long đã bắn hai
mươi phát đạn mà không đụng được một sợi lông chân của nó. Các
nữ công nhàn nói:
- Con cáo này đã thành tinh, biết niệm thần chú tránh đạn!
- Cứt! Cô gái có biệt hiệu là Ngựa hoang chửi một câu rất tục.
Cô là em gái Quách Văn Hào, tổ trưởng tổ chế biến thức ăn gia
súc. Cô nói:
- Cái đồ vét đĩa ấy thì thành tinh thế nào được?
- Nếu nó không là hồ ly tinh, thì tại sao với tài thiện xạ như
trại trưởng Long từng nổi tiếng trong đội biệt động, lại bắn
không trúng - cô nữ công nhân bắt bẻ.
- Theo tớ thì trại trưởng Long có chuyện nới tay, vì con cáo này
là con cáo đực! Ngựa hoang cười dâm đãng, biết đâu cứ đến đêm
khuya lại chả có một chàng trai đẹp mã rúc vào chăn trại trưởng?
Trại trưởng Long đứng bên hàng rào, lắng nghe đám nữ công nhân
bàn tán, tay nghịch khẩu súng lục, nét mặt đăm chiêu. Tiếng cười
như phá của đám nữ công nhân làm chị ta sực tỉnh, dùng nòng súng
hất ngực vành mũ đã đổi màu, bước những bước dài vào trong
chuồng gà, đến trước mặt Ngựa hoang đang đếm trứng. Chị ta trợn
mắt nhìn Ngựa hoang, hỏi dồn:
- Cô vừa nói gì?
Ngựa hoang cầm quả trứng gà lên soi, thản nhiên:
- Tôi chẳng nói gì cả?
- Tôi nghe thấy cô nói mà lại - chi ta giận dữ nói, gõ gõ báng
súng lục vào lồng gà.
Ngựa hoang khiêu khích:
- Chị nghe thấy tôi nói gì nào?
Trại trưởng Long mặt đỏ như gấc, gầm lên:
- Tôi quyết không tha cho cô? - Rồi giận dữ bỏ đi.
Ngựa hoang nói với theo:
- Có tật giật mình! Cáo với cầy gì? Chỉ ra vẻ ta đây đứng đắn?
Tối hôm nọ... tưởng tôi không nhìn thấy hay sao?
- Ngựa hoang này - Một nữ công nhân có vẻ hiền lành nói - nói in
ít thôi, ngày ba lạng bột, hơi sức đâu mà nói khỏe thế!
- Ba lạng, ba lạng, tớ đ. mẹ cái ba lạng ấy?
Ngựa hoang rút kẹp tóc, rất thành thạo thọc hai lỗ ở hai đầu quả
trứng rồi đưa lên miệng, mút một hơi, quả trứng chỉ còn cái vỏ.
Cô ngắm nghía cái vỏ trứng nhìn bề ngoài tuồng như cò nguyên
vẹn, đặt trả lại vào đống trứng, nói:
- Ai muốn tố cáo thì cứ đi mà tố! Dù sao thì một tháng nữa tớ
tời bỏ chỗ này, bố tớ đã nhắm cho tớ một chàng quê tận đông bắc,
nơi mà đậu tương chất cao như núi! Này anh chàng, anh có đi tố
tôi không? - Cô hỏi Kim Đồng khi lấy đang quét phân gà bên ngoài
cửa sổ - Anh tố cáo tôi là người ta tin ngay, anh là con gà
choai thơm như múi mít thế kia chắc là bà cụt tay thích lắm! Bà
ta là bò già khuyết răng chỉ thích xơi cỏ non?
Kim Đồng bị Ngựa hoang chửi tối tăm mặt mũi, anh xúc một xẻng
phân gà, dọa:
- Cô định ăn cứt gà thì bảo!
Buổi chiều, khi chở bốn khay lớn trứng gà lên nông trường bộ,
đến quãng giữa trại gà và hố ủ phân của đội trồng rau, Kiêu Kỳ
Sa nói:
- Kim Đồng, dừng lại đã!
Kim Đồng thận trọng dừng bước, hạ càng xe xuống, quay lại nhìn.
Kiều Kỳ Sa nói:
- Cậu thấy rồi đấy. Bọn họ đều ăn vụng trứng, kể cả trại trưởng
Long. Cậu có thấy Ngựa hoang đỏ phây phây không? Đám nữ ở trại
gà đều thừa dinh dưỡng!
Kim Đồng nói:
- Nhưng số trứng này đã qua cân!
Kiều Kỳ Sa nói:
- Nhưng chúng ta không thể ôm một đống trứng mà bụng đói meo.
Tôi đói đến phát điên rồi!
Chị cầm lên hai quả trứng lẻn vào sau hàng rào dây thép gai, mất
hút sau chiếc xe tăng hỏng. Một lát sau, chị cầm ra hai quả
trứng bề ngoài nguyên vẹn như cũ, vùi sâu giữa đống trứng. Kim
Đồng lo ngại hỏi:
- Kiều Kỳ Sa, chị làm thế này khác gì mèo giấu cứt, kho nông
trường bộ cân lại là lộ hết.
Chị vừa cười vừa nói:
- Cậu tưởng tôi ngốc lắm hả? - rồi cầm lên hai quả khác, bảo
Theo tôi!
Kim Đồng theo Kiều Kỳ Sa chui qua hàng rào dây thép gai, những
cây thanh hao nở hoa trắng, mùi thơm hắc đến váng đầu.. Chị ngồi
xổm bên xe tăng, lấy gói giấy dầu giấu chỗ khuất sau xích xe,
trong gói có một chiếc khoan nhỏ, một chiếc bơm tiêm to đừng,
một cuộn băng dính có màu như vỏ trứng và một chiếc kéo nhỏ. Chị
khoan thủng một đầu quả trứng, chọn kim tiêm vào rút hết lòng
trắng lòng đỏ vào bơm tiêm rồi chúc mũi kim tiêm xuống, bảo Kim
Đồng: Há miệng ra! Kiều Kỳ Sa bơm lòng trứng vào họng Kim Đồng.
Vậy là dù muốn hay không, Kim Đồng trở thành đồng phạm. Sau đó,
chị hút nước đọng trong mũ sắt bơm đầy hai quả trứng, dùng kéo
cắt một mẩu băng dính dán vào lỗ kim trên vỏ. Kiều Kỳ Sa làm tất
cả những động tác ấy với một sự khéo léo và chính xác. Kim Đồng
hỏi:
- Chị học kiểu này ở Học viện Y khoa à?
Kiều Kỳ Sa mỉm cười:
- Phải, ăn vụng chuyên nghiệp! Khi cân lại ở nông trường bộ, số
trứng không bị giảm trọng lượng, trái lại còn dôi ra một lạng.
Trò ăn vụng trứng của họ kéo dài được nửa tháng thì bị phát
giác. Khi đó là giữa mùa hạ, mưa dầm liên miên, gà mái sang thời
kỳ thay lông, lượng trứng giảm hẳn. Xe chở một khay rồi trứng
đến địa điểm cũ thì dừng lại, hai người chui qua rào dây thép
gai. Những chùm thanh hao chín mọng. Trên bãi sắt thép phế thải
hơi nước bay vật vờ như mây. Mùi thép gỉ tanh lợm. Một con nhái
ngồi chồm hổm trên bánh chuyền động của xe tăng, màu da xanh
biếc của nó khiến Kim Đồng cảm thấy có điều chẳng lành. Khi Kiều
Kỳ Sa bơm lòng trứng vào miệng Kim Đồng, cậu cảm thấy buồn nôn.
Cậu vuốt họng, nói:
- Trứng hôm nay vừa tanh vừa lạnh?
Kiêu Kỳ Sa nói:
- Chỉ vài hôm nữa, những quả trứng vừa tanh vừa lạnh cũng không
còn, trò ăn vụng của chúng ta đã đến lúc kết thúc.
Kim Đồng nói:
- Đúng vậy, gà đến mùa thay lông rồi!
- Cậu ngốc thật đấy hay là cậu có dự cảm gì về tôi?
- Về chị? - Kim Đồng lắc đấu - tôi chẳng có dự cảm gì về chị cả!
- Thôi, gia đình cậu cũng đủ ầm ĩ rồi, tôi chẳng muốn làm nó rối
tinh thêm!
Kim Đồng hỏi:
- Chị nói gì mà cứ úp úp mở mở!
Chị nói: - Sao cậu không hỏi tôi một câu về hoàn cảnh của tôi?
Kim Đồng nói:
- Tôi không định lấy chị, vậy tìm hiểu hoàn cảnh của chị để làm
gì?
Chị ngẩn người, cười:
- Đúng là đàn ông nhà Thượng Quan, mở miệng là nói ngang! Chẳng
lẽ lấy tôi thì mới hỏi hoàn cảnh của tôi hay sao?
Kim Đồng nói:
- Đúng thế, tôi nghĩ nên như vậy. Tôi nghe cô Hoắc nói rằng, hỏi
về hoàn cảnh người phụ nữ một cách tùy tiện là rất không lịch
sự!
- Cậu nói cái cô gánh phân bắc ấy à?
Kim Đồng nói:
- Cô ấy rất giỏi tiếng Nga.
Kiều Kỳ Sa cười nhạt:
- Nghe nói cậu là học trò cưng của cô ấy?
Kim Đồng nói:
- Cứ cho là như thế đi!
Kiều Kỳ Sa liền dùng thứ tiếng Nga chính hiệu nói một thôi một
hồi, rồi chăm chú nhìn Kim Đồng hỏi: - Cậu hiểu không? Kim Đồng
nói:
- Hình như chị kể về số phận bi thảm của một bé gái...
Kiều Kỳ Sa nói:
- Trò cưng của Hoắc Lệ Na trình độ cũng chỉ đến vậy, mèo ba
chân, hổ nhồi bông, đèn lồng giấy không hơn không kém! Chị tỏ vẻ
thất vọng, cầm lấy bốn cái trứng đi ra.
Kim Đồng không phục, nói:
- Tôi học cô ấy mới được một năm rưỡi, chị yêu cầu ở tôi cao quá
đấy!
- Tôi thèm vào yêu cầu cậu!
Chị chui ra khỏi bụi thanh hao, quần áo ướt đẫm, cặp vú thây lẩy
được nuôi dưỡng bằng sáu mươi tám quả trứng gà, cặp vú không cân
xứng chút nào với thân hình gầy guộc của chị. Một cảm giác bàng
hoàng say đắm chạy rân rân lên đỉnh đầu, cậu bất giác giơ hai
tay về phía chị, nhưng chị đã né tránh, chui qua hàng rào dây
thép gai, ra ngoài, ném lại một tràng cười khô khốc.
Trại trưởng Long cầm một quả trứng lên ngắm nghía. Kim Đồng chân
run bắn, nhìn không chớp quả trứng trên tay chị ta. Kiều Kỳ Sa
tỏ vẻ bất cần, đưa mắt nhìn những nòng sơn pháo, đã pháo và pháo
cao xạ im lìm chĩa lên bầu trời u ám. Những giọt mưa phùn đọng
trên trán chị, chảy thành dòng qua hai cánh mũi, long lanh như
những giọt ngọc. Từ ánh mắt của Kiều Kỳ Sa, Kim Đồng nhận ra cái
vẻ phớt đời trước cảnh khốn cùng của tất cả các cô gái nhà
Thượng Quan. Và thế là cậu hiểu về cơ bản lai lịch của người
thanh nữ này, hiểu được nguyên nhân vì sao suốt mấy tháng qua
chị cứ căn vặn mãi về hoàn cảnh của cậu. Trại trưởng Long mỉa
mai:
- Quả là thiên tài! Không hổ danh là một cao thủ!
Đột nhiên chị ta dúi quả trứng vào giữa trán Kiều Kỳ Sa. Quả
trứng bẹp dí, nước bẩn trong trứng chảy đầy mặt chị. Trại trưởng
Long nói:
- Lên nông trường bộ, các người sẽ bị trừng phạt đích đáng!
Kiều Kỳ Sa nói:
- Chuyện này không liên quan đến Kim Đồng. Cậu ta chẳng qua là
chưa kịp thời tố cáo tôi đấy thôi? Cũng như tôi chưa kịp tố giác
kẻ không những ăn vụng trứng gà, mà còn ăn vụng cả gà mái?
Hai ngày sau, Kiều Kỳ Sa bị cắt phiếu lương thực của nửa tháng,
điều đến tổ trồng rau, chuyên chở phân bắc cùng với Hoắc Lệ Na.
Hai cô gái rất giỏi tiếng Nga này thường là vô duyên vô cớ vung
gáo múc phân lên, chửi nhau bằng tiếng Nga. Kim Đồng vẫn được ở
lại trại gà. Gà mái của trại đã chết quá nửa, hơn chục nữ công
nhân bị điều đi làm ruộng. Trại gà trước đây náo nhiệt là thế,
nay chỉ còn lại trại trưởng Long và Kim Đồng trông nom vài trăm
con gà mái trụi lông, phao câu tím ngắt. Con cáo đực tiếp tục
quậy phá, chiến đấu với cáo là nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của
hai người.
Một đêm hè, mây đen chốc chốc lại nuốt chửng vầng trăng, con cáo
đực lại đến. Nó ngang nhiên cắn chết một con gà mái, vẫn theo
lối đi cũ, tha con gà ra ngoài. Trại trưởng Long bắn chiếu lệ
hai phát súng như một nghi thức đưa tiễn con cáo. Mùi thuốc súng
khét lẹt. Kim Đồng đứng lặng bên cạnh trại trưởng Long. ếch nhái
kêu từng đợt từ ngoài đồng vọng vào. ánh trăng lọt qua kẽ mây,
tắm lên hai người một lớp mỡ. Cậu nghe thấy trại trưởng Long hự
lên một tiếng, ngoảnh lại nhìn thì thấy khuôn mặt chị ta dài ra
một cách đáng sợ, răng trắng nhởn. Thậm chí cậu còn trông thấy
một cái đuôi to tướng đội đũng quần chị ta lên. Trại trưởng Long
là cáo? Cậu chợt hiểu tất cả. Chị ta là một con cáo cái, đồng
lõa với con cáo đực kia. Đây là lý do vì sao chị ta không bao
giờ bắn trúng con cáo đực. Ngựa hoang nói rằng, đêm đêm có một
chàng trai bóng nhẫy chui vào buồng chị ta, chính là con cáo này
hóa thành người! Cậu ngửi thấy mùi hôi của cáo, nhìn khẩu súng
trong tay chị ta còn vương khói ở đầu nòng chĩa thẳng vào cậu,
liền quẳng gậy vừa kêu vừa chạy vào buồng của mình, dùng vai
chèn chặt cửa buồng. Cậu nghe thấy chị ta trở lại buồng ngủ của
nữ công nhân mà giờ đây chỉ còn mỗi mình chị ta, chỉ cách buồng
cậu một bức tường ghép bằng những mảnh thùng gỗ. Bên kia tường,
chị ta cào vào gỗ bằng những móng tay sắc nhọn cùng với những
tiếng rên rỉ khẽ. Đột nhiên, bức tường bị bục một mảng, chị ta
chui sang, trên người không một mảnh vải. Giờ đây chị ta mang
hình người chỗ cánh tay cụt sát nách trông dễ sợ, da nhăn nhúm
như miệng túi. Cặp vú như hai quả cân bằng gang nhô ra phía
trước. Chị ta phủ phục trước mặt Kim Đồng rồi dùng cánh tay còn
lại ôm chặt hai chân Kim Đồng, nước mắt ràn rụa, chị ta rên rỉ
như một bà già:
- Kim Đồng... Kim Đồng... xin hãy thương tôi, tôi là một người
đàn bà bất hạnh!...
Kim Đồng cố sức rút được chân ra, nhưng bàn tay rắn chắc của chị
ta lại tóm lấy thắt lưng cậu, giật đứt và tụt quần cậu xuống một
cách thô bạo. Cậu cúi xuống định kéo quần lên, liền bị chị ta
vít cổ xuống, ngã đè lên chị ta. Chị ta xoắn chặt lấy Kim Đồng,
lần lượt xé bỏ quần áo trên người cậu, đấm nhẹ một quả vào thái
dương khiến cậu mắt trợn ngược, nằm thẳng cẳng như một con cá
chết. Trại trưởng Long gặm từng tấc da trên người Kim Đồng vẫn
không giúp cậu thoát khỏi cơn sợ hãi. Thẹn quá hóa giận, chị ta
xồng xộc chạy về buồng mình lấy khẩu súng lục sang, và trước mặt
cậu, chị ta kẹp súng giữa hai chân, nhét hai viên đạn vàng chóe
vào kẹp đạn. Rồi chị ta chĩa súng vào bụng Kim Đồng, nói: Một là
cương lên, hai là để tôi bắn bỏ nó! Cặp mắt chị ta hung hãn,
thái độ tỏ ra không chút e dè, cặp vú rắn như thép nguội nhảy
tâng tâng một cách giận dữ trên bộ ngực. Kim Đồng một lần nữa
lại trông thấy mặt chị ta dài ra, từ giữa cặp mông mọc ra một
cái đuôi dài như chiếc chổi, dài mãi, dài mãi cho tới chấm đất.
Kim Đồng ngã sóng soài, người mềm nhũn, mồ hôi thấm ướt cả chăn.
Trong những ngày mưa dầm liên miên ấy, trại trưởng Long không kể
ngày đêm, dùng thủ đoạn hết cương đến nhu, hy vọng thức dậy
người đàn ông trong Kim Đồng, cho đến khi chị ta bị thổ huyết mà
vẫn không đạt mục đích. Mấy phút trước khi tự sát, chị lấy cánh
tay chùi máu trên khóe miệng, than thở:
- Long Thanh Bình, mi ba mươi chín tuổi đầu mà vẫn là gái trinh,
người ta chỉ biết mi là một anh hùng mà không biết mi là đàn bà.
Mi đã uổng phí cả một đời.
Chị ho lên mấy tiếng dữ dội, hai vai nhô lên, mặt trắng nhợt,
rồi nôn ra một bụm máu. Kim Đồng tựa lưng vào cánh cửa, sợ đến
nỗi hồn xiêu phách lạc. Nước mắt chảy tràn khuôn mặt, trại
trưởng Long nhìn Kim Đồng đầy vẻ oán trách, lết bằng đầu gối đến
bên giường, cầm khẩu súng lục lên, tì đầu nòng vào huyệt thái
dương. Chính trong giờ phút chót ấy Kim Đồng nhận ra tư thế hấp
dẫn của người đàn bà. Cánh tay duy nhất giơ lên để lộ một mảng
lông nách, eo thon và lẳn, cặp mông xẻ đôi tì trên hai gót chân.
Một cụm lửa vàng bùng lên trước mắt cậu, bụng dưới lạnh như băng
bỗng nóng ran vì máu dồn về. Chính lúc đó, vì tuyệt vọng đến cục
điểm, Long Thanh Bình bóp cò - nếu như trước đó chỉ một thoáng
chị nhìn Kim Đồng, thì sẽ không xảy ra bi kịch - Kim Đồng trông
thấy một cụm khói vàng ở chỗ tóc mai trại trưởng Long cùng với
một tiếng nổ trầm dục. Chị rùng mình một cái rồi đồ vật ra. Kim
Đồng chồm tới lật ngửa cái xác, cậu nhìn thấy một lỗ đen ngòm ở
thái dương, viền lỗ rách bươm dính đầy thuốc súng, máu rỉ ra ở
tai dính nhơm nhớp trên tay cậu. Đôi mắt chị vẫn mở, ánh mắt đầy
vẻ ai oán, làn da trên ngực vẫn rung rung như mặt hồ trước cơn
gió nhẹ...
Với một nỗi xót xa cùng cực, Kim Đồng ôm chầm lấy chị và thỏa
mãn nguyện vọng của chị trước khi cơ thể chị mất cảm giác. Khi
cậu mệt mỏi rời khỏi cơ thể chị, mắt chị sáng rục lên rồi tắt
ngấm, mi mắt từ từ khép lại. Kim Đồng nhìn cái xác của trại
trưởng Long, cảm thấy trong đầu hoàn toàn trống rỗng. Bên ngoài
mưa như trút nước, cậu trông thấy những làn nước trắng đục, đợt
nọ kế tiếp đợt kia ùa vào trong buồng, nhận chìm thi thể chị và
từ từ nhận chìm cơ thể mình. |
|